Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ sự phát triển kinh tế của ấn Độ

Bài học từ Ấn Độ

13/04/2011 10:39 -

Cuối tháng 3 năm 2011 tôi có dịp thăm hai cơ sở nghiên cứu của Ấn Độ: Tata Institute for Fundamental Research [Viện nghiên cứu cơ bản Tata - TIFR] ở Mumbai và Indian Institute of Science  [Viện khoa học Ấn Độ] ở Bangalore. Khi được mời, tôi nhận lời ngay vì Ấn Độ là tổ quốc của nhiều người tôi rất khâm phục, trong đó có Subrahmanyan Chandrasekhar, nhà vật lý được giải Nobel năm 1983 cho công trình về sự tiến hóa của các vì sao, và Mahatma Gandhi, cha đẻ của nước Ấn Độ độc lập. Tôi  học hỏi được thêm nhiều qua chuyến đi này.

Sự phát triển kinh tế của Ấn Độ có phần nào giống của Việt Nam. Từ độc lập đến khoảng 1990 họ theo mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhưng từ khoảng 1990 đến nay Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế và hiện nay nước này là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Hiện nay GDP trên đầu người của Ấn Độ vẫn còn rất thấp [theo thống kê của IMF, World Economic Outlook Database 2010, thì chỉ nhỉnh hơn Việt Nam một chút], nhưng nền khoa học của họ rất phát triển.

Cảm giác của tôi khi thăm viện TIFR là sự chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường có lẽ đã diễn ra khá thuận lợi đối với Viện này. Những tòa nhà kiểu khu tập thể xây những năm 60-70 ở Nga và Việt Nam tồn tại một cách hài hòa bên cạnh các công trình kiến trúc hiện đại.

Cuộc hội thảo tôi tham gia ở TIFR chỉ có ba ngày nhưng đã lôi kéo được nhiều nhà khoa học ở Mỹ và Anh. Nhiều người trong số họ [phần lớn không phải là gốc Ấn Độ!] trước đây đã là postdoc ở TIFR. TIFR lôi kéo được nhiều postdoc phương Tây: thường họ ở đây dưới một năm, sau khi tốt nghiệp PhD và trước khi làm postdoc ở nơi khác. Nhưng chỉ mấy tháng ở Ấn Độ cũng đủ làm cho họ gắn bó nhiều với đất nước này.

Khoa học cơ bản ở Ấn Độ có uy tín cao trong xã hội trước khi “đổi mới”. Có lẽ ở Việt Nam trước đây cũng đã từng như vậy. Nhưng ở Việt Nam, sự mở của về kinh tế đi cùng với sự giảm sút về uy tín của khoa học cơ bản. Nhiều doanh nhân Việt Nam nay không tin khoa học cơ bản là cần thiết, và phần lớn các sinh viên xuất sắc nhất cũng đi học các ngành khác. Tôi cảm thấy rằng, khác với ở Việt Nam, uy tín của khoa học cơ bản ở Ấn độ không những không giảm sút khi kinh tế của họ chuyển sang kinh tế thị trường, mà còn tăng lên. Khi tôi sang Ấn Độ, nhiều người nói với tôi là tinh thần của những người làm khoa học ở đó cao hơn bao giờ hết, cả vì lương của họ mới được tăng đáng kể và cả vì chính phủ đang đầu tư mạnh mẽ vào khoa học. Cảm giác chung khi gặp giới khoa học ở đây là họ lạc quan về tương lai, “ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay”, một cảm giác mà ở phương Tây không phải lúc nào cũng gặp.

Ở Bangalore tôi thăm Viện khoa học Ấn Độ [Indian Institute of Science]. Đây là một viện rất “tinh túy” với lịch sử 100 năm nghiên cứu và đào tạo trên đại học. Nhưng từ năm hoc 2011-2012 họ bắt đầu có chương trình đào tạo cấp đại học. Với chỉ tiêu nhận vào chỉ hơn 100, hiện nay họ đã có hơn 10000 học sinh nộp đơn! Một phần, chắc là do dân số Ấn Độ cao, nhưng sự quan tâm của công chúng vào các ngành khoa học cơ bản chắc chắn là rất đáng kể.


