Workflow diagram là gì

Workflow diagram [WFD]Sơ đồ quy trình làm việc [WFD]. Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ Workflow diagram [WFD] - một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh.

Xem thêm: Thuật ngữ kinh doanh A-Z

Giải thích ý nghĩa

Mô tả đồ họa của các bước thực hiện, thời gian dành cho, khoảng cách di chuyển, và các khía cạnh khác của con đường một đoạn cụ thể của công việc được thực hiện.

Definition - What does Workflow diagram [WFD] mean

Graphical depiction of steps taken, time spent, distance traveled, and other aspects of the way a particular piece of work is done.

Source: Workflow diagram [WFD] là gì? Business Dictionary

Sơ đồ flow chart sẽ đem lại những lợi ích như thế nào với những người sử dụng? Để biết thêm thông tin chi tiết về sơ đồ flow chart hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Trong công việc để những vấn đề được trình bày rõ ràng việc sử dụng biểu đồ hay sơ đồ sẽ rất hữu dụng khi trình bày một vấn đề nào đó. Có rất nhiều dạng biểu đồ tư duy khác nhau, một trong những loại biểu đồ hay được sử dụng có flow chart. Vậy flow chart là gì, cách xây dựng biểu đồ này và lợi ích khi sử dụng nó như thế nào?

Flow chart là gì?

Thực ra flow chart là một dạng biểu đồ thường được dùng để trình bày những bước trong một quy trình nào đó. Việc sử dụng flow chart để hỗ trợ cho việc lập ra những kế hoạch hay các hoạt động đào tạo với những kiến thức khác nhau. Khi bạn muốn đưa ra những quyết định nào đó thì việc sử dụng flow chart trở nên rất hữu ích.

Flowchart là gì?

Thông thường khi tạo nên flow chart thì người dùng thường sẽ sử dụng những mũi tên để minh họa cho các bước. Việc dùng mũi tên sẽ dẫn dắt các vấn đề đi theo những quy trình cụ thể, logic.

Biểu đồ flow chart có rất nhiều dạng biến thể khác nhau như: sơ đồ chi tiết, sơ đồ từ trên xuống, sơ đồ vĩ mô… Đó là hình ảnh thể hiện những quy trình theo tuần tự, là công cụ có thể điều chỉnh cho nhiều mục đích khác nhau. Đây là một công cụ phân tích quy trình chung, một trong bảy công cụ chất lượng cơ bản.

Hướng dẫn cách sử dụng flow chart hiệu quả

Nếu biết cách sử dụng flow chart thì hiệu quả của nó đem lại sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên. Ví dụ khi bạn muốn đào tạo cho các nhân viên mới về công việc, nghiệp vụ thì việc sử dụng flow chart sẽ giúp quá trình đó trở nên hiệu quả hơn. Đặc biệt, khi có những bài thuyết trình hay các buổi báo cáo bạn cũng nên sử dụng flow chart.

Thí dụ thực tế về flowchart
Flowchart chi tiết theo lane [mỗi lane là một đối tượng: Doanh nghiệp, VCCI]. Giữa các lane có tương tác, kết nối với nhau.

Những trường hợp bạn nên sử dụng flow chart để đạt được hiệu quả và mục đích mà bản thân muốn hướng đến:

  • Nghiên cứu quá trình cải tiến của một công trình nào đó
  • Thuyết trình cho mọi người về quá trình nghiên cứu, quy trình làm việc
  • Ghi lại quá trình thực hiện một dự án, công trình nào đó
  • Xây dựng, lập kế hoạch cho những dự án, công trình mới
  • Báo cáo về kết quả nghiên cứu, giải quyết vấn đề, công việc.
Flowchart là công cụ hiệu quả trong việc xây dựng các quy trình của doanh nghiệp

Lợi ích của việc sử dụng flow chart trong công việc

Sử dụng flow chart có rất nhiều tác dụng trong việc hoàn thành kế hoạch và mục đích đặt ra. Dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng flow chart có thể thấy rõ:

Flow chart
  • Diễn giải từng quy trình nghiên cứu, hoạt động làm việc theo trình tự rõ ràng
  • Truyền đạt cho người nghe quá trình thực hiện bằng hình ảnh, dễ liên tưởng
  • Xâu chuỗi tất cả kiến thức, kĩ năng, nội dung, đơn giản hóa những vấn đề chính cần nêu
  • Xây dựng kế hoạch có mục tiêu, định hướng rõ ràng
  • xác định, đưa ra những quyết định mấu chốt nhanh chóng.

