Vì Sao thực Vật lại có sự biến Đổi theo độ cao

Nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, lại thừa hưởng lượng bức xạ dồi đào nên Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao đặc trưng cho chế độ nhiệt lãnh thổ vành đai nhiệt đới. So sánh một vài đặc trưng về nhiệt theo lãnh thổ cho thấy đồng bằng duyên hải thuộc vùng nhiệt đới điển hình, còn vùng núi cao trên 500m do hiệu ứng giảm nhiệt độ theo độ cao mà một số đặc trưng về nhiệt không đạt tiêu chuẩn nhiệt đới. Điều đó chứng tỏ chế độ nhiệt của Thừa Thiên Huế không những thay đổi theo mùa do tác động của hoàn lưu khí quyển, mà còn phân hóa theo vị trí, đặc điểm độ cao địa hình.

* Phân bố nhiệt độ theo không gian:

Nhiệt độ trung bình năm ở lãnh thổ giảm từ Đông sang Tây, nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 25°C ở đồng bằng và gò đồi thấp hơn 100m giảm xuống 20 - 22°C khi lên cao 500 - 800m và dưới 18°C tại núi cao trên 1.000m. Song song với quá trình giảm nhiệt độ trung bình năm theo độ cao cũng xảy ra hiện tượng giảm tổng nhiệt độ năm. Số liệu tính toán cho thấy tổng nhiệt độ năm đạt 8.500 - 9.000°C tại những nơi thấp hơn 100m, 8.000 - 8.500°C ở khu vực với độ cao 100 - 500m và dưới 8.000°C trong vùng núi cao trên 500m. Suất giảm nhiệt độ còn phụ thuộc vào cả mùa và hướng địa hình, trong đó suất giảm nhiệt độ ở các sườn núi đón gió và trong các tháng mùa đông thường bé hơn ở các sườn núi khuất gió và vào mùa hè. Suất giảm nhiệt độ trung bình năm là 0,6 - 0,65°C /100m.

Về mùa đông nhiệt độ trung bình tháng 1 [lạnh nhất] từ 20°C ở đồng bằng duyên hải giảm xuống 17 - 18°C trên vùng núi với độ cao 400 - 600m và xấp xỉ 16°C trong vùng núi cao hơn 800m. Khi gió mùa Đông Bắc tràn về nhiệt độ thấp nhất ở đồng bằng có thể xuống dưới 10°C và tại vùng núi cao dưới 5°C. Trong mùa hè vào các tháng nóng nhất tháng 6, 7 nhiệt độ trung bình lên đến 28 - 29°C trên vùng đồng bằng duyên hải, thung lũng giữa gò đồi và 24 - 25°C tại vùng núi. Khi có gió mùa Tây Nam khô nóng nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40 - 41°C ở đồng bằng duyên hải, thung lũng giữa gò đồi và 37 - 38°C trên lãnh thổ núi cao.

* Phân bố nhiệt độ theo thời gian:

Ở Thừa Thiên Huế biến trình nhiệt độ hàng năm thuộc dạng biến trình nhiệt đới gió mùa với một cực đại mùa hè [tháng 6 hoặc tháng 7] và một cực tiểu về mùa đông [tháng 1]. Cực tiểu tháng 1 thường có nhiệt độ trung bình 20°C ở đồng bằng, dưới 18°C nơi có độ cao trên 400m. Cực đại xảy ra trong tháng 6 hoặc 7 với nhiệt độ trung bình trên 29°C ở đồng bằng và 25°C tại vùng núi cao trên 500m.

* Diễn biến của nhiệt độ:

Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng mùa đông lớn hơn biên độ dao động nhiệt độ mùa hè, trong đó chênh lệch nhiệt độ lớn nhất giữa các tháng gần nhau cũng không vượt quá 3°C. Từ tháng 11 đến tháng 12 nhiệt độ giảm nhanh nhất, còn từ tháng 3 đến tháng 4 nhiệt độ tăng nhanh hơn. Diễn biến nhiệt độ lớn nhất thường rơi vào thời kỳ chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam và ngược lại. Biên độ năm của nhiệt độ [chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất] cũng giảm theo độ cao mặt đất, thường dao động trong khoảng từ 9 - 10°C ở đồng bằng duyên hải xuống tới 8°C tại vùng núi, thấp hơn các tỉnh phía Bắc và cao hơn các tỉnh phía Nam. Ngoài ra, nơi nào chịu ảnh hưởng gió mùa đông Đông Bắc, gió mùa hè Tây Nam khô nóng thì biên độ năm của nhiệt độ còn lớn hơn.