Con đường rợp bóng cây trong Viện khoa học Ấn Độ tại Bangalore


Theo báo chí Mỹ thì mức độ tham nhũng ở Ấn Độ rất cao. Tôi có hỏi một giáo sư Ấn Độ về vấn đề này. Dù khẳng định đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, nhưng ông vẫn lạc quan vì Tòa án Tối cao Ấn Độ là một cơ quan chống tham nhũng rất mạnh mẽ và cũng là một cơ quan rất có quyền lực. Cũng phải nhấn mạnh là Tòa Án ở Ấn Độ là một trong 3 nhánh độc lập của quyền lực. Điều này không khỏi làm tôi suy nghĩ. Muốn chống tham nhũng thì phải có cơ chế để chống, phải có cơ quan vừa độc lập, vừa có quyền và vừa muốn làm điều đó. Tôi mong vào một ngày không xa tôi cũng có thể nói một cách lạc quan như vậy về Việt Nam.

Tôi có nhận xét là người Ấn Độ về nước làm việc rất nhiều [sau khi ở nước ngoài], với lương thấp hơn nhiều lương họ được trả ở phương Tây. Trong khi đó, ở Trung Quốc có rất nhiều vị trí với lương cao ngang ở Mỹ, nhưng chỉ lôi kéo được những người gốc Trung Quốc về làm vài tháng trong một năm thôi, chứ họ không về hẳn [đó là quan sát trong ngành hẹp của tôi thôi]. Tôi có hỏi một giáo sư về vấn đề này, thì ông ta nói: đó là vì Ấn Độ có dân chủ. Câu trả lời của ông cũng làm tôi suy nghĩ nhiều. Đôi khi người ta nói dân chủ chỉ là một thứ mà khi kinh tế phát triển lên cao thì dân chúng mới đòi hỏi. Nhưng ở đây ta có một thí dụ rõ ràng về tầm quan trọng của dân chủ ở các nước còn đang ở mức phát triển thấp. Cũng có thể tưởng tượng được là trong cuộc sống hàng ngày thì chế độ chính trị có thể không quan trọng lắm, nhưng trong quyết định lâu dài của một con người, có ảnh hưởng đến tương lai của con cái người ta, thì điều này lại thành rất quan trọng. Tôi nghĩ là Trung Quốc bị thiệt thòi so với Ấn Độ về phương diện này, nhưng bù lại họ có rất nhiều tiền. Những gì diễn ra thời gian gần đây ở Việt Nam không khỏi làm tôi lo lắng. Tôi thấy con đường của Việt Nam giống Trung Quốc hơn Ấn Độ, nhưng tôi tự hỏi Việt Nam làm thế nào có được nhiều tiền như Trung Quốc để lôi kéo người về?

Nếu được hỏi điều gì Việt Nam cần học tập ở Ấn Độ nhất thì tôi sẽ chọn sự nghiêm túc và bài bản trong tổ chức khoa học của họ. Tôi được chứng kiến điều này qua Trung tâm quốc tế về các khoa học lý thuyết [International Center for Theoretical Sciences - ICTS], một viện mới sẽ đặt ở Bangalore. Viện này được xây dựng theo mô hình của Trung tâm quốc tế về vật lý lý thuyết [ICTP] ở Trieste, Ý và Viện Kavli về vật lý lý thuyết [KITP] ở Santa Barbara, Mỹ. Với mục tiêu là nơi giao tiếp giữa khoa học Ấn Độ và khoa học thế giới, và giữa các ngành khoa học ở Ấn Độ, nó sẽ đóng vai trò đưa khoa học Ấn Độ vào một thời kỳ mới, trong đó hợp tác quốc tế và liên ngành rất quan trọng. Việc quản lý Viện là trách nhiệm của một giám đốc và Ban quản lý gồm 12 thành viên; ngoài ra Viện còn nhận được sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của một Ban tư vấn quốc tế bao gồm 13 nhà khoa học kiệt xuất của thế giới.

Để kết thúc, tôi xin trích từ cuốn sách giới thiệu về Viện ICTS một số câu rất đáng suy nghĩ:

Chỉ có thể đánh giá nghiên cứu cơ bản bằng chuẩn mực thế giới. Sẽ chỉ bõ công làm nếu ta thêm được, dù chỉ một chút thôi, vào kho tàng kiến thức của nhân loại. – Homi Bhabha, nhà vật lý nổi tiếng người Ấn Độ.
[ “Fundamental research can only be judged by world standard. It is worthwhile only if one adds, in however small a way, to the sum total of human knowledge.”]

Một cơ sở khoa học, dù đó là một phòng thí nghiệm hay một viện hàn lâm, phải được chăm sóc tỉ mỉ như ta trồng cây… những cây nổi trội bao giờ cũng cần ít nhất 10 đến 15 năm. – Homi Bhabha
[“A scientific institution, be it a laboratory or academy, has to be grown with great care like a tree… and the few outstanding ones always take at least 10 to 15 years to grow.”]

