Windows 10 đọc được định dạng mac os extended

Apple File System (APFS)

Apple File System (APFS), hệ thống tệp mặc định cho máy tính Mac đang sử dụng macOS 10.13 trở lên, nổi bật với mã hóa mạnh mẽ, chia sẻ không gian, ảnh chụp nhanh, định cỡ thư mục nhanh và hệ thống tệp cơ bản được cải tiến. Trong khi APFS được tối ưu hóa cho ổ lưu trữ Flash/SSD được sử dụng trong các máy tính Mac gần đây, bạn có thể sử dụng APFS với các hệ thống cũ hơn có các ổ đĩa cứng (HDD) truyền thống và ổ lưu trữ bên ngoài, được gắn trực tiếp. macOS 10.13 trở lên hỗ trợ APFS cho cả ổ đĩa khởi động và ổ đĩa dữ liệu.

APFS sẽ phân bổ dung lượng ổ đĩa trong bộ chứa (phân vùng) theo yêu cầu. Khi bộ chứa APFS duy nhất có nhiều ổ đĩa, dung lượng trống của bộ chứa được chia sẻ và tự động được phân bổ cho bất kỳ ổ đĩa riêng lẻ nào khi cần. Nếu muốn, bạn có thể chỉ định các kích cỡ hạn mức và kích cỡ đặt trước cho từng ổ đĩa. Từng ổ đĩa sẽ chỉ sử dụng một phần của toàn bộ bộ chứa, do đó, dung lượng khả dụng là tổng kích cỡ của bộ chứa trừ đi kích cỡ của tất cả các ổ đĩa trong bộ chứa.

Chọn một trong các định dạng APFS sau đây cho máy Mac đang sử dụng macOS 10.13 trở lên.

  • APFS: Sử dụng định dạng APFS. Chọn tùy chọn này nếu bạn không cần định dạng được mã hóa hoặc phân biệt chữ hoa chữ thường.

  • APFS (Đã mã hóa): Sử dụng định dạng APFS và mã hóa ổ.

  • APFS (Phân biệt chữ hoa/thường): Sử dụng định dạng APFS và phân biệt chữ hoa/thường đối với tên tệp và thư mục. Ví dụ: các thư mục có tên "Homework" và "HOMEWORK" là hai thư mục khác nhau.

  • APFS (Phân biệt chữ hoa/thường, đã mã hóa): Sử dụng định dạng APFS, phân biệt chữ hoa/thường đối với các tên tệp và thư mục cũng như mã hóa ổ. Ví dụ: các thư mục có tên "Homework" và "HOMEWORK" là hai thư mục khác nhau.

Bạn có thể dễ dàng thêm hoặc xóa các ổ đĩa trong các bộ chứa APFS. Mỗi ổ đĩa trong bộ chứa APFS đều có định dạng APFS của riêng ổ đĩa đó—APFS, APFS (Đã mã hóa), APFS (Phân biệt chữ hoa/thường) hoặc APFS (Phân biệt chữ hoa/thường, Đã mã hóa).

Mac OS Extended

Chọn một trong các định dạng hệ thống tệp Mac OS Extended sau đây tương thích với máy Mac đang sử dụng macOS 10.12 hoặc cũ hơn.

  • Mac OS Extended (Ghi nhật ký): Sử dụng định dạng Mac (HFS Plus Ghi nhật ký) để bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống tệp phân cấp. Chọn tùy chọn này nếu bạn không cần định dạng được mã hóa hoặc phân biệt chữ hoa chữ thường.

  • Mac OS Extended (Ghi nhật ký, Mã hóa): Sử dụng định dạng Mac, yêu cầu có mật khẩu và mã hóa phân vùng.

  • Mac OS Extended (Phân biệt chữ hoa/thường, Ghi nhật ký): Sử dụng định dạng Mac và phân biệt chữ hoa/thường đối với tên thư mục. Ví dụ: các thư mục có tên "Homework" và "HOMEWORK" là hai thư mục khác nhau.

  • Mac OS Extended (Phân biệt chữ hoa/thường, Ghi nhật ký, Mã hóa): Sử dụng định dạng Mac, phân biệt chữ hoa/thường đối với tên thư mục, yêu cầu có mật khẩu và mã hóa phân vùng.

