Vì sao trung đông luôn bất ổn

Trung Đông những ngày gần đây là một nơi hỗn loạn, với các cuộc nội chiến, các cuộc biểu tình rộng khắp, đọ súng xuyên biên giới, nổi loạn có vũ trang, đánh bom xe...

TIN BÀI LIÊN QUAN:
Iran đã lách cấm vận của Mỹ như thế nào?
Tổng thống Ai Cập hứng "búa rìu" tứ phía
Đáp trả Palestine, Israel xây hàng nghìn nhà định cư


Biểu tình phản đối Tổng thống Mohammed Mursi ở Quảng trường Tahrir, Cairo. Trung Đông không chịu thừa nhận rằng Mỹ đã quyết định chuyển hướng sang châu Á. Khu vực này từ chối bước ra khỏi ánh sáng sân khấu. Những gì chúng ta chứng kiến ngày nay là bằng chứng cho thấy những quan điểm lâu đời trong khu vực - những thuyết âm mưu xưa cũ, những sự đơn giản hóa quá mức - là không đúng đắn. Các tuyên bố rằng thế giới chú ý đến khu vực chỉ bởi vì nơi đây có dầu lửa hoặc có chìa khóa giải quyết vấn đề ở Trung Đông liên quan đến Israel hóa ra đều là sai lầm.

Trung Đông vẫn tiếp tục giành sự chú ý của giới ngoại giao và các chuyên gia quân sự, tiếp tục khiến các nhà lãnh đạo trên thế giới phải thức đêm thức hôm, và sẽ vẫn là như vậy ngay cả khi nơi đây không có một giọt dầu nào, hoặc nếu xung đột giữa người Ảrập và người Do Thái không tồn tại.

Tại sao?

Trung Đông đứng ở vị trí trung tâm của các dòng chảy lịch sử và các hệ tư tưởng đối lập.

Những gì diễn ra ở đó đang tác động xuyên suốt các biên giới quốc gia và tràn qua các đại dương. Khi phần lớn mọi người đi dự lễ ở nhà thờ vào cuối tuần, hoặc cởi bỏ giày trước khi lên máy bay thì người ta làm điều đó bởi vì một ý tưởng nảy sinh từ Trung Đông.

Khu vực này đang rơi vào khủng hoảng do phải hứng chịu nạn tham nhũng tràn lan, lãnh đạo yếu kém, phân biệt đối xử với phụ nữ cùng nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng khác.

Các triết lý đối địch đang tranh giành vì tương lai - người Shiite cạnh tranh với người Sunny, những người chủ trương dân chủ phản đối các lãnh đạo độc tài, người Hồi giáo cố áp đảo những người đa nguyên còn các tín đồ Công giáo e ngại cho tương lai của mình. Đó mới chỉ là một vài nhân tố hun đúc nên các cuộc xung đột.

Những người ủng hộ dân chủ có thể đã trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng các chiến binh kiên quyết khác đang khao khát tạo ra các nhà nước chống phụ nữ, chống tự do và chống Mỹ. Ẩn ý của những lòng tin đó sẽ trở nên rõ ràng khi lịch sử hé mở. Chẳng hạn như cuộc chiến mới đây ở Gaza, các diễn biến thu hút dư luận ở Ai Cập, chiến dịch trấn áp ở Syria, đánh bom liên tiếp tại Iraq, hay nỗ lực nâng vị thế của người Palestine tại Liên Hợp Quốc.

Ai Cập

Đường phố ở Cairo ngập tràn nỗi tức giận chống lại Tổng thống Mohammed Mursi, người đã gây bất ngờ cho người dân Ai Cập - và cả Nhà Trắng - khi thông báo ông sẽ nắm giữ các quyền mà nhiều người xem như sự trở lại của một chế độ độc tài. Người biểu tình lo ngại về một cuộc thâu tóm quyền lực của lực lượng Tình Anh em Hồi giáo.