Nếu một nước lơ là nghiên cứu cơ bản thì nước đó không tránh khỏi bị mất những nhà khoa học trẻ tài năng nhất cho các nước khác. Một nền khoa học khỏe mạnh cũng giống như một cái cây khỏe: không thể nào chặt rễ mà vẫn hy vọng cành mọc xum xuê. – David Gross, Nobel vật lý, là giám đốc viện KITP ở Santa Barbara và là một trong những người đóng góp nhiều ý tưởng cho viện ICTS.
[“If a country neglects basic research it is doomed to be always a follower and not a leader, and it will lose its most talented young scientists who will go elsewhere. Healthy science is like a healthy tree: you cannot destroy the roots and hope that the branches will flourish”]
---
*GS Vật lý, Đại học Washington, Mỹ

Chia sẻ
Tags:

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá chuyến thăm Ấn Độ ''có ý nghĩa chính trị quan trọng''

TTXVN
Đánh giá tác giả:
14:56 thứ năm ngày 16/12/2021
Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 15 đến 19-12 theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla và Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Venkaiah Naidu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí Ấn Độ, trong đó khẳng định chuyến thăm thể hiện sự coi trọng và mong muốn của Việt Nam và Ấn Độ trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước nói chung và quan hệ giữa các cơ quan lập pháp hai nước nói riêng. Dưới đây là toàn văn nội dung bài trả lời phỏng vấn.

Phóng viên: Chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Ấn Độ kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Xin ông cho biết ý nghĩa và mục đích của chuyến thăm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tại các nước và quan hệ quốc tế, khiến các quốc gia phải tìm kiếm những giải pháp và hành động kịp thời để ứng phó. Hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Ấn Độ, cũng đã bị ảnh hưởng.

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của tôi lần này tới Ấn Độ có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng. Trước hết, chuyến thăm nhằm đáp lại các lời mời của ngài Chủ tịch Thượng viện kiêm Phó Tổng thống Ấn Độ và ngài Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ, góp phần tích cực xây dựng và củng cố quan hệ cá nhân giữa chúng tôi nói riêng và lãnh đạo cấp cao hai nước nói chung. Thứ hai, qua chuyến thăm này, tôi muốn nối lại việc duy trì hoạt động trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao giữa hai nước sau các giai đoạn căng thẳng của đại dịch Covid-19, đồng thời, thể hiện sự coi trọng và mong muốn không chỉ của Việt Nam và mà còn của Ấn Độ trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước nói chung và quan hệ giữa các cơ quan lập pháp hai nước nói riêng.

Chuyến thăm này nhằm ba mục đích chính. Thứ nhất, tạo động lực mới cho quan hệ giữa hai nước, đồng thời là thời điểm để hai bên trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng - an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, giáo dục, y tế, hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ vắc xin, đóng góp thiết thực vào công cuộc chống đại dịch và phục hồi nền kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19. Thứ hai, chuyến thăm là cơ hội để hai nước tìm hiểu rõ hơn tình hình, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của mỗi nước trong thời gian tới. Thứ ba, đây là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên cùng quan tâm và tìm kiếm giải pháp cho các thách thức toàn cầu, đóng góp cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Phóng viên: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016. Xin ông cho biết đánh giá tổng quan về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ thời gian qua và phương hướng phát triển thời gian tới. Hai nước sẽ có những biện pháp nào để thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp lâu đời được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru tạo dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp và nuôi dưỡng để đơm hoa kết trái như ngày nay. Như các bạn đã biết, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Việt Nam năm 2016 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Đây là một bước ngoặt nâng cấp quan hệ lên một tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của lãnh đạo và nhân dân hai nước, cũng như để tương xứng với bề dày phát triển và tầm vóc của quan hệ song phương. Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ và rất vui mừng khi Ấn Độ cũng ưu tiên thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trong chính sách “Hành động hướng Đông” của mình.

