Vùng đất quốc gia là gì

Đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính

Là nhận xét, kết luận của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân về chất lượng và tiến độ thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, ...

Trắc nghiệm: Vùng lòng đất quốc gia là:

A. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia

B. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia

C. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng đảo thuộc chủ quyền quốc gia

D. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia

Vùng lòng đất quốc gia là toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia.

Cùng tìm hiểu thêm về vùng lòng đất quốc gia với Top Tài Liệu nhé

– Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ, bao gồm toàn bộ phần lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

– Vùng lòng đất của quốc gia là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất, vùng nước ở phía trong đường biên giới quốc gia. Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất.

– Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời. Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ chủ yếu và thường chiếm phần lớn diện tích so với các phần lãnh thổ khác. Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia [kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ]. Vùng đất quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của một quốc gia. Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.

– Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên của từng quốc gia có biển hay không có biển mà các phần nước của mỗi quốc gia không giống nhau. Dựa theo vị trí, tính chất riêng từng vùng, người ta thường chia vùng nước thành các bộ phận: Vùng nước nội địa bao gồm nước ở các biển nội địa, hồ, ao, sông, ngòi, đầm… [kể cả tự nhiên và nhân tạo] nằm trên vùng đất liền hay biển nội địa. Vùng nước biên giới bao gồm các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia.

– Các đảo thuộc chủ quyền của quốc gia không phân biệt đảo gần hay xa bờ. Đối với các quốc gia quần đảo như Philippin, Inđônêxia thì vùng đất là toàn bộ các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia đó.

– Do vị trí và tầm quan trọng đối với quốc gia mà vùng đất của quốc gia luôn thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, quốc gia kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoạt động cư trú, đi lại của người, phương tiện… trên vùng đất của quốc gia và thực hiện quyền tài phán đối với những hành vi vi phạm.

– Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với vùng lãnh thổ này. Mọi hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng lòng đất của quốc gia đều được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc gia. Do đó, quy định về vùng đất và vùng lòng đất của quốc gia được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của quốc gia.

– Luật Khoáng sản năm 2010 có quy định về khai thác tài nguyên, nguyên tắc được áp dụng như sau:

+ “Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

+ Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.

+ Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.”

– Các hành vi bị cấm trong khai thác khoáng sản được quy định như sau:

+ Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.

+ Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

+ Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.

+ Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.

+ Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.

+ Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay trong luật quốc tế nói chung và luật hàng không dân dụng quốc tế nói riêng vẫn chưa có quy định xác định cụ thể độ cao của vùng trời, nhưng các quốc gia thường coi độ cao của vùng trời chính là độ cao của bầu khí quyển. Vậy Vùng trời quốc gia là gì?

Lãnh thổ quốc gia là gì?

Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.

– Vùng đất là bộ phận cấu thành lãnh thổ của một quốc gia, gồm có đất liền và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối ở vùng đất;

– Vùng nước là toàn bộ các vùng nước nằm trong đường biên giới quốc gia gồm: vùng nước nội địa [ao, hồ, sông… nằm trong đất liền] và biển nội địa.

Vùng nước nội địa thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia; vùng nước biên giới, nước sông, hồ, biển nội địa nằm ở khu vực biên giới, vùng nước nội thuỷ, vùng nước biển nằm phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển quốc gia.

Vùng nội thuỷ thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia hữu quan; vùng nước lãnh hải, vùng nằm phía trong đường biên giới biển của quốc gia, giáp với đường cơ sở. Trong vùng nước lãnh hải, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;

– Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước của quốc gia;

– Lòng đất là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốc gia.

Trong quan hệ giữa các quốc gia, lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi lãnh thổ là cơ sở để duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định. Đồng thời tạo dựng và duy trì một trật tự pháp lý quốc tế hoà bình và ổn định trong quan hệ giao lưu quốc tế.

Khái niệm vùng trời quốc gia

Vùng trời quốc gia là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền của quốc gia, vùng trời của quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của quốc gia.

Các phương tiện bay của nước ngoài muốn hoạt động trên vùng trời của quốc gia phải được sự đồng ý của quốc gia đó theo những điều kiện và thể thức nhất định, phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó.

Vùng trời của mỗi quốc gia bị giới hạn bởi:

– Biên giới xung quanh là mặt thẳng đứng được dựng qua các điểm nằm trên đường biên giới trên bộ và trên biển của lãnh thổ quốc gia và có hướng chạy thẳng vào tâm trái đất.

Biên giới xung quanh giới hạn chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia trong vùng trời nước mình.

– Biên giới trên cao để xác định chủ quyền của mỗi quốc gia đối với vùng trời của mình.

Ý nghĩa pháp lý quan trọng của việc xác định biên giới này đã được khẳng định trong Luật hàng không quốc tế cũng như thực tiễn hoạt động của các quốc gia. Cho đến nay, Luật hàng không quốc tế chưa quy định cụ thể về độ cao của biên giới này.

Quy định về vùng trời quốc gia

Chúng ta đã hiểu được khái niệm Vùng trời quốc gia là gì? qua nội dung đã phân tích ở trên.

Về quy chế pháp lý của vùng trời quốc gia, một nguyên tắc được công nhận rộng rãi trong luật pháp quốc tế là quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với vùng trời quốc gia.

Điều 1 Công ước Chicago về Hàng không dân dụng quốc tế năm 1944 quy định “Các bên ký kết công nhận mỗi Bên đều có chủ quyền hoàn toàn và độc quyền đối với không phận phía trên lãnh thổ của Bên đó.”

Điều 2 Công ước giải thích “lãnh thổ” bao gồm cả lãnh thổ đất liền và lãnh hải. Trước đó, quy định tương tự đã được ghi nhận trong Công ước Paris về Quy định hàng không năm 1919.

Đến nay Công ước Chicago có 191 quốc gia thành viên chiếm tuyệt đại đa số các quốc gia trong cộng đồng quốc tế.

Với sự tham gia rộng rã như vậy quy định về chủ quyền quốc gia đối với vùng trời quốc gia ở Điều 1 Công ước Chicago có thể được xem là quy định tập quán quốc tế ràng buộc mọi quốc gia.

Với chủ quyền hoàn toàn và độc quyền quốc gia có thể có thẩm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với mọi hoạt động trong vùng trời quốc gia trừ trường hợp có quy định khác trong luật pháp quốc tế.

Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng trời quốc gia trong nhiều luật như Hiến pháp năm 2013, Luật Biên giới quốc gia, Luật Hàng không dân dụng năm 2006, Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Điều 1 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”

Luật Biên giới quốc gia năm 2003 xác định rõ hơn vùng trời quốc gia của Việt Nam, quy định “Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời,” và không đặt ra giới hạn độ cao.

Vùng trời quốc gia là một thành phần quan trọng của nền an ninh quốc gia. Nắm rõ quy chế pháp lý của vùng trời quốc gia giúp các chủ thể tham gia quan hệ quốc tế đảm bảo và tôn trọng quyền năng của các quốc gia còn lại.

Video liên quan

Chủ Đề