Các định dạng tương thích với Windows

Chọn một trong các định dạng hệ thống tệp tương thích với Windows sau đây nếu bạn đang định dạng ổ đĩa để sử dụng với Windows.

  • MS-DOS (FAT): Sử dụng cho các ổ Windows từ 32 GB trở xuống.

  • ExFAT: Sử dụng cho các ổ Windows trên 32 GB.

Khi bạn cài đặt lại Macbook hay fomat ổ cứng Mac chắc hẳn cần biết về cách định dạng ổ cứng để chọn định dạng phù hợp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để thực hiện thủ thuật này một cách an toàn. Trong bài viết này, hãy cùng MacOnline tìm hiểu các loại định dạng, cách phân vùng và format các loại ổ cứng nhé!

Các loại định dạng ổ cứng phổ biến trên Macbook

Trước khi bạn định dạng ổ cứng, hãy cân nhắc xem bạn nên sử dụng loại định dạng nào cho phù hợp với máy Mac của bạn. Dưới đây là các loại định dạng phổ biến nhất dành cho Mac và cách chọn loại tệp phù hợp với bạn:

a. APFS (Apple File System - Hệ thống tệp của Apple)

Đây là hệ thống tệp mặc định của Apple đã có trên macOS High Sierra 10.13 trở lên. Nó có ưu điểm là độ bảo mật cao, tăng độ chính xác khi tính toán dữ liệu.

Định dạng này mã hóa các tệp mạnh mẽ, hỗ trợ chia sẻ không gian, ảnh chụp, tệp và các thư mục. Nghĩa là nó sẽ không mở được trên máy Windows hoặc Linux và chỉ hoạt động trên ổ SSD, Flash hoặc ổ lai của Mac. Có thể kể đến các loại định dạng APFS như:

  • APFS (Đã mã hoá)
  • APFS (Phân biệt chữ hoa/ thường với tên tệp, thư mục)
  • APFS (Phân biệt chữ hoa/ thường, đã mã hoá)

Windows 10 đọc được định dạng mac os extended

b. MacOS Extended (Journaled hay còn gọi là HFS+)

Đây là định dạng ổ cứng tiền thân của APFS. Định dạng này sử dụng trên máy Mac chạy macOS High Sierra 10.12 hoặc cũ hơn.

Ổ cứng HFS + có thể được mã hóa giống như APFS và các máy Windows có thể mở tệp HFS + một cách dễ dàng. Tuy nhiên Windows không thể ghi vào tệp HFS + và loại tệp này không tương thích với Linux. Trong định dạng này có thể kể đến các loại như:

  • Mac OS Extended (Ghi nhật ký)
  • Mac OS Extended (Ghi nhật ký, mã hoá): dùng cho định dạng yêu cầu mật khẩu và mã hoá phân vùng
  • Mac OS Extended (Phân biệt chữ hoa/thường với tên thư mục, Ghi nhật ký)
  • Mac OS Extended (Phân biệt chữ hoa/thường, Ghi nhật ký, Mã hoá)

c. Định dạng tương thích với Windows

Nếu bạn muốn cài hệ điều hành Windows song song thì chắc chắn bạn sẽ phải chọn 1 trong các định dạng ổ cứng này.

  • MS-DOS FAT (hay còn gọi là FAT32)

Loại tệp này vừa có thể được đọc và ghi trên máy Mac, máy chạy Windows và máy Linux. Đối với những người thường xuyên chia sẻ tệp hay dữ liệu ổ đĩa giữa các hệ điều hành, FAT32 là lựa chọn tốt nhất.

Tuy nhiên FAT32 không thể được mã hóa và không có các tính năng bảo mật khác. Kích thước tệp cũng bị giới hạn ở 4GB, bởi vậy bạn không thể lưu trữ các file video hay phim ảnh. Mặt khác FAT32 có xu hướng bị lỗi đĩa thường xuyên hơn các định dạng khác.

  • ExFAT:  Loại tệp này có tất cả các đặc điểm giống như FAT32 nhưng có thể tạo và lưu trữ các tệp lớn hơn 4GB. Nhờ vậy, bạn tạo được phân vùng ổ đĩa lớn hơn 32GB giúp quản lý không gian tốt hơn.
  • NTFS: Hệ thống tệp mặc định của hệ điều hành Windows có thể đọc được bởi các thiết bị macOS. Tuy nhiên máy Mac sẽ không thể ghi vào tệp NTFS nguyên bản.