Trong 5 năm qua, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đã không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều trụ cột hợp tác. Hai nước đang phối hợp chặt chẽ triển khai Chương trình hành động 2021-2023 nhằm đưa quan hệ ngày càng phát triển thực chất, hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực cho chính phủ và nhân dân hai nước. Mặc dù bị tác động bởi đại dịch Covid-19 trong hai năm qua, hai bên đã duy trì tiếp xúc cấp cao và các cấp và đã thông qua Tầm nhìn chung về hòa bình, thịnh vượng và người dân [tháng 12-2020]. Ấn Độ là một trong những nước Việt Nam có tần suất trao đổi đoàn cấp cao nhiều nhất, với 7 chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo hai nước trong 5 năm qua, trong đó có các chuyến thăm của Tổng thống và Thủ tướng Ấn Độ tới Việt Nam và các chuyến thăm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Việt Nam tới Ấn Độ. Quốc phòng và an ninh đã trở thành trụ cột quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các kế hoạch, chương trình hợp tác cụ thể, phong phú giữa các quân, binh chủng của hai nước.

Về thương mại - đầu tư, Ấn Độ đã trở thành một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng trung bình 20% hằng năm, đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua và có thể cán mốc 12 tỷ USD trong năm nay. Các lĩnh vực hợp tác truyền thống khác như giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân đã có những phát triển thực chất. Chính phủ Ấn Độ cũng đang hỗ trợ Việt Nam trùng tu, bảo tồn các nhóm tháp Chàm tại Mỹ Sơn, là biểu tượng của mối giao thoa văn hóa hàng nghìn năm giữa hai nước chúng ta. Đáng chú ý, hai nước đã mở các đường bay thẳng giữa hai thủ đô và các thành phố lớn của nhau. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong hai năm qua, Việt Nam và Ấn Độ cũng đã dành cho nhau sự hỗ trợ quý báu, cùng giúp nhau vượt qua đại dịch và phục hồi phát triển kinh tế. Việt Nam cũng đánh giá cao các dự án hỗ trợ phát triển, các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng mà Chính phủ Ấn Độ đang dành cho Việt Nam.

Hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Ấn Độ là một trong những kênh hợp tác quan trọng, hiệu quả và là một bộ phận cấu thành trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ. Hai bên duy trì trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động nghị viện và trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm, cũng như hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế. Quốc hội khóa XV đã thành lập Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ do ông Dương Thanh Bình, Trưởng ban Dân nguyện làm Chủ tịch nhóm.

Thời gian tới, hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm thiết thực, phong phú nhân dịp 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao song phương trong năm 2022, góp phần tăng cường hiểu biết về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ cho người dân hai nước. Cùng với đó là các hoạt động đoàn cấp cao và các cấp khác, các hội thảo, hội nghị, các sự kiện văn hóa và giao lưu nhân dân cũng sẽ được tổ chức tại các thành phố của hai nước nhân dịp này. Chính phủ và các bộ, ngành của Việt Nam và Ấn Độ sẽ tiếp tục phối hợp triển khai các Chương trình hành động và các văn kiện hợp tác mà hai bên đã ký kết trên nhiều lĩnh vực; thúc đẩy triển khai các chương trình hợp tác quốc phòng giữa các quân binh chủng hai nước; hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống và phòng, chống tội phạm, khủng bố… Lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư hứa hẹn sẽ là lĩnh vực rất tiềm năng thời gian tới khi Việt Nam đang kêu gọi những làn sóng đầu tư mới từ các tập đoàn của Ấn Độ trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo…

Tôi tin tưởng rằng, trong tương lai không xa, Ấn Độ sẽ trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục - đào tạo.

Về hợp tác Quốc hội, thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan lập pháp hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ song phương; tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là trong việc xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho việc phát triển kinh tế số và xã hội số; chia sẻ kinh nghiệm ban hành chính sách pháp luậtđể kịp thời hỗ trợ Chính phủ trong việc phòng, chống dịch bệnh và phục hồi sau đại dịch.

Phóng viên: Xin ông chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19? Những biện pháp trong thời gian tới để thúc đẩy, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Ấn Độ?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Như các bạn đã biết, đại dịch Covid-19 diễn ra trong gần 2 năm qua đã gây ra những tác động tiêu cực, sâu rộng và ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội không chỉ tại Việt Nam mà còn tại tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Đây là cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có tiền lệ, đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải có những biện pháp ứng phó kịp thời, quyết liệt nhưng cũng phải linh hoạt, vừa đểđối phó, giảm thiểu tác hại của dịch, đồng thời nhằm duy trì và phát triển kinh tế.

Hiện nay, Việt Nam đã chuyển trạng thái phòng, chống dịch Covid-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt để kiểm soát dịch bệnh gắn với phục hồi phát triển kinh tế trong trạng thái “bình thường mới”. Qua quá trình phòng, chống đại dịch, chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm.