Mursi khẳng định quyết định của ông là cần thiết và chỉ mang tính tạm thời. Cuối cùng thì người ta cũng sẽ thấy ai đúng ai sai. Câu trả lời sẽ giúp định ra một tương lai dân chủ ở thế giới Ảrập, nơi Ai Cập dẫn đầu các xu hướng văn hóa, chính trị và hệ tư tưởng. Đó là lý do khi người Ai Cập nhận lửa từ làn sóng nổi dậy ở Tunisia cách đây 2 năm, các nhà lãnh đạo cố chấp trong khu vực đều phải lo sợ. Tất cả các thủ đô ở phương Tây đều phải đánh giá lại các liên minh chiến lược của mình.

Iran

Mỹ có thể muốn tập trung vào châu Á, nhưng nước này không thể thôi lo lắng về Iran. Một số người sẽ cho rằng lo ngại đó chẳng qua là về dầu lửa, nhưng Mỹ có thể vẫn mua dầu từ một Iran có vũ khí hạt nhân. Obama, và thế giới, lo ngại chương trình hạt nhân của Iran sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở khu vực bất ổn nhất về chính trị của hành tinh này.

Hôm 28/11, Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran tuyên bố nước này sẽ đẩy nhanh tốc độ làm giàu uranium, bất chấp các lệnh cấm vận nặng nề của quốc tế.

Trong khi đó, các nhà chức trách Mỹ cảnh báo Tehran đang tìm kiếm các cách thức để chuyển vũ khí sang cho phong trào Hồi giáo Palestine Hamas ở Gaza, chỉ vài ngày sau khi Washington giúp dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel.

Israel và Palestine

Cuộc xung đột này vẫn là một điểm nhức nhối của khu vực và là một thách thức đối với ảnh hưởng của Mỹ.

Chính quyền Palestine gửi đề nghị lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và đã được bỏ phiếu nâng cấp tư cách nhà nước tại tổ chức lớn nhất thế giới này.

Israel ngay lập tức tuyên bố mở rộng khu định cư Do Thái bất chấp phản đối từ nhiều nước.

Syria

Ở Syria, khoảng 40.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ nhỏ đã chết vì nội chiến. Quân nổi dậy đang giành được các lợi thế trong chiến dịch lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, phương Tây, trong đó có Mỹ, lo ngại về những gì sẽ xảy đến sau khi Assad sụp đổ.

Phe đối lập có nhiều người tiến bộ ủng hộ dân chủ nhưng cũng gồm không ít kiểu ý thức hệ khác, từ người Hồi giáo ôn hòa tới những kẻ cực đoan muốn Syria trở thành một phần của Thể chế Đế vương Hồi giáo siêu quốc gia.
Sẽ tốt đẹp nếu một tổng thống Mỹ có thể quyết định khu vực nào sẽ thu hút sự chú ý của ông. Nhưng đây là Trung Đông, và dù thích hay không, khu vực này vẫn cứ nằm ở hoặc gần phần trên cùng của nghị trình.

Thanh Hảo [Theo CNN]

Trong một năm thế giới chứng kiến nhiều thay đổi sâu sắc, Trung Đông, khu vực vốn thường xuyên bất ổn, dường như cuối cùng cũng bước sang trang mới. Nỗ lực ngoại giao để xóa đi những rạn nứt kéo dài giữa các "kình địch" trong khu vực đã mang lại kết quả. Từ một tâm điểm bạo lực của khu vực, Iraq giờ trở thành bên trung gian cho các cuộc đàm phán hiếm hoi giữa hai đối thủ cũ Arab Saudi và Iran.

Vượt qua những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch và bốn năm hỗn loạn dưới nhiệm kỳ tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều quốc gia Trung Đông cho thấy khu vực này không thể tiếp tục kéo dài tình trạng xung đột như trước. Tuy nhiên, khi năm 2021 dần khép lại và các nước trong khu vực tăng tốc nỗ lực ngoại giao, một vết nứt địa chính trị khác lại xuất hiện.

"Trung Đông đã trở thành đấu trường chính trị, kinh tế mới của Mỹ và Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực của khu vực nhằm tránh mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường", Tamara Qiblawi, nhà phân tích của CNN, cho hay.

