Vùng nào sau đây trên Trái Đất đón Giáng sinh Noel (25 tháng 12) toàn là đêm, mà không có ngày

LễGiáng sinhhay lễ Thiên Chúa giáng sinh là dịp kỷ niệm ngày Chúa Jesus được sinh ra tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái (khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2).

Giáng sinh và lễ Noel là một. Cụm từ Noel có gốc từ tiếng La-tinh nãtãlis có nghĩa là ngày sinh.Tuy nhiên, tài liệu ghi trong sách Phúc âm Matthew nói rằng, tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Do Thái có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Cụm từ này có thể tách thành hai tiếng Christ và Mas. Christ có nghĩa là Đấng được xức dầu tước hiệu của Chúa Jesus còn tiếng Mas có nghĩa là thánh lễ.

Vùng nào sau đây trên Trái Đất đón Giáng sinh Noel (25 tháng 12) toàn là đêm, mà không có ngày
Giáng sinh là ngày mà các trẻ em trên toàn thế giới đều vô cùng yêu thích (Ảnh: NBS)

Lễ Giáng Sinh là mộtngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Công giáo, đặc biệt là người dân phương Tây. Với họ, Noel không chỉ là thời gian để tưởng nhớ về Chúa mà còn là dịp đoàn tụ gia đình, để mỗi người thể hiện tình yêu, sự quan tâm đến người thân, bạn bè xung quanh.

Theo thời gian, Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây thông Noel và con tuần lộc.

Lễ Giáng sinh được tổ chức từ đêm ngày 24/12 cho tới hết ngày 25/12. Người Do Thái cho rằng, một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn, do đó người ta mới tổ chức sớm từ đêm tối ngày 24 (gọi là lễ vọng) trước khi tổ chức chính thức trong cả ngày 25 (gọi là lễ chính ngày).

Đêm Giáng Sinh 24/12 lễ vọng

Đêm Giáng Sinh là thời điểm lễ vọng, được tổ chức từ chiều tối ngày 24/12 và thường thu hút rất nhiều người tham gia. Vào đêm Noel, tại thánh đường và ở mỗi hộ gia đình, người ta sẽ trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong là tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức Mẹ Maria, xung quanh có những chú lừa, tượng Ba Vua, thiên thần, thánh Giuse...

Ngoài ra, ngày 24/12 còn gắn liền với sự ra đời của cây thông Noel. Người ta kể rằng, vào thế kỷ thứ VII, Thánh Boniface (sinh năm 680) - một nhà tu người Anh đang trên đường hành hương thì tình cờ bắt gặp một nhóm kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn. Những kẻ này đã dùng một đứa trẻ để tế thần. Ðể cứu đứa trẻ, Thánh Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ với một quả đấm.

Tại nơi đó, một cây thông nhỏ đã mọc lên. Boniface nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ kia chính là cây của sự sống, là biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Từ đó, cây thông con trở thành hình ảnh của niềm hy vọng, sức sống mới và được người ta sử dụng để trang trí trong mỗi dịp Giáng Sinh.

Ngày Giáng Sinh 25/12 lễ chính ngày

Nhiều người cho rằng, ngày 25/12 mới thực sự là ngày Chúa Jesus ra đời. Vì lẽ đó, ngày 25/12 mới chính là Giáng Sinh thật sự. Tuy nhiên, điều này là không hoàn toàn chính xác.

Đến tận bây giờ, chưa có một tài liệu nào khẳng định chắc chắn rằng Chúa Jesus sinh vào ngày 25/12. Những gì người ta thường nói với nhau chỉ là Chúa Jesus được sinh ra vào một đêm tối, trong chuồng gia súc của một quán trọ. Một số người chăn chiên đã tìm đến để thờ phụng Chúa sau khi được thiên sứ báo tin.

Kể từ sau sự kiện này, lễ Noel được các tín đồ Cơ đốc tổ chức ăn mừng. Lúc đầu, do bị chính quyền La Mã cấm, họ đã bí mật chọn ngày 25/12 (trùng với ngày lễ Thần Mặt Trời ngày đại lễ của quốc gia La Mã) để tổ chức. Vì điều này mà chính quyền La Mã không thể phát hiện việc các tín đồ Cơ đốc hân hoan vui mừng kỷ niệm sự kiện Chúa Jesus đến trần gian.

Sau đó, vào năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I đã bỏ đa thần giáo và theo Cơ đốc giáo. Ông ra lệnh hủy bỏ lễ thờ Thần Mặt Trời. Từ đó, ngày 25/12 hàng năm trở thành ngày lễ mừng sinh nhật của Chúa Jesus.

Tuy nhiên, phải đến năm 354, ngày 25/12 mới được Giáo hoàng Libero công bố là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng Sinh của Chúa Jesus. Đến khoảng thế kỷ IV, khi Cơ đốc giáo trở nên phổ biến rộng rãi, Giáng Sinh bắt đầu được tổ chức thường xuyên và đều đặn hơn.

Ông già Noel, còn gọi là Ông già tuyết là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong ngày Noel

Truyền thuyết vềÔng già Noellà một hình ảnh được tưởng tượng từ những lễ Đông chí (ngày 21 tháng 12). Cái chụp ở nơi ống khói chứa đầy quà cáp, một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", được mọi người biết đến, đặc biệt phổ biến ở các nước phương Tây.

Vùng nào sau đây trên Trái Đất đón Giáng sinh Noel (25 tháng 12) toàn là đêm, mà không có ngày
Ông già Noel - nhân vật được trẻ em yêu thích mỗi mùa Giáng sinh về (Ảnh: The Conversation)

Trong tiếng Anh, Ông già Noel được gọi là "Santa Claus", được cho là bắt nguồn từ tiếng Hà Lan Sinter Klaas, dựa trên nguyên mẫu về một nhân vật có thật ở thế kỷ thứ 4 là Thánh Nicolaus - thánh bổn mạng cho trẻ em.

Trong tiếng Việt, trong thời Pháp thuộc, người Pháp gọi ông là Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel), từ đó tiếng Việt gọi tắt là "Ông già Noel", ngoài ra còn được gọi là "Ông già Tuyết".