Thứ nhất, là tiếp cận theo hướng toàn dân, người dân là trung tâm, là chủ thể, ngược lại, cũng huy động nhân dân tham gia phòng, chống dịch một cách chủ động. Huy động tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Thứ hai, là linh hoạt trong ứng phó, dù còn nhiều hạn chế, nhưng việc linh hoạt huy động quân đội và công an vào công tác phòng, chống dịch là một kinh nghiệm tốt.

Thứ ba, khi chưa đủ vắc xinđể ngăn chặn dịch bệnh, các chính sách an sinh xã hội đã góp phần giúp người dân an tâm, phối hợp cùng chính quyền chống dịch.

Thứ tư, là ngoài sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nước, Việt Nam cũng đã huy động sự giúp đỡ của quốc tế. Nhờ những nỗ lực đó, sau hainăm chống dịch, Việt Nam đã dần thích ứng và rút ra được những bài học như cách ly nhanh chóng, xét nghiệm khoa học, hiệu quả, tiết kiệm, an toàn và tốc độ, điều trị từ sớm, từ xa, từ cơ sở, giảm tỷ lệ tử vong. Ngay từ đầu, Việt Nam đã hình thành ra được công thức phòng, chống như: 5K + vắc xin, thuốc điều trị, các biện pháp điều trị, công nghệ, đặc biệt là đề cao ý thức của nhân dân.

Để tham gia và góp phần vào nỗ lực chung của Chính phủ và nhân dân trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, Quốc hội Việt Nam đã có các hoạt động chủ động, quyết liệt và linh hoạt đồng hành cùng Chính phủ ứng phó với đại dịch như ban hành Nghị quyết cho phép Chính phủ quyết định một số cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách để kịp thời áp dụng các biện pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch; bổ sung dự phòng ngân sách trung ương từ nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2021 để chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19; thành lập Tổ công tác để thực hiện các nghị quyết.

Tôi hết sức vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm qua, trong đó, quan hệ về kinh tế - thương mại - đầu tư là một trụ cột quan trọng. Mặc dù bị tác động mạnh mẽ của đại dịch, Ấn Độ tiếp tục là 1 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 11 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái và đã vượt tổng kim ngạch thương mại của năm 2020.

Tôi tin tưởng rằng, hai bên sẽ đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại 15 tỷ USD trong những năm tới. Về đầu tư, Ấn Độ hiện có hơn 300 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký khoảng 1 tỷ USD, đứng thứ 26 trong tổng số 141 các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hiện các dự án của Ấn Độ tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 60 dự án, tổng vốn đầu tư 459,67 triệu USD, chiếm 50,5% về vốn đầu tư.

Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại - đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới, tôi cho rằng, Bộ Công Thương hai nước cần sớm triển khai kỳ họp Tiểu ban thương mại hỗn hợp lần thứ 5 nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về thương mại, trong đó có việc phối hợp nhằm giảm thiểu việc áp dụng các rào cản thương mại và biện pháp phòng vệ thương mại không cần thiết nhằm thúc đẩy hàng hóa xâm nhập thị trường của nhau; chính phủ và doanh nghiệp hai bên cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa hỗ trợ cho các doanh nghiệp hai nước trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có thế mạnh của nhau.

Về đầu tư, tôi nhận định quan hệ đầu tư hai nước chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai Chính phủ. Việt Nam luôn hoan nghênh các doanh nghiệp Ấn Độ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực bạn có thế mạnh như: Công nghệ chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ ô tô, công nghệ thông tin và truyền thông, năng lượng và năng lượng tái tạo… Thời gian tới, hai bên cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá môi trường đầu tư của hai nước tới các tập đoàn, doanh nghiệp tiềm năng; tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm trên các lĩnh vực mới như: Chuyển đổi số, kinh tế số, công nghệ thông tin, ứng dụng kỹ thuật mới nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá chuyến thăm Ấn Độ ''có ý nghĩa chính trị quan trọng'' Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu
Tin liên quan Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ

Chiều ngày 15-12 [giờ địa phương], sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình …

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết
Từ khóa: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chuyến thăm Ấn Độ ý nghĩa chính trị quan trọng

Cơ sở lý luận về phát triển thị trường phái sinh hàng hóa - Hàm ý chính sách và giải pháp cho Việt Nam