Anwar Gargash, cố vấn ngoại giao của lãnh đạo Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất [UAE], gần đây bày tỏ cảm giác thất vọng về cuộc đối đầu Mỹ - Trung, dấu hiệu cho thấy nỗi lo lắng của giới lãnh đạo Trung Đông trước cuộc cạnh tranh gay gắt này.

"Điều chúng tôi lo lắng là ranh giới giữa cạnh tranh Mỹ - Trung và cuộc Chiến tranh Lạnh mới rất mỏng manh", Gargash nói trong bài phát biểu tại Viện các quốc gia Arab vùng Vịnh ở Washington tuần trước. "Là một nước nhỏ, chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, nhưng lại không có khả năng tác động tới cuộc cạnh tranh này bằng bất kỳ cách nào, dù là tích cực".

Từ trái qua: Ngoại trưởng Israel Yair Lapid, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng UAE Sheikh Abdullah bin Zayed al-Nahyanin trong cuộc họp báo ở Washington, Mỹ hồi tháng 10. Ảnh: Reuters.

Gargash xác nhận thông tin rằng UAE, đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực, đã đóng cửa một cảng Trung Quốc xây gần Abu Dhabi, sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh sử dụng địa điểm này như một căn cứ quân sự. Ông nói rõ rằng UAE dù ngoài mặt đồng tình với tình báo Mỹ, nhưng thực sự không đồng ý với đánh giá của Washington về bản chất cơ sở này. Abu Dhabi chỉ đơn giản không muốn làm mếch lòng đồng minh chiến lược Washington.

Tuy nhiên, Mỹ không phải lúc nào cũng chiến thắng trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở UAE. Vài ngày sau phát biểu của Gargash, Abu Dhabi đã có động thái có thể khiến Mỹ "phật lòng", khi dọa đình chỉ hợp đồng mua tiêm kích F-35 trị giá gần 24 tỷ USD.

Mỹ từng yêu cầu UAE loại thiết bị của tập đoàn Huawei khỏi mạng viễn thông nước này như một điều kiện để xúc tiến thương vụ bán F-35. Washington nói rằng công ty công nghệ Trung Quốc tiềm ẩn những rủi ro đối với hệ thống vũ khí của Mỹ, đặc biệt đối với F-35, loại máy bay được Washington mệnh danh là "viên ngọc quý".

Abu Dhabi không đồng ý với điều kiện đó. Một quan chức UAE cho biết sau khi "cân nhắc thiệt hơn", họ quyết định tiếp tục làm ăn với Huawei và sẵn sàng từ bỏ thương vụ F-35.

Trong khi giới chức Mỹ tìm cách khẳng định thương vụ chưa bị đổ bể, UAE đã thể hiện quan điểm rõ ràng rằng họ không có ý định luôn nhượng bộ yêu cầu của Mỹ liên quan tới Trung Quốc. Họ cũng bác bỏ quan điểm của Washington rằng các thỏa thuận thương mại của Bắc Kinh thường được sử dụng như vỏ bọc cho hoạt động quân sự.

Sự kiện này có thể mở ra một trang mới cho UAE và cả khu vực Trung Đông, nơi các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, trong khi vị thế của Mỹ dần suy giảm.

Trung Đông từng rung chuyển bởi nhiều căng thẳng địa chính trị kể từ khi các cường quốc phương Tây xem khu vực giàu tài nguyên này là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của họ từ cách đây hơn một thế kỷ.

Bạo lực bùng phát dữ dội trong thập niên 2010, khi chiến tranh bùng phát ở bốn quốc gia trong khu vực, gồm Syria, Yemen, Lybia và Iraq, cũng như tình trạng bạo lực dai dẳng giữa Israel và dân quân Palestine.

"Đó cũng là giai đoạn chứng kiến thay đổi chính trị quan trọng, khi Mỹ giảm dần mối quan tâm với Trung Đông và tập trung nhiều hơn vào ứng phó Trung Quốc", nhà phân tích Qiblawi cho biết, thêm rằng điều này đã tạo ra một "khoảng trống quyền lực" ở Trung Đông.

