Viên đa vi chất là gì

Giáo sư Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế: Thiếu vi chất đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ từ khi trong bụng mẹ đến lứa tuổi học đường…

Từ khẩu phần ăn hàng ngày…

Giáo sư Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế, trong bài phát biểu nhân Ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2019 đã nhấn mạnh: Thiếu vi chất đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ em từ khi trong bụng mẹ đến lứa tuổi học đường. Đó là những dưỡng chất nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn "vàng".

Theo Báo cáo của Viện Dinh dưỡng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, song tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm vẫn còn ở mức cao [24,3%] và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao khiêm tốn của thanh niên Việt Nam hiện nay.

GS.TS Lê Danh Tuyên - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng: Khẩu phần ăn người dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là trẻ em, đều không cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể

"Người Việt thường thiếu hụt vitamin A, vitamin D, kẽm, sắt, canxi, thiếu đa vi chất. Kết quả điều tra năm 2014-2015 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy tỉ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ dưới 5 tuổi là 13%; 80,3% phụ nữ có thai; 63,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ; 69,4% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm và đến 45% trẻ 6-12 tháng tuổi thiếu máu" - Phó giáo sư, bác sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết.

Những thiếu hụt đó làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ em cũng như khả năng sinh sản, năng suất lao động ở người lớn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Tạp chí Y khoa hàng đầu Lancet, là do khẩu phần ăn của người dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là trẻ em, đều không cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể.

Nếu vi chất dinh dưỡng không được bổ sung đúng mức, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ

"Với những quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí nghiêm ngặt về dinh dưỡng đảm bảo cung cấp vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về việc sử dụng vi chất trong sản phẩm sữa"

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến

Nên lựa chọn thực phẩm tăng cường vi chất

Nhiều phụ huynh ở khu vực thành thị và nông thôn đều hiểu khá mơ hồ về tầm quan trọng của vi chất, thậm chí không ít người còn nghĩ rằng bổ sung thêm vi chất sẽ làm mất đi sự nguyên chất cũng như sự an toàn của thực phẩm đó.

Phó Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng quốc gia Trần Khánh Vân khẳng định các vi chất được bổ sung trong sữa học đường hoàn toàn phù hợp với mức khuyến nghị dinh dưỡng dành cho người Việt Nam và rất cần thiết để cải thiện tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em. Hàm lượng các vi chất bổ sung trong sữa cũng nằm trong hàm lượng mà Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị, phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi.

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của lứa tuổi học đường

Trên thế giới nhiều nước đã thực hiện từ rất lâu việc tăng cường vi chất vào thực phẩm. Tại Việt Nam, không chỉ sữa mà nhiều sản phẩm khác cũng được bổ sung các vi chất. Việc bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất ngoài 3 loại vi chất bắt buộc là sắt, vitamin D và canxi không làm thay đổi chất lượng mà còn làm tăng chất lượng của sữa.

Giáo sư Lê Danh Tuyên - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lưu ý người dân nên lựa chọn các thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày như: muối tăng cường Iốt, bột mì tăng cường sắt kẽm hoặc các thực phẩm có thành phần nguyên liệu có tăng cường vi chất dinh dưỡng này, dầu ăn tăng cường vitamin A… và trẻ em sử dụng sữa tăng cường đa vi chất sẽ có lợi hơn cho sự tăng trưởng và phát triển.

Nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, ngày 8-7-2016 Chính phủ đã ban hành quyết định 1340/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình sữa học đường. Đến tháng 8-2019, đã có 13 tỉnh/thành trên cả nước triển khai chương trình này.

MỘC MIÊN

Trong buổi hội thảo mang tên Kiến thức dinh dưỡng và sức khỏe cho phụ nữ mang thai, bác sĩ Nhung cho biết, theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới [WHO] có tới 30% phụ nữ trên thế giới thiếu máu do thiếu sắt và sẽ nguy hiểm nếu người phụ nữ thiếu sắt khi mang thai. Điều này dễ gây tử vong sản phụ khi sinh nở hoặc trẻ sinh ra bị thấp còi [nguyên nhân của các bệnh đái tháo đường, béo phì, tim mạch... về sau].

Do đó, bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai là chiến lược trong năm của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia. Tuy nhiên, bác sĩ Nhung nhấn mạnh, nếu bà bầu bổ sung sắt cùng với Vitamin A thì hiệu quả giảm thiếu máu rõ rệt và an toàn hơn.

