Xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán

Một khái niệm thường thấy trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là tỷ giá chéo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa rõ về khái niệm này. Vậy tỷ giá chéo là gì và cách xác định như thế nào? Hãy tham khảo thông tin chi tiết trong bài sau.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu tỷ giá là gì?
  • Tìm hiểu ăn cắp danh tính là gì?

Tỷ Giá Chéo [Cross Rate] Là Gì? 

Tỷ giá chéo chính là tỷ giá giữa hai loại đồng tiền, được tính toán và suy ra từ tỷ giá của chúng với một loại đồng tiền thứ ba [đồng tiền trung gian]. Cách xác định tỷ giá chéo phụ thuộc vào các đồng tiền được yết giá là gián tiếp hay trực tiếp và tỷ giá xác định là tỷ giá mua hay tỷ giá bán.

Tỷ giá chéo [ Cross Rate]

Một số tỷ giá chéo phổ biến hơn không liên quan đến USD bao gồm:

  • EUR / JPY = Euro / Tỷ giá chéo của Yên Nhật
  • EUR / GBP = Euro / Bảng Anh Tỷ giá chéo FX
  • AUD / NZD = Đô la Úc / Đô la New Zealand Tỷ giá chéo ngoại hối
  • EUR / SEK = Euro / Tỷ giá chéo Krona Thụy Điển

Trong tỷ giá chéo, cần chú ý đến cặp tiền tệ chính. Khi hai loại tiền tệ đang được định giá so với nhau, chúng sẽ trở thành một cặp tỷ giá chéo. Sau đó, cặp tiền được so sánh với đồng tiền cơ bản [ví dụ: đô la Mỹ], tạo ra tỷ giá chéo.

Xem thêm tỷ giá hối đoái là gì?

Đặc Điểm Của Tỷ Giá Chéo

Những đặc điểm đặc trưng của tỷ giá chéo là:

  • Nếu nhà đầu tư đang giao dịch nhiều cặp tiền khác nhau mà quan tâm đến tỷ giá chéo thì không cần quan tâm đến các nguyên tắc cơ bản khác của nền kinh tế Mỹ.
  • Tỷ giá chéo ít được giao dịch, ít thanh khoản hơn so với cặp tiền truyền thống. Điều này sẽ có nhiều lợi ích và cả hạn chế cho các nhà đầu tư.
  • Tỷ giá chéo khả thi cho các nhà đầu tư tìm sự chênh lệch giá ở các cặp tiền tệ ít phổ biến. Do thiếu thanh khoản nên có thể dẫn đến biến động lớn, mang lại cơ hội tạo ra lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư [cũng có thể mang tới khả năng thua lỗ lớn].
  • Tác động tiêu cực của tỷ giá chéo chính là việc thanh khoản ít có thể dẫn đến chênh lệch giá mua và bán, các nhà giao dịch gặp khó khăn trong việc vào hoặc ra khỏi vị trí lệnh của họ.

Ý Nghĩa Của Tỷ Giá Chéo Là Gì?

Tỷ giá chéo được xác định trong 2 trường hợp là:

  • Tỷ giá chéo đơn: Đứng ở vị trí người mua hoặc người bán riêng biệt, chỉ quan tâm đến 1 tỷ giá duy nhất để mua hoặc bán khi tham gia giao dịch ở thị trường. Họ không quan tâm đến chênh lệch tỷ giá mua và bán.
  • Tỷ giá chéo phức: Tỷ giá chéo được xác định cho các ngoại tệ ở vị trí khác nhau so với người mua hoặc người bán.

Cách Xác Định Tỷ Giá Chéo Như Thế Nào?

Có 3 cách thông dụng để xác định tỷ giá chéo là:

  • Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá.
  • Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá.
  • Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá và định giá.

Cách xác định tỷ giá chéo

Quy Tắc Xác Định Tỷ Giá Giữa 2 Đồng Tiền Định Giá

Để xác định tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền định giá chúng ta sẽ lấy tỷ giá của đồng tiền định giá chia cho tỷ giá của đồng tiền yết giá. Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng và muốn tính tỷ giá bán của khách hàng lấy tỷ giá mua của ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng.

Nếu tỷ giá yết là VND/USD và CNY/USD, thì tỷ giá chéo VND/CNY được tính theo công thức:

Yết giá/định giá = [Yết giá/USD]/[Định giá/USD]

VND/USD = X/[X + VND]

CNY/USD= Y/[Y + CNY]

Trong đó:

  • X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND.
  • Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.

