Vốn viện trợ không hoàn lại là gì năm 2024

Nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

Ngày 06/4/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 23/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo đó, nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ được quy định như sau:

- Mọi khoản viện trợ đều phải được phân loại, quản lý, theo dõi và hạch toán theo từng phương thức tài trợ (chương trình, dự án hoặc phi dự án); tính chất khoản chi ngân sách nhà nước (chi thường xuyên, chi đầu tư, phát triển hoặc chi khác của NSNN), phương thức tổ chức thực hiện (bên tài trợ nước ngoài trực tiếp, hoặc ủy thác một tổ chức khác thực hiện hoặc chủ chương trình, chủ dự án bên Việt Nam thực hiện).

- Vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu NSNN được dự toán, hạch toán đầy đủ, kịp thời; quyết toán theo quy định về quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước và quyết toán chi của chương trình, dự án, khoản viện trợ.

- Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm lập dự toán thu, chi NSNN sát khả năng thực hiện trong năm để tiếp nhận, thực hiện, hạch toán, quyết toán thu chi NSNN đối với khoản viện trợ theo quy định tại Thông tư này; kịp thời đề xuất bố trí dự toán bổ sung trong trường hợp phát sinh nhu cầu thu, chi viện trợ đột xuất; chi tiếp nhận vốn viện trợ khi có nhu cầu, khả năng sử dụng.

- Việc xử lý dự toán thu, chi các khoản viện trợ cuối năm được thực hiện theo quy định về pháp luật quản lý NSNN.

- Mọi khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án phía Việt Nam trực tiếp quản lý, thực hiện:

  • Được chuyển vào một tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại ngay khi tiếp nhận; được theo dõi, hạch toán, quyết toán riêng theo từng khoản viện trợ cụ thể.
  • Không chuyển vốn viện trợ cho chương trình, dự án cụ thể vào tài khoản cá nhân, thuê, mượn hoặc tài khoản chung của cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận. Không mở tài khoản tại nước ngoài để tiếp nhận vốn viện trợ, trừ trường hợp có yêu cầu theo quy định pháp luật của bên tài trợ và được quy định tại Thỏa thuận viện trợ/Hiệp định viện trợ.

- Các khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án bên Việt Nam thực hiện phải kiểm soát chi theo quy định pháp luật về kiểm soát chi NSNN.

- Việc hạch toán vào ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở đề xuất của chủ chương trình, dự án, phi dự án; dự toán được cấp có thẩm quyền giao và hồ sơ thanh toán theo quy định.

- Đối với các khoản viện trợ do bên tài trợ cung cấp theo hình thức hàng hóa, hiện vật, công trình bao gồm khoản viện trợ theo hình thức chìa khóa trao tay, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý, theo dõi, phân bổ, phối hợp với nhà tài trợ để xác định giá trị khoản hiện vật được viện trợ cho bên Việt Nam và thực hiện việc hạch toán thu, chi NSNN, quyết toán theo quy định.

Căn cứ Điều 1, khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance) là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.

Có 4 phương thức cung cấp vốn ODA bao gồm: chương trình, dự án, phi dự án và hỗ trợ ngân sách.

Vốn viện trợ không hoàn lại là gì năm 2024

Căn cứ theo hình thức hoàn trả, vốn ODA được phân thành 3 loại như sau:

  • Vốn ODA không hoàn lại (còn gọi là ODA viện trợ không hoàn lại): là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, thường được sử dụng để thực hiện các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của 2 nước với điều kiện đó là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận.
  • Vốn ODA có hoàn lại (còn gọi là ODA vốn vay): là khoản vốn ODA với lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp, thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực như giao thông vận tải, nông nghiệp, thuỷ lợi, năng lượng…
  • Vốn ODA hỗn hợp (còn gọi là vốn vay ưu đãi): là khoản vốn ODA kết hợp cả 2 loại trên, bao gồm một phần không hoàn lại và một phần tín dụng ưu đãi có hoàn trả. Trong đó, các yếu tố “không hoàn lại” thường không dưới 25% tổng giá trị khoản vay ODA.

2. Ưu điểm và nhược điểm của vốn ODA

Đối với nước tiếp nhận vốn ODA, nguồn vốn này có những ưu điểm đồng thời cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định:

Ưu điểm

  • Lãi suất thấp hơn rất nhiều so với những khoản vay khác, thông thường ở mức dưới 2% hoặc 3%.
  • Nước nhận ODA có thể không cần hoàn lại nếu đó là nguồn viện trợ ODA không hoàn lại.
  • Vốn đầu tư ODA là một khoản vay có thời gian cho vay và thời gian ân hạn vay dài, thông thường từ 25 – 40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn vay 8 – 10 năm.
  • Hầu hết trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.

Do vậy, vốn đầu tư ODA là nguồn vốn rất quan trọng giúp các nước chậm và đang phát triển để có thể ổn định đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Ngoài hỗ trợ về vốn, bên viện trợ ODA còn có các hoạt động hỗ trợ giúp bên nhận ODA nâng cao trình độ khoa học – công nghệ cũng như trình độ nhân lực lao động, qua đó thúc đẩy kinh tế – xã hội và cải thiện đời sống cho người dân.