11/12/2020 15:46:00

- Đơn vị chủ trì: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

- Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Trần Minh Giang

- Năm giao nhiệm vụ: 2018/Mã số: 2018-30

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa đóng vai trò ngày càng quan trọng khi thị trường giao dịch hàng hóa truyền thống còn tồn tại một số hạn chế trong chuỗi sản xuất, kinh doanh. Thị trường phái sinh hàng hóa với ưu điểm vượt trội như khả năng phòng ngừa rủi ro về giá, công cụ quản lý và giám sát doanh nghiệp hiệu quả, bổ sung thêm công cụ đầu tư cho các nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường hàng hóa truyền thống phát triển và thúc đẩy cho đầu tư nông nghiệp sẽ là công cụ hữu ích để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, từ đó, hướng tới cải thiện hiệu quả thị trường hàng hóa gắn với phát triển kinh tế Việt Nam.

Trên thế giới, mô hình Sở giao dịch hàng hóa là phương thức giao dịch hiện đại được sử dụng phổ biến, đặc biệt giao dịch phái sinh hàng hóa giúp thúc đẩy thanh khoản và thêm công cụ giảm thiểu rủi ro. Ở Việt Nam, thị trường giao dịch phái sinh vẫn còn chưa phát triển. Giao dịch phái sinh hàng hóa là loại hình đầu tư khá mới tại Việt Nam cả về nội dung lẫn hình thức đầu tư. Mặc dù được thành lập từ rất sớm nhưng các sàn giao dịch hàng hóa tại Việt Nam chỉ hoạt động cầm chừng và chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân chính đến từ việc các Sàn giao dịch bị quản lý bởi các quy định chồng chéo của các bên liên quan như các Bộ, Ngân hàng nhà nước, doanh nghiệp. Ngoài ra, hầu hết các sàn giao dịch trước đây chỉ áp dụng phương thức giao dịch là giao ngay nên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng và chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động, phát triển thành viên thị trường và khách hàng của Sàn giao dịch hàng hóa.

Xuất phát từ các luận điểm trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Cơ sở lý luận về phát triển thị trường phái sinh hàng hóa - Hàm ý chính sách và giải pháp cho Việt Nam” nhằm đưa ra các đề xuất để xây dựng và phát triển thị trường phái sinh hàng hóa tại Việt Nam

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận thị trường phái sinh hàng hóa và đánh giá tác động đến sự phát triển của nền kinh tế, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển thị trường phái sinh hàng hóa của một số quốc gia trên thế giới.

Đánh giá thực trạng thị trường giao dịch hàng hóa và các Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Làm rõ định hướng và kiến nghị các giải pháp xây dựng và phát triển thị trường phái sinh hàng hóa ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Cơ sở lý luận về thị trường giao dịch hàng hóa và thị trường phái sinh hàng hóa; Thị trường phái sinh hàng hóa tại một số quốc gia trên thế giới gồmTrung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Brazin từ khi thành lập đến năm 2018;

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2018;

Các sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam từ khi thành lập đến năm 2018;

Giải pháp phát triển thị trường giao dịch phát sinh hàng hóa tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam

4. Kết quả nghiên cứu

[1] Đề tài đã hệ thống được cơ sở lý luận về thị trường phái sinh hàng hóa gồm khái niệm hàng hóa và thị trường giao dịch hàng hóa; lý luận về thị trường phái sinh hàng hóa và vai trò của thị trường phái sinh hàng hóa đối với nền kinh tế.

Đồng thời, nghiên cứu đã rút ra được các bài học cho Viêt Nam từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển và tổ chức thị trường cụ thể như mô hình quản lý thị trường và tổ chức giao dịch trên thị trường phái sinh; các điều kiện về Sở giao dịch hàng hóa và hợp đồng phái sinh hàng hóa. Trên thế giới hiện nay, hầu hết các thị trường phái sinh gồm 2 thị trường đan xen là thị trường phái sinh hàng hóa và thị trường phái sinh chứng khoán. Mô hình tổ chức quản lý tập trung được áp dụng tại các thị trường phái sinh hàng hóa lớn trên thế giới như Trung Quốc, Brazil và mới đây nhất là Ấn Độ. Sự phát triển của thị trường phái sinh ở Mỹ và Nhật bản có khác biệt đáng kể so với các thị trường trên, trong đó điểm nổi bật nhất là thị trường phái sinh hàng hóa và thị trường phái sinh chứng khoán có sự tách biệt nhất định với khung pháp lý, cơ quan quản lý và thông lệ kinh doanh riêng biệt. Mặc dù vậy, mỗi mô hình quản lý đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Kinh nghiệm quốc tế vtổ chức giao dịch trên thị trường phái sinh cho thấy, sự phát triển thị trường phái sinh hàng hóa có quan hệ mật thiết đối với sự phát triển của thị trường hàng hóa của quốc gia. Các hàng hóa được sử dụng làm tài sản cơ sở cho các hợp đồng phái sinh và hàng hóa thông dụng được sử dụng làm tài sản cơ sở cho các sản phẩm phái sinh được phân theo các ngành: Nông nghiệp [ gạo, mía, cà phê, hạt tiêu…]; Chăn nuôi [bò, lợn, gà…]; Thủy sản [ cá, tôm…]; Khoáng sản [quặng kim loại, kim loại màu…]; Nhiên liệu [dầu chua, dầu ngọt…]; Hàng hóa đặc thù [SREC, bitcoin].