Cách xây dựng sơ đồ flow chart cơ bản

Để có thể xây dựng một sơ đồ flow chart cơ bản người thực hiện cần chuẩn bị một số dụng cụ sau: Ghi chú hoặc thẻ dính, một mảnh giấy lật hoặc giấy in báo lớn và bút đánh dấu.

Cách vẽ flow chart
  • Đầu tiên cần xác định được nên sử dụng dạng sơ đồ như thế nào sẵn trong đầu
  • Thực hiện viết tiêu đề cho hoạt động bạn muốn sơ đồ hóa nó lên giấy
  • Cùng những người trong team thảo luận và đưa ra những quyết định về những quy trình cần thực hiện. Nhất định phải xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình này.
  • PHác thảo ra những hoạt động sẽ thực hiện. Nên viết mỗi vấn đề trên một thẻ hoặc những tờ note.
  • Khi đã viết ra những kế hoạch, nội dung thực hiện cần sắp xếp lại theo trình tự hợp lí.
  • Khi đã thống nhất về kế hoạch và hoạt động thì bắt đầu sử dụng những chiếc mũi tên để hiển thị những luồng của quy trình.
  • Cùng những đồng nghiệp trong team kiểm tra lại lần nữa tất cả những vấn đề đưa lên sơ đồ để có thể kịp thời chỉnh sửa những sai sót đang diễn ra.

Một số lưu ý khi xây dựng flow chart

  • Không cần lo lắng về hình thức vẽ sơ đồ có theo chuẩn quy chuẩn hay không. Mục đích chính của việc sử dụng sơ đồ là thể hiện được nội dung cần trình bày.
  • Nên tập trung vào nội dung, vấn đề nêu ra trong sơ đồ, tóm tắt, đơn giản hóa mọi vấn đề sao cho dễ hiểu, dễ nhớ.
  • Không nên nhờ người vẽ sơ đồ mà cần chính những người tham gia vào quy trình phải thực hiện vẽ sơ đồ.
  • Xác định những người chủ chốt tham gia vào quy trình.

Nếu flowchart của bạn quá đơn điệu, hãy SÁNG TẠO

Nếu các flowchart của bạn chỉ dựa trên các ký hiệu đơn giản, sơ đồ sẽ nhàm chán và không lôi cuốn người đọc, nhất là khi sơ đồ đó thiếu điểm nhấn, hoặc tông màu đồng đều. Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo theo những cách bạn muốn, nếu bạn có năng lực thẩm mỹ tốt thì cũng nên thử sáng tạo theo cách riêng của bạn.

Flowchart được vẽ theo phong cách đặc biệt, cuốn hút thực sự có giá trị hơn flowchart đơn điệu
Flowchart trong một tựa game có tên là "Flowchart of Life" trong đó người chơi cố gắng đấu tranh và nỗ lực để đạt được hạnh phúc trong cuộc sống, và sẽ phải kết nối với những người chơi khác để đạt được mục tiêu của mình

Qua bài viết trên chắc bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi flow chart là gì rồi đúng không? Những vấn đề về flow chart cũng như cách thực hiện sẽ rất hữu ích cho quá trình làm việc và xây dựng kế hoạch nghiên cứu. Vì vậy, hãy vận dụng nó vào công việc để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

Workflow là một trong những thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống đặc biệt là trong kinh doanh. Workflow mang đến nhiều lợi ích dành cho các doanh nghiệp, nhà quản lý cũng như nhân viên tại các công ty, doanh nghiệp. Nhờ có Workflow quy trình làm việc được diễn ra khoa học, thông minh và dễ dàng hơn từ đó giúp tối ưu thời gian làm việc và tăng năng suất nhân viên. Cùng tìm hiểu cách vẽ workflow 6 bước đơn giản qua nội dung bài viết sau. 