Tiến sĩ Bùi Thị Nhung thuyết giảng tại hội thảo.

Ngoài sắt, canxi cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình tạo xương cho trẻ. Để hấp thụ canxi tốt, đồng thời, quá trình tạo xương thuận lợi, bà bầu nên bổ sung canxi cùng với magie và vitamin D. Magie là chất liên quan mật thiết với canxi, do đó, trong quá trình bổ sung canxi, bà bầu chú ý tăng thêm 100 mg magie mỗi ngày.

Quảng cáo

Cũng trong phần thuyết giảng, tiến sĩ Nhung cho biết, vẫn đề cấp bách của thế kỷ 21 là tình trạng thiếu vitamin D. Vitamin D được tổng hợp qua da nhờ ánh nắng mặt trời, nhưng hiện nay, ngay cả ở các nước có nhiều ánh nắng thì tỷ lệ thiếu vitamin D vẫn cao. Vitamin D lại có tác dụng tăng hiệu quả tạo xương khi bổ sung cùng canxi nên một lượng 400 UI vitamin D một ngày là cần thiết cho bà bầu.

Như vậy, các vi chất thiết yếu cho bà bầu kể trên đều liên quan mật thiết, tương tác đến nhau trong quá trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Chưa kể, đa phần các thai phụ đều thiếu nhiều vi chất cùng một lúc chứ không thiếu một vi chất đơn thuần. Tiến sĩ Nhung cho biết, hiện Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nghiên cứu và hợp tác bào chế các sản phẩm theo hướng viên uống đa vi chất.

Viên đa vi chất Fecafovit hỗ trợ cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho bà mẹ mang thai.

Quảng cáo

Bác sĩ Nhung cũng đề cập đến vấn đề cân nặng ở trẻ sơ sinh và những quan niệm cùng thói quen chưa đúng của người Việt. Nhiều người cho rằng đứa trẻ sinh ra cân nặng, mũm mĩm thì khỏe mạnh. Tuy nhiên, các tài liệu khoa học chỉ ra rằng trẻ sơ sinh nên có cân nặng từ 3 đến 3,2 kg. Những đứa trẻ cân nặng nhiều hơn 3,5 kg sẽ có nguy cơ béo phì hoặc bị bệnh đái tháo đường về sau. Bên cạnh quan niệm không đúng trên là thói quen ăn nhiều gạo trắng thậm chí là gạo đánh bóng làm mất đi lượng vitamin B đáng kể. Điều này sẽ ảnh hướng lớn tới sự phát triển của trẻ.

Một vi chất nữa mà các bà mẹ thường không để ý bổ sung ngay khi mang thai đó là kẽm. Kẽm là thành phần cấu tạo nên enzyme. Thiếu kẽm trẻ sẽ thấp còi, thiểu năng chính vì vậy ngay từ khi mang thai cho đến giai đoạn cho con bú, bà bầu cần bổ sung kẽm để em bé được phát triển tốt nhất.

Liên quan đến bổ sung vi chất, bà bầu cần chú ý là bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính và thứ hai là một chế độ vận động cần thiết. Đảm bảo được 2 yếu tố trên, bà bầu sẽ khỏe mạnh và sinh ra những em bé không quá nặng cũng không quá nhẹ cân.

Hội thảo Kiến thức dinh dưỡng và sức khỏe cho phụ nữ mang thai được tổ chức bởi chuyên trang dinh dưỡng của báo điện tử VTC NEWS và nhãn hàng Fecafovit, diễn ra vào sáng ngày 24/4 tại khách sạn Deawoo, Hà Nội. Buổi hội thảo có phần thuyết trình về dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ mang thai của tiến sĩ Bùi Thị Nhung và Phó giáo sư, tiến sĩ Đặng Thị Minh Nguyệt cùng sự tham dự của hơn 300 dược sĩ, bác sĩ, nhà thuốc tại Hà Nội.

Mai Thương

Fecafovit là một viên uống đa dưỡng chất cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho bà mẹ mang thai bao gồm các dưỡng chất quan trọng nhất: Sắt siêu phân tử Polymaltose 30 mg, Vitamin A 200 UI; Nano canxi 200 mg, Magie 50mg và Vitamin D3 200 UI.

[Nguồn: Công ty TNHH Thiết bị Y tế và Dược phẩm Minh Phát]

SG003317

Video liên quan

Chủ Đề