Về sở giao dịch hàng hóa, kinh nghiệm tại một số quốc gia tại Châu Á và Châu Mỹ cho thấy, các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới có xu thế hoạt động theo mô hình tự quản, hoạt động vì lợi nhuận nhưng vẫn chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý. Đa số các sở giao dịch hàng hóa này hoạt động với mô hình thành viên, tuy nhiên tại các thị trường phát triển như Mỹ, sở giao dịch hàng hóa có thể hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các quốc gia có xu thế cho phép thành lập nhiều sở giao dịch hàng hóa trong giai đoạn sơ khai của thị trường phái sinh, tuy nhiên, theo thời gian các sở giao dịch hàng hóa này dần biến mất, hoặc bị chính phủ yêu cầu sáp nhập. Việc thành lập các sở giao dịch hàng hóa cần phải được chính phủ quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo thị trường phái sinh hàng hóa hoạt động hiệu quả và minh bạch.

Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cũng chỉ ra các điều kiện nhằm thiết lập và phát triển thị trường phái sinh hàng hóa gồm: điều kiện về đặc điểm của hàng hóa cơ sở; điều kiện về Sở giao dịch hàng hóa và hợp đồng phái sinh hàng hóa; điều kiện về vĩ mô và pháp lý.

[2] Đề tài đã đánh giá được thực trạng thị trường hàng hóa và các sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Sau 14 năm hoạt động, việc xây dựng các sàn giao dịch hàng hóa nước ta vẫn đang ở bước khởi động với tổng giá trị giao dịch các hợp đồng qua các sở giao dịch hàng hóa chỉ tương đương khoảng 350 triệu USD, khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam chưa thực hiện được chức năng tạo nơi giao dịch buôn bán hàng hóa tập trung. Việt Nam và nhiều quốc gia áp dụng mô hình sàn giao dịch từ Mỹ, Anh, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản… song chưa chú trọng sáng tạo và địa phương hóa cho phù hợp với quốc gia mình, do đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất hai mô hình khả thi để phát triển thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam là mô hình quản lý tách biệt và mô hình quản lý tích hợp.

[i] Việt Nam có hàng hóa đa dạng và có thế mạnh nhất định trên thị trường xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp thế giới. Những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn hơn 1 tỉ USD mỗi năm như cà phê [3,5 tỷ USD], gạo [3,1 tỷ USD], hạt điều [3,4 tỷ USD], cao su [2,1 tỷ USD] ... Về vị trí xuất khẩu, nhiều năm liền Việt Nam đứng vị trí thứ nhất thế giới về tiêu, điều, đứng thứ hai thế giới về cà phê, gạo, đứng thứ tư thế giới về cao su. Những hàng hóa nông nghiệp này đều có thể làm tài sản cơ sở trong các giao dịch phái sinh hàng hóa. Tuy nhiên, chất lượng của hàng hóa Việt Nam chưa cao và kém đồng đều thường kém cạnh tranh hơn so với các nước khác sản xuất cùng loại hàng hóa. Lượng ngoại tệ thu về từ hàng nông sản vẫn còn rất khiêm tốn do giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt điều đều bán thấp hơn giá thế giới từ 20 - 40USD, thậm chí còn thấp hơn.

[ii] Về giao dịch hàng nông sản, Việt Nam có hàng hóa đa dạng và có thế mạnh nhất định trên thị trường xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp thế giới.