Nhược điểm

  • Nước tiếp nhận vốn ODA gần như phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ đối với một số ngành, mặt hàng nhập khẩu từ nước viện trợ ODA, ngoài ra sẽ phải từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước viện trợ vốn ODA hoặc cũng có thể cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.
  • Bên viện trợ vốn vay ODA thường yêu cầu bên nhận viện trợ mua thiết bị, thuê dịch vụ, nhân lực … của khoản vay với chi phí tương đối cao.
  • Bên nhận viện trợ ODA phải thực hiện các điều khoản thương mại mậu dịch đặc biệt như nhập khẩu tối đa sản phẩm nào đó của nước cho vay ODA.
  • Nước cho vay ODA sẽ tham gia vào các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của nước vay dưới hình thức hỗ trợ chuyên gia hoặc nhà thầu.
  • Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.
  • Nước vay ODA có thể gặp một số nguy hại nếu sử dụng vốn ODA không hiệu quả như để xảy ra tham nhũng, lãng phí, thiếu kinh nghiệm điều hành dự án…

1. Thống kê vốn ODA ở Việt Nam qua các năm

Theo Báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2021 của Tổng cục Thống kê, tính chung cả giai đoạn 1993-2020, thông qua 20 Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ và 7 Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam lên đến 78,2 tỷ USD (trong đó: các khoản viện trợ không hoàn lại là 11,647 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng số vốn; các khoản vay ưu đãi với 66,553 tỷ USD, chiếm 85,1% tổng vốn cam kết). Tổng vốn ODA ký kết trong giai đoạn từ 1993 đến tháng 3/2020 đạt 86.664,1 triệu USD, trong đó vay ODA: 77.373,576 triệu USD, vay ưu đãi: 1.623,31 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 7.667,214 triệu USD).

Tính riêng trong giai đoạn 2016-2020, huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt 12,553 tỷ USD, trong đó vốn vay là 12,04 tỷ USD (vay ODA: 9,169 tỷ USD, vay ưu đãi: 2,871 tỷ USD), viện trợ không hoàn lại là 513 triệu USD. Việt Nam đã huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ 51 nhà tài trợ, gồm 28 nhà tài trợ song phương và 31 nhà tài trợ đa phương. Trong đó, khoảng 80% nguồn vốn ODA của Việt Nam được huy động từ 6 ngân hàng, gồm: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).

Ngoài các nhà tài trợ lớn về ODA ở Việt Nam như Nhật Bản, WB, ADB…, những năm gần đây Trung Quốc cũng là nước tài trợ vốn ODA cho Việt nam phần lớn dưới hình thức khoản vay lãi suất thấp phục vụ cho phát triển hạ tầng. Tuy nhiên phần vốn này được đánh giá như một công cụ chính trị, vì thế chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế cho ODA.

2. Vai trò của vốn ODA ở Việt Nam

Ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, trong thời gian qua, nguồn vốn ODA còn có những đóng góp khác cho Việt Nam như: thông qua các khoản hỗ trợ kỹ thuật (TA) hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tiến hành cải cách và chuyển đổi mạnh mẽ các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung, ODA nói riêng. Thông qua các Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) hàng năm, nguồn vốn ODA còn góp phần quan trọng nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam, từ một đất nước thiếu lương thực đến một quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới nhờ những cải cách kinh tế và thực hiện quá trình mở cửa nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác phát triển với các quốc gia trên thế giới.

Vốn viện trợ không hoàn lại là gì năm 2024
Cầu Nhật Tân – một trong những dự án trọng điểm quốc gia, được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước

Đến nay, Việt Nam đã ký kết trên 85 tỷ USD vốn ODA, ưu đãi. Chính phủ đã cấp bảo lãnh vay nước ngoài tổng trị giá 23,6 tỷ USD/120 dự án. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, điều kiện vay tương đối thuận lợi, góp phần bổ sung vốn cho đầu tư phát triển của Việt Nam, sử dụng cho nhiều dự án quan trọng, quy mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và công nghệ cao, tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như giao thông, khai thác dầu khí, viễn thông, điện lực, hàng không… Các nguồn vốn nước ngoài đã tạo điều kiện khai thông quan hệ tài chính – tín dụng với các tổ chức quốc tế và Chính phủ nước ngoài, đóng góp lớn vào thúc đẩy và khôi phục phát triển kinh tế – xã hội.

Viện trợ quốc tế giữ vai trò quan trọng trong chi Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, vốn ODA vào Việt Nam đang có xu hướng giảm do nước ta đã được công nhận là nước có thu nhập trung bình thấp.

Viện trợ không hoàn lãi nghĩa là gì?

Viện trợ không hoàn lại. Đây là hình thức vay vốn mà nước vay không cần phải hoàn trả lại. Mục đích của nguồn vốn này sẽ được sử dụng để đem đi thực hiện các dự án cho nước vay dựa theo thỏa thuận của 2 nước với điều kiện đó là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận.

Vốn ODA lãi suất bao nhiêu?

Vốn ODA hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế. Lãi suất thấp (khoảng từ 1% đến 2% trong một năm). Thời gian vay và thời gian ân hạn dài (25-40 mới cần hoàn trả và 8-10 năm để ân hạn). Trong nguồn vốn ODA luôn có thấp nhất 25% của tổng số vốn không hoàn lại.

ODA là viết tắt của từ gì?

Hỗ trợ Phát triển Chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.

Đặc điểm nguồn vốn ODA là gì?

Vốn ODA (Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức) là nguồn tiền cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp đến từ nhà đầu tư nước ngoài cho Nhà nước và nhân dân các nước nhận viện trợ. Mục đích cuối cùng của khoản cho vay này là hỗ trợ phát triển, đảm bảo phúc lợi an sinh xã hội.