Trong giai đoạn đó, Trung Quốc, quốc gia từng không được chào đón ở Trung Đông, đã dần mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Bắc Kinh thiết lập quan hệ đối tác kinh tế diện rộng với những nước như Arab Saudi và Iran, đồng thời xây dựng chỗ đứng vững chắc trong các nền kinh tế vốn là đối tác thương mại mạnh mẽ như UAE.

Bắc Kinh luôn đứng ngoài các cuộc xung đột ở khu vực, nhưng cũng nhanh chóng biến Trung Đông thành một phần quan trọng của Sáng kiến Vành đai và Con đường, tham vọng cơ sở hạ tầng lớn kết nối Đông Á với châu Âu do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Trên hết, Bắc Kinh đang tạo ra cơ hội để lấp chỗ trống trong trường hợp Mỹ rời đi.

"Đây là kịch bản một cường quốc có sức ảnh hưởng vượt trội dường như đang rời đi và sau đó bạn có Trung Quốc, một đối tác thương mại hàng đầu", Jonathan Fulton, thành viên cấp cao Hội đồng Đại Tây Dương, nói. "Khu vực này giờ giống như một đấu trường cạnh tranh. Mọi thứ có vẻ sẽ đi theo hướng này".

Giới phân tích cho rằng nếu Washington buộc Trung Đông phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, câu trả lời sẽ rất rõ ràng. Bạn bè của Mỹ trong khu vực không muốn đối đầu với sự giận dữ của siêu cường này, nhất là khi hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Đông vẫn rất lớn. Nhưng dần dần, các nước khu vực có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài nghiêng về Trung Quốc, ngay cả khi phải đối mặt với nỗi tức giận từ Mỹ.

Fulton nhận định cán cân của khu vực nghiêng về Trung Quốc là "quy luật tự nhiên" và là điều mà thế giới sẽ chứng kiến trong thế kỷ tới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình [phải] và Thái tử Abu Dhabi Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan tại Bắc Kinh hồi tháng 7/2019. Ảnh: AP.

Bình luận viên Qiblawi cho rằng điểm yếu chính của Mỹ trong cuộc đấu với Trung Quốc tại Trung Đông là Washington không đưa ra được lựa chọn phù hợp để thay thế các thỏa thuận hấp dẫn của Bắc Kinh.

Khi Lebanon lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2020, Mỹ gây áp lực buộc Beirut không để Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng suy tàn của nước này. Đại sứ Mỹ Dorothy Shea khi đó cảnh báo nguy cơ "bẫy nợ" của Trung Quốc. Chính phủ của thủ tướng Hassan Diab khi đó đã đồng ý với Mỹ, nhưng Washington lại từ chối phần lớn đề xuất hợp tác của Beirut.

"Áp lực của Mỹ đã tăng trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi Sáng kiến Vành đai và Con đường bắt đầu vào năm 2013", Tin Hinane El Kadi, thành viên tại viện nghiên cứu Chatham House, nói. "Tuy nhiên, trong lĩnh vực chính trị quốc tế, bạn chỉ có thể gây áp lực với quốc gia khác khi bạn có ảnh hưởng thực sự cũng như sẵn sàng đưa ra thỏa thuận thay thế".

Ông thêm rằng nếu Mỹ muốn gây áp lực và thắng trong cuộc chiến giành ảnh hưởng tại Trung Đông, Washington phải ngừng đưa ra những tuyên bố rời rạc, "công bố những dự án thực sự và tung ra một số tiền lớn" trên bàn đàm phán.

Nếu Mỹ không làm được điều đó, Trung Quốc sẽ ngày càng "bén rễ sâu" tại Trung Đông và nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng. Những quốc gia từng bị xung đột tàn phá sẽ nghiêng về những lựa chọn mang lại lợi ích kinh tế của họ, theo Qiblawi.

"Hiện tại Mỹ có thể gây sức ép để các nước lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh dù với rất ít đòn bẩy, nhưng sẽ rất tốt nếu các quốc gia Trung Đông có nhiều lựa chọn hơn, tiếp cận được nhiều khoản vay hơn", Kadi nói. "Điều đó có thể hữu ích cho Trung Đông và sự ổn định của các quốc gia trong khu vực".

Thanh Tâm [Theo CNN]

Video liên quan

Chủ Đề