[iii] Về thực trạng giao dịch vàng cho thấy, việc Ngân hàng nhà nước độc quyền cung cấp vàng trong nước, và thị trường thường trong tình trạng nhập siêu lượng lớn vàng vẫn do dân nắm giữ với mục đích tích trữ đã khiến thị trường trong nước dễ bị ảnh hưởng thụ động theo biến động của giá vàng thế giới, thậm chí biến động lớn hơn so với giá vàng thế giới. Chất lượng vàng cũng là một vấn đề lớn làm giảm niềm tin trong dân chúng trong thời gian gần đây. Nhìn chung, vàng tại thị trường Việt Nam chưa phát huy được hết các vai trò cần thiết để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

[iv] Về thực trạng các sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam sau 8 năm triển khai mô hình sở giao dịch hàng hóa cho thấy, tính đến năm 2018, cả nước mới thành lập được rất ít các sở giao dịch hàng hóa. Năm 2002, sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên của Việt Nam đã ra đời nhưng đến năm 2005, hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa mới được quy định tại Luật Thương mại [2005] và năm 2006 Sở giao dịch hàng hóa mới có tư cách pháp nhân là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa.

Việc ra đời các sở giao dịch hàng hóa đã góp phần: Tạo bước đột phá trong sự hội nhập của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa vào hệ thống kinh tế thế giới; tạo nên một phương thức giao dịch mới ở Việt Nam phù hợp với xu thế của thế giới; Góp phần xóa bỏ khoảng cách giữa các nhà sản xuất với thị trường, chống tình trạng đầu cơ và ép giá nông dân; xóa bỏ tình trạng được mùa - mất giá đối với nông sản Việt Nam và góp phần chuẩn hóa tiêu chuẩn hàng hóa Việt Nam thời gian qua; Sở giao dịch hàng hóa cũng là nơi huy động vốn phục vụ sản xuất; gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hóa, quá trình hội nhập vào thị trường hàng hóa toàn cầu của nông sản Việt Nam; Thông qua các Sở giao dịch hàng hóa, góp phần tiêu thụ hàng hóa, kết nối cung - cầu đối với mặt hàng nông sản hàng hóa ở nước ta thời gian qua, mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

[3] Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn, kết hợp với các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thị trường phái sinh hàng hóa tại Việt Nam. Các giải pháp được chia thành các nhóm, cụ thể:[i] Đề xuất ban hành Nghị định kết nối thị trường giao dịch hàng hóa cơ sở và thị trường phái sinh hàng hóa theo tinh thần của Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 11/03/2014, trong đó tập trung vào việc quy định trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản lý, giám sát và vận hành thị trường giao dịch hàng hóa, định hướng về lộ trình phát triển sản phẩm;

[ii] Đề xuất Sở Giao dịch Chứng khoán là đơn vị chủ động phát triển các hợp đồng phái sinh hàng hóa để phát triển các loại hình hợp đồng phái sinh đa dạng, phù hợp với đặc điểm giao dịch, xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ giữa thị trường phái sinh hàng hóa và thị trường phái sinh tài chính;

[iii] Đề xuất trước mắt xây dựng sản phẩm phái sinh hàng hóa có tài sản cơ sở là nông sản cho thị trường Việt Nam, đồng thời nghiên cứu mở rộng các tài sản cơ sở, trong đó có vàng;

[iv] Đề xuất tận dụng hệ thống hệ thống phần mềm giao dịch của Sở, hệ thống thanh toàn bù trừ Trung tâm, đồng thời xây dựng hệ thống nghiệp vụ quản lý vận hành của thành viên tham gia thị trường;

[v] Nhà đầu tư, đào tạo nhà đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ giải pháp, cung cấp các ấn phẩm hướng dẫn giao dịch và phân tích thị trường phái sinh hàng hóa; phát triển hệ thống thông tin về thị trường nhằm tránh hiện tượng bất cân xứng thông tin dẫn tới rủi ro cho nhà đầu tư tham gia thị trường;

[vi] Đề xuất chính sách phát triển đồng bộ các đơn vị thuộc lĩnh vực phụ trợ trung gian. Đề xuất chi tiết mô hình giao dịch và bù trừ hợp đồng tương lai, kèm theo đó là nhiệm vụ của các bên tham gia mô hình khác như hệ thống ngân hàng thanh toán, đơn vị kho bãi, kiểm định chất lượng, vận chuyển hàng hóa.

Các giải pháp trên nếu được thực hiện một cách đồng bộ và triệt để, thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa sẽ được hình thành, khắc phục những hạn chế tồn tại của thị trường giao dịch hàng hóa truyền thống, từ đó, hướng tới cải thiện hiệu quả thị trường hàng hóa gắn với phát triển kinh tế./.

Video liên quan

Chủ Đề