Sơ lược về lịch sử Workflow [Quy trình làm việc] Quy trình làm việc Workflow xuất hiện lần đầu vào cuối những năm 1880. Cha đẻ là Frederick Winslow Taylor. Thuật ngữ "Workflow" được giới thiệu lần đầu trên tạp chí kỹ thuật đường sắt vào năm 1921. Năm 1980, khi ý tưởng về quản lý chất lượng toàn diện trở nên phổ biến, các doanh nghiệp xác định mục tiêu cạnh tranh trên toàn cầu, Workflow được thúc đẩy phát triển. Quy trình làm việc Workflow đã được đánh giá là giúp quản lý chất lượng , cùng với Six Sigma xác định và loại bỏ các khiếm khuyết trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Workflow là gì?

Workflow là gì [Workflow meaning] – Dịch theo nghĩa tiếng Anh “work” có nghĩa là công việc và “flow” là sự chảy qua. Khi ghép hai từ này lại với nhau sẽ ra cụm từ Workflow, hiểu một cách đơn giản là luồng công việc hay quy trình công việc. Workflows bao gồm mô hình hoạt động kinh doanh được phối hợp và lặp lại. Luồng công việc được kích hoạt bởi tài nguyên có hệ thống thành quy trình biến đổi vật liệu, xử lý thông tin hoặc cung cấp dịch vụ. Hiểu một cách nôm na cách vẽ Workflow chính là các bước liên quan đến quy trình xử lý và hoàn thành công việc. 

Workflow có nghĩa là luồng công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định

Khái niệm và cách vẽ Workflow bắt nguồn từ Henry Gantt và Frederick Taylor – Hai kỹ sư cơ khí vào đầu thế kỷ 20. Họ nghiên cứu về thời gian và chuyển động sau đó xây dựng nên Workflow nhằm loại bỏ chuyển động dư thừa hay lãng phí và tạo nên quy trình làm việc cho nhân viên. 

Phân biệt Checkflow và Workflow

Tìm hiểu thêm: Workflow và tầm quan trọng trong doanh nghiệp số

2. Tại sao nên sử dụng lưu đồ Workflow?

Nhà quản lý cũng như nhân viên tại doanh nghiệp có thể áp dụng cách vẽ workflow nhằm hỗ trợ tối đa quy trình làm việc. Workflows là quy trình bao gồm các bước thực hiện một mục tiêu công việc lặp đi lặp lại trong doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu nó bao gồm tuần tự các công việc chảy từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo, lặp lại cho đến khi hoàn thành. 

Workflows có thể được xây dựng ở dạng phần mềm quản lý công việc mang đến các tính năng hữu ích dành cho người dùng. Nó đảm bảo rằng các quy trình quan trọng được thực hiện đúng cách, đúng thời gian. Nhà quản lý có thể áp dụng các cách vẽ workflow đơn giản nhằm cung cấp quy trình làm việc cho nhân viên mới của mình. Từ đó nhân viên có thể biết được mình cần hoàn thành những công việc nào, trong thời gian bao lâu, đâu là nhiệm vụ cần hoàn thành trước, đâu là nhiệm vụ quan trọng.  

Không nên bỏ qua: Giới thiệu và đánh giá chi tiết 7 phần mềm quản lý công việc cho nhóm, doanh nghiệp

3. Các loại sơ đồ quy trình làm việc Workflow

Ví dụ về quy trình làm việc Workflow

Có nhiều loại sơ đồ quy trình làm việc và cách vẽ Workflow khác nhau, tuy nhiên trên thực tế người ta thường sử dụng các loại sau:

  1. Lưu đồ ANSI – Đây là sơ đồ quy trình làm việc sử dụng các ký hiệu của ANSI [Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ] để mô tả từng bước liên quan.
  2. Hoạt động UML – Lưu đồ này được biểu diễn bằng đồ thị về thứ tự các nhiệm vụ hoặc các bước liên quan bằng cách sử dụng Ngôn ngữ tạo mô hình thống nhất.
  3. BPMN – Đây là một loại sơ đồ sử dụng ký hiệu mô hình hóa quy trình nghiệp vụ sử dụng các ký hiệu được tiêu chuẩn hóa cho phép cả người dùng chuyên lẫn không chuyên về kỹ thuật có thể hiểu nó dễ dàng hơn.
  4. SIPOC – Đây là một loại sơ đồ tập trung phân tích các khía cạnh khác nhau của quy trình công việc và xác định mức độ quan trọng của chúng. Cách vẽ workflow này là tập trung vào những người tạo và nhận dữ liệu, không giống như sơ đồ truyền thống nơi thứ tự các bước là trọng tâm chính.

4. Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng Workflow?

Mặc dù các phương pháp này bắt nguồn từ ngành công nghiệp sản xuất, nhưng chúng lại cực kỳ hữu ích cho hầu hết mọi doanh nghiệp. Mỗi lĩnh vực khác nhau có cách vẽ workflow khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về các ngành có thể ứng dụng sơ đồ quy trình làm việc:

Tài chính – một quy trình làm việc có thể giúp bạn sắp xếp rất nhiều hoạt động, từ xử lý thanh toán đến đặt hàng và thu tiền mua hàng;

Y tế – một quy trình rõ ràng có thể giúp bệnh viện xác định được các bước cần thực hiện trong một lần khám bệnh;

• Giáo dục – một quy trình làm việc có thể giúp sinh viên xác định được các bước cần thực hiện khi đóng học phí, đăng ký học phần;

Quân sự – cách vẽ workflow của lĩnh vực này là có thể mô tả các bước được thực hiện trong một hoạt động triển khai quân sự;

Thương mại điện tử – một quy trình làm việc thể hiện rõ ràng quá trình khách hàng trải nghiệm, từ đặt hàng đến khi nhận sản phẩm;

Phát triển ứng dụng – mô tả quy trình mà đơn vị phát triển sản phẩm tạo ra ứng dụng, bao gồm lên ý tưởng, lập kế hoạch, thiết kế, lập trình, khởi chạy và sửa lỗi.

Vòng tròn – Được sử dụng khi bạn cần chuyển từ phần này sang phần khác.

Như bạn có thể thấy, bạn có thể sử dụng sơ đồ quy trình làm việc trong nhiều loại hình và mô hình kinh doanh.

Tham khảo thêm:

5. Ý nghĩa các hình dạng và biểu tượng trong Workflow 

Trước khi đến với thông tin về vẽ workflows chúng ta cùng tìm hiểu về các biểu tượng và hình dạng trong lưu đồ workflow. Để tạo quy trình làm việc, nhà quản lý cần hiểu về ý nghĩa của các hình dạng và ký hiệu tiêu chuẩn được sử dụng trong workflows. Dựa trên từng trường hợp sử dụng cũng như cách vẽ workflow khác nhau mà bạn có thể sử dụng các ký hiệu khác nhau. Trong đó phổ biến với các ký hiệu như: 

Hình chữ nhật – Thể hiện hành động hoặc quá trình được thực hiện bởi một cá nhân và các hướng dẫn cần thiết

Hình bầu dục – Biểu thị điểm bắt đầu hoặc điểm cuối cùng của một quá trình

Kim cương – Được sử dụng khi cần phê duyệt hoặc quyết định

Mũi tên – Hiển thị kết nối giữa các quy trình hoặc bước khác nhau

6. Cách vẽ workfow khoa học

Doanh nghiệp và nhà quản lý hoàn toàn có thể làm chủ kế hoạch công việc cũng như chiến lược kinh doanh của mình thông qua cách vẽ Workflow 6 bước đơn giản sau đây: 

Cách vẽ workfow khoa học

Bước 1: Chọn quy trình 

Bước đầu tiên trong cách vẽ Workflow chính là xác định quá trình theo dõi, giám sát và triển khai quy trình. Tại bước này nhà quản lý cần lựa chọn đúng loại sơ đồ quy trình làm việc phù hợp với nhu cầu, mục đích cũng như thực trạng của doanh nghiệp. Cân nhắc đến các đối tượng người dùng quy trình làm việc này. Ngoài ra nhà quản lý cần cân nhắc xem xét sơ đồ công việc mô tả quy trình làm việc hiện tại hay một mô hình làm việc được thiết kế cho tương lai. 

Bước 2: Xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc

Bước thứ 2 trong cách vẽ workflow nhà quản lý cần xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc của lưu đồ công việc. Cần đảm bảo sơ đồ thể hiện được mục tiêu ban đầu và kết quả cuối cùng một cách cụ thể, rõ ràng. 

Bước 3: Thu thập thông tin 

Nhà quản lý cần thu thập thông tin từ nhân sự của mình cũng như các bộ phận phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo quy trình công việc trên sơ đồ phù hợp với năng lực nhân viên và thực trạng của doanh nghiệp. Vạch ra các nhiệm vụ có liên quan tại từng bước trên lưu đồ, nhằm phân chia công việc cụ thể cho từng công việc và nhân sự. Ngoài ra nhà quản lý cần ghi lại mốc thời gian của quy trình, cũng như các lưu ý quan trọng nhằm tăng hiệu quả công việc. 

Bước 4: Loại bỏ các nhiệm vụ không cần thiết

Thông qua cách vẽ workflow nhà quản lý có thể điều chỉnh các công đoạn cũng như quy trình làm việc kém hiệu quả. Bằng việc kiểm tra các nhiệm vụ và xếp chúng vào một trong các danh mục nhà quản lý có thể phân chia và sắp xếp nhiệm vụ hợp lý cho từng nhân viên, từng bộ phận. Để phân loại, nhà quản lý có thể cân nhắc mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp, đối với các nhiệm vụ không liên quan đến mục tiêu chung có thể xếp vào nhiệm vụ không cần thiết, không quan trọng, không khẩn cấp.  

Bước 5: Thiết kế sơ đồ quy trình công việc

Thiết kế sơ đồ quy trình công việc workflow

Tại bước này tất cả các thông tin được phân tích, các nhiệm vụ và công việc sẽ được triển khai ở dạng sơ đồ. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ, phần mềm workflow hoặc thực hiện thủ công qua việc truyền miệng hay vẽ trên giấy. Dù sử dụng cách vẽ workflow nào đi chăng nữa, điều quan trọng nhất vẫn là thể hiện được quy trình làm việc dễ hiểu, dễ truyền đạt và chia sẻ. 

Bước 6: Số hóa quy trình làm việc Workflow trên phần mềm

Nếu trước đây, nhà quản lý thể hiện quy trình làm việc qua văn bản, giấy, qua truyền miệng, qua những hình thức thủ công hay Excel thì nay các doanh nghiệp sẽ sử dụng phần mềm chuyên biệt giúp trực quan hóa quy trình làm việc Workflow.

Bên cạnh việc hỗ trợ hữu hình hóa quy trình công việc phòng ban, dự án, thì phần mềm FastWork Workflow hỗ trợ tự động chuyển tiếp các giai đoạn tới nhân sự phụ trách trong quy trình làm việc, báo cáo realtime ngay khi công việc/nhiệm vụ có sự thay đổi.

Ví dụ: Khi nhân sự A hoàn thành công việc được giao, phần mềm FastWork Workflow sẽ tự động chuyển đến nhân sự B tiếp nhận theo quy trình. Tham khảo Case Study cụ thề về Cách Xây dựng và chuẩn hóa quy trình Content Marketing trên FastWork Workflow

Bước 7: Ứng dụng vào hệ thống và Phân tích kết quả

Bước cuối cùng chính là đánh giá và phân tích kết quả mà quy trình mang đến cho doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể đánh giá hiệu quả của workflows thông qua hiệu suất và kết quả làm việc của nhân viên, cũng như qua thời gian thực hiện công việc. Từ kết quả doanh nghiệp có thể tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của quy trình workflow, từ đó đưa ra các phương pháp điều chỉnh phù hợp. 

Làm chủ kế hoạch với cách vẽ workflow mang đến nhiều ưu điểm đến nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp. Nhờ sơ đồ này doanh nghiệp được vận hành theo quy trình khoa học và chuyên nghiệp. Giảm thiểu các bước bước dư thừa, kém hiệu quả trong quy trình làm việc. 

8. FastWork Workflow – Ứng dụng số hóa quy trình làm việc, phòng ban được hàng nghìn doanh nghiệp sử dụng

FastWork WorkFlow – Giải pháp số hóa và tự động hóa quy trình toàn diện nằm trong Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp trực tuyến FastWork.vn. FastWork Workflow hỗ trợ:

  • Số hóa và thiết lập linh hoạt các quy trình
  • Tự động hóa trong quy trình
  • Kiểm soát quy trình chặt chẽ
  • Hệ thống báo cáo tự động
  • Chuẩn hóa và tối ưu quy trình
Tìm hiểu về Workflow trên FastWork

Để nhận DEMO miễn phí FastWork Workflow kèm tư vấn 1:1, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây!

Đăng ký tư vấn

Video liên quan

Chủ Đề