Biến đổi nhiệt độ ngày [24 giờ] được gọi là biên độ ngày của nhiệt độ, trong đó nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra lúc 5 - 6 giờ sáng, nhiệt độ cao nhất xuất hiện vào 12 - 14 giờ. Nói chung về mùa hè và vùng núi biên độ nhiệt độ ngày lớn hơn biên độ nhiệt độ ngày của mùa đông và đồng bằng duyên hải. Biên độ nhiệt độ ngày mùa hè ở A Lưới, Nam Đông đạt tới 10 - 12°C và cao hơn Huế 3 - 4°C, còn về mùa đông biên độ nhiệt độ ngày tại A Lưới , Nam Đông giảm xuống 6 - 8°C và cao hơn Huế 2 - 3°C. Nếu xem mùa lạnh là thời khoảng có nhiệt độ trung bình ổn định dưới 20°C và mùa nóng là thời kỳ có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25°C thì ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có mùa lạnh, nhưng không kéo dài như các tỉnh phía Bắc. Mùa lạnh kéo dài dưới 1 tháng [ngày 15/6 - 15/1] trên đồng bằng duyên hải [Huế], 1 - 1,5 tháng [ngày 12/12 - 22/1] ở Nam Đông và 4 tháng [ngày 6/12 - 7/3] ở A Lưới. Mùa nóng ở đồng bằng duyên hải [Huế] và thung lũng giữa gò đồi [Nam Đông] kéo dài 6 - 6,5 tháng [ngày 2-5/6 - 2 - 16/10], còn tại vùng cao trên 500m [A Lưới, Bạch Mã] hầu như không có mùa nóng, khí hậu mát mẻ quanh năm.

Từ những dẫn liệu trên, về cơ bản Thừa Thiên Huế thuộc khí hậu nóng, tuy nhiên vẫn tồn tại những thời kỳ trong năm nhiệt độ xuống quá thấp hoặc tăng quá cao. Cực trị của nhiệt độ đó không những bị độ cao địa hình chi phối mà còn phụ thuộc vào điều kiện mặt đệm, nhất là lớp phủ thực vật. Nơi nào lớp phủ thực vật dày nhiệt độ cực đại thấp hơn và nhiệt độ cực tiểu cao hơn so với những nơi đất trống đồi núi trọc. Vào mùa đông nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối [Tmin] có thể xuống dưới 5°C trên vùng núi cao, dưới 10°C ở đồng bằng duyên hải, thung lũng Nam Đông. Về mùa hè, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối [Tmax] có thể lên tới 40 - 41°C ở đồng bằng và vùng núi thấp và 38 - 89°C trên vùng núi.

Chênh lệch nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tuyệt đối lên tới 32 - 35°C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối thường trùng vào thời kỳ đầu gió mùa Tây Nam khô nóng, có tần suất 70 - 80%. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chủ yếu xảy ra lúc có gió mùa Đông Bắc, vào các tháng 1 - 2 chiếm tần suất gần 80%, đôi lúc cả trong tháng 12 hoặc tháng 3 với tần suất 8 -14%. Tuy số lần và thời gian xuất hiện các cực trị nhiệt độ trong năm không lâu, nhưng vẫn ảnh hưởng và gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.

Tóm lại, chế độ nhiệt ở Thừa Thiên Huế có mấy đặc điểm nổi bật dưới đây:

Nền nhiệt độ khá cao nhưng không đồng nhất theo thời gian và lãnh thổ. Nhiệt độ thấp vào mùa đông, cao về mùa hè và giảm dần từ đồng bằng lên miền núi. Đồng bằng duyên hải có khí hậu nóng với biến trình dạng nhiệt đới điển hình. Biến trình dạng nhiệt đới này rất thuận lợi cho cây trồng thực hiện nhiều vòng sinh trưởng trong năm.

Mùa lạnh chỉ tồn tại ở miền núi, còn ở đồng bằng duyên hải thời gian lạnh không kéo dài, nhưng vẫn làm giảm nhiệt độ đáng kể. Số ngày rét đậm không nhiều, nhưng thời tiết âm u kéo dài trong thời kỳ lúa trổ vẫn là một trong những nguyên nhân gây mất mùa vụ Đông Xuân.

Chế độ nhiệt biến động mạnh, biên độ nhiệt ngày cũng như biên độ nhiệt độ năm khá cao. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40 - 41°C trên đồng bằng và vùng núi thấp, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối hạ xuống dưới 5°C ở vùng núi và dưới 10°C tại vùng đồng bằng duyên hải đang đặt ra nhu cầu cấp bách trong chống nóng mùa hè và chống rét mùa đông.

Khí hậu vùng núi trung bình Bạch Mã, A Lưới luôn luôn mát mẻ, rất thích hợp cho du lịch, nghỉ mát trong mùa hè.

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên

[Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005]

Video liên quan

Chủ Đề