Cách định dạng ổ cứng trên Macbook

Trên thực tế, định dạng ổ cứng trên Macbook cũng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Trên thanh Menu bấm vào mục Go => Chọn Utilities hoặc nhấn Command + Space rồi nhập Disk Utility vào khung Search trên máy Mac
  • Bước 2: Trên cửa sổ Disk Utility, phía bên trái bạn bấm chọn ổ đĩa bạn muốn định dạng.

Lưu ý: Sau khi định dạng ổ hay format sẽ mất sạch sử liệu. Bởi vậy bạn nên tạo một bản sao lưu của tất cả các tệp trước khi tiếp tục để tránh bị mất dữ liệu đáng tiếc.

  • Bước 3: Ở đầu cửa sổ Disk Utility, chọn “Erase

Windows 10 đọc được định dạng mac os extended

Chọn xóa trong cửa sổ Disk Utility

  •  Bước 4: Trong cửa sổ bật lên vừa xuất hiện, hãy chọn một tên mới cho ổ cứng của bạn tại mục Name. Cửa sổ hiện ra có rất nhiều định dạng ổ cứng mà bạn có thể chọn ở mục FormatChọn định dạng ổ đĩa bạn muốn cho ổ đĩa của mình.

Lưu ý: lúc này máy Mac sẽ tự động chọn tùy chọn mà nó cho là phù hợp nhất. Nhưng menu thả xuống có các tùy chọn khác nếu bạn muốn thay đổi.

Windows 10 đọc được định dạng mac os extended

Chọn định dạng cho ổ cứng

  • Bước 5: Chọn “Security Option” nếu bạn muốn đảm bảo các file, dữ liệu trêm ổ cứng được xoá an toàn.
  • Bước 6: Chọn “Erase” để xoá hoàn toàn dữ liệu. Đợi khi xoá xong, bạn bấm chọn Done để hoàn tất quá trình Format.

Hướng dẫn phân vùng ổ cứng cho Macbook của bạn

Nếu bạn đã định dạng ổ đĩa của mình xong, bạn có thể phân vùng ổ đĩa. Thao tác này sẽ chia ổ đĩa thành hai định dạng. Như vậy phân vùng là lựa chọn hoàn hảo cho những ai sử dụng song song Mac và Windows hay muốn chuyển tệp giữa các hệ điều hành khác nhau bằng ổ đĩa ngoài. 

Để phân vùng ổ cứng bạn làm theo hướng dẫn:

  • Bước 1: Mở Disk Utility và chọn ổ đĩa mà bạn muốn phân vùng. 
  • Bước 2: Trong menu trên cùng, chọn Phân vùng (Partion) để mở ổ đĩa bạn muốn chia ổ hay gộp ổ cứng.
  • Bước 3: Nhấp vào dấu cộng (+) ở cuối biểu đồ hình tròn nếu bạn muốn chia thêm phân vùng mới. Mỗi khi bạn nhấp vào dấu cộng này, một phân vùng mới sẽ được tạo. Còn nếu bạn muốn gộp ổ cứng thì bấm vào phân vùng muốn gộp rồi bấm vào dấu trừ (-).
  • Bước 4: Ở mục này, bạn đặt tên ở mục Name, chọn kiểu định dạng ở mục Format và chọn kích thược bạn muốn chia ở mục Size cho các phân vùng. Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi kích thước của từng phân vùng bằng cách kéo các chấm trắng ở cạnh của hình tròn.

Windows 10 đọc được định dạng mac os extended

Chọn tên, định dạng và kích thước cho phân vùng

  • Bước 5: Bấm chọn Apply (Áp dụng) và đợi một chút sẽ có thông báo thành công. 

Như vậy là bạn có thể chia hay gộp ổ cứng xong rồi đó. Khá đơn giản phải không ạ!

Trên đây là cách định dạng ổ cứng, cũng như những thông tin để bạn phân loại để tiện hơn cho việc phân vùng sau khi định dạng. Hy vọng hướng dẫn này sẽ giúp bạn hoàn thiện được thao tác mà không xảy ra lỗi đáng tiếc! Nếu có bát cứ thắc mắc gì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé!