Vở bài tập Ngữ văn 9 Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Để văn bản thuyết minh được sinh động và hấp dẫn, chúng ta có thể sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau. Tech12h xin giới thiệu dàn ý chi tiết về thuyết minh đồ dùng học tập quen thuộc là chiếc bút, để các bạn cùng tham khảo

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm! Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn với cả những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

  • Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời.
  • Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể dùng bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời.
  • Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới.

b. Cấu tạo
Bút bi được cấu tạo bởi các bộ phận sau:

  • Vỏ bút: vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa [hay kim loại được phủ sơn] được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật [tùy loại bút]. Vỏ bút có nhiều màu sắc khác nhau để tăng tính thẩm mĩ cho chiếc bút
  • Bộ phận điều chỉnh bút: ở phần đầu có một viên bi nhỏ [lăn tròn khi chúng ta viết] để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo [được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc] để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào.
  • Ruột bút: Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước. Chiều dài thường khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.
  • Màu mực: Mực có nhiều loại như mực dầu, mực nước, mực nhũ, đến mực dạ quang với đủ các màu sắc như đỏ, xanh, đen,… Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi. Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím,…

c. Công dụng

  • Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.
  • Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.
  • Bút bi có giá cả phù hợp với nhiều người nên số lượng bút bi được tiêu thụ rất lớn.
  • Bút bi tiện dụng hơn bút máy vì không phải bơm mực, không gây lấm lem quần áo sách vở. Tuy nhiên, bút bi cũng có nhược điểm của nó là khi ta còn nhở, nét chữ chưa cứng nên viết bút bi sẽ dễ hỏng chữ vì đầu bi nhỏ và trơn dễ gây chữ xấu. Do vậy khi chữ viết đã đẹp và nhanh ta mới nên dùng bút bi.

d. Bảo quản
Ngòi bút rất quan trọng và dễ bị bể bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Tránh để rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.

3. Kết bài

Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.
Bút bi mãi là vật dùng tiện dụng, cần thiết, gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

Lý thuyết:

Câu 1

câu 1 [trang 7 VBT Ngữ văn 9, tập 1]:

Đọc văn bản [SGK trang 14] và trả lời câu hỏi:

a. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?

b. Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

c. Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú, làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?

Hướng dẫn giải:

- Chú ý đến tính chất thuyết minh của văn bản.

- Nhớ lại các phương pháp thuyết minh: liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích...

Lời giải:

a. Văn bản trên có tính thuyết minh.

- Tính chất thuyết minh được thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi rất có hệ thống: tính chất chung về họ, giống, loài; tập tính sinh sống; cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi.

- Những phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản: định nghĩa, phân loại, nêu số liệu, liệt kê.

b.

- Nét đặc biệt

    + Hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà.

    + Nội dung: giống như câu chuyện kể về loài ruồi.

- Những biện pháp nghệ thuật: nhân hoá, liệt kê.

c. Tác dụng: gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui vừa học thêm tri thức.

Câu 2

Câu 2 [trang 8 VBT Ngữ văn 9, tập 1]:

Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.

Bà  tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mới biết không phải là như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha mà vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn trích, tìm các biện pháp nghệ thuật được dùng, nêu rõ biện pháp đó có tác dụng gì đối với người đọc.

Lời giải:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là: kể chuyện ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện.

- Nhận xét: Mở đầu đoạn văn là tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức mê tín từ thuở bé. Sau này lớn lên tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.

- Tác dụng: người đọc nắm được thông tin, đồng thời cảm thấy hứng thú hơn khi tiếp nhận thông tin này vì biện pháp kể chuyện xen kẽ.

Soạn văn lớp 9 bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ngắn gọn hay nhất : 1. Viết dàn ý cho đề bài: Thuyết minh giới thiệu một trong các đồ dùng: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón. 2. Viết đoạn văn Mở bài cho bài văn với đề bài trên.

Soạn văn lớp 9 bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Soạn văn lớp 9 bài Các phương châm hội thoại

Soạn văn lớp 9 trang 15 tập 1 bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ngắn gọn hay nhất

Soạn văn lớp 9 bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ngắn gọn hay & đúng nhất

——————————————————————————–

Câu hỏi bài Chuẩn bị ở nhà tập 1 trang 15

1. Viết dàn ý cho đề bài: Thuyết minh giới thiệu một trong các đồ dùng: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón.

2. Viết đoạn văn Mở bài cho bài văn với đề bài trên.

——————————————————————————

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Chuẩn bị ở nhà

Trả lời câu soạn văn bài Chuẩn bị ở nhà trang 15

Chọn thuyết minh về cái bút

Dàn ý:

* MB: Giới thiệu về tầm quan trọng của bút bi

* TB:

a, Nguồn gốc, xuất xứ: được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930

– Ông phát hiện mực in giấy nhanh khô

– Quyết định, nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

– Bút bi ra đời

b, Cấu tạo: 2 bộ phận chính:

– Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14- 15 cm được làm bằng nhựa dẻo, nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất

– Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc, mực nước

– Các bộ phận khác: nắp đậy, ghim gài, lò xo, nút bấm…

c, Phân loại:

– Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi, thị hiếu của người dùng

– Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng [có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài

– Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng

d, Nguyên lý hoạt động, bảo quản

– Nguyên lý hoạt động: mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn mực để tạo chữ

– Bảo quản: cẩn thận

e, Ưu điểm, khuyết điểm

– Ưu điểm

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh

– Khuyết điểm:

+ Vì viết nhanh nên dễ rây mực, chữ không có nét thanh đậm

+ Thường phải mua ngòi, thay bút mới khi hết mực

* Kết bài: Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của bút bi với cuộc sống của con người

——————————————————————————–

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 1, giải ngữ văn lớp 9 tập 1, soạn văn lớp 9 bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh siêu ngắn

Video liên quan

Chủ Đề