Ví dụ: Cho tỷ giá USD/VND = 18.000/200; USD/SGD = 1.2420/30; hãy tính tỷ giá chéo của khách hàng mua bán với ngân hàng và tỷ giá chéo niêm yết của ngân hàng:

Tỷ giá mua SGD/VND của khách hàng = 18.200 VND/1.2420SGD = 14.749;

Tỷ giá bán SGD/VND của khách hàng = 18.000 VND/1.2430SGD =14.481;

>> Tỷ giá yết của ngân hàng: SGD/VND =14.481/14.653;

Xác Định Tỷ Giá Giữa 2 Đồng Tiền Yết Giá

Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền cùng được yết ở vị trí đồng tiền yết giá sẽ được tính bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá chia cho tỷ giá của đồng tiền định giá. Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng.

Cách tính được hiểu như sau, tỷ giá yết là USD/VND và USD/CNY, tỷ giá [TG] chéo VND/CNY trong hai trường hợp mua và bán được tính theo công thức là:

Yết giá/định giá = [USD/định giá]/[USD/yết giá]

USD/VND = X/X + VND

USD/CNY = Y/Y + CNY

Trong đó: X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND và Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.

Ví dụ: Cho tỷ giá GBP/VND = 29160/80; USD/VND = 1800/200. Hãy tính tỷ giá chéo của khách hàng mua bán với ngân hàng và tỷ giá chéo niêm yết của ngân hàng.

  • Tỷ giá mua GBP/USD của khách hàng = 29180 VND/18000 = 1.6211;
  • Tỷ giá bán GBP/USD của khách hàng = 29160 VND/18200 VND = 1.6021

-> Tỷ giá yết của ngân hàng: GBP/USD = 1.6021/1.6211

Xác Định Tỷ Giá Giữa 2 Đồng Tiền Yết Giá Và Định Giá

Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền trong đó một đồng được yết ở vị trí đồng yết giá và một đồng yết ở vị trí đồng định giá được xác định bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá nhân với tỷ giá của đồng tiền định giá.

Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng nhân với tỷ giá bán của ngân hàng và muốn tính tỷ giá bán của khách hàng lấy tỷ giá mua của ngân hàng nhân với tỷ giá mua của ngân hàng.

Trường hợp này, nếu tỷ giá yết là VND/USD và USD/CNY tỷ giá [TG] chéo VND/CNY trong hai trường hợp mua và bán được tính theo công thức sau:

Yết giá[trực tiếp]/định giá = [Yết giá/USD] x [USD/Định giá]

VND/USD = X/X + VND

USD/CNY=Y/Y + CNY

Trong đó:

  • X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND.
  • Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Giá Chéo Là Gì?

Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá chéo của các cặp tiền tệ là:

  • Sự khác biệt tương đối về sức mạnh kinh tế của các quốc gia.
  • Tỷ lệ lạm phát.
  • Lãi suất.

Kết Luận 

Tỷ giá chéo là gì? Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ ba. Cách tính tỷ giá chéo phụ thuộc vào cách các đồng tiền được yết giá là gián tiếp hay trực tiếp và tỷ giá xác định là tỷ giá mua hay tỷ giá bán.

Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn

Trước ngày 01/01/2015 việc quy đổi nguyên tệ ra đồng Việt Nam để để xác định doanh thu tính thuế được quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh. Từ ngày 01/01/2015 thì thực hiện theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh theo quy định tại khoản 2, điều 5, luật 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều luật về thuế.

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế mới nhất

Tại khoản 4 điều 2 của  TT 26/2015/TT- BTC  quy định:

Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước

– Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước

Người nộp thuế thực hiện nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp được nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nộp thuế bằng đồng Việt Nam thì người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế căn cứ số tiền Việt Nam Đồng trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước và tỷ giá quy định tại Khoản này để quy đổi thành số tiền bằng ngoại tệ để thanh toán cho khoản nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ, cụ thể như sau:

Trường hợp nộp tiền tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước; thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng; nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Tham khảo: Hạch toán chênh lệch tỷ giá Tài khoản 413 theo Thông tư 133

Ví dụ:

Công ty X là người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ; nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nộp thuế bằng đồng Việt Nam. Công ty X mở tài khoản tại 3 ngân hàng là Ngân hàng A; Ngân hàng B và Ngân hàng C. Ngày 21/3/2015, tỷ giá mua vào đồng đô la Mỹ tại Ngân hàng A là 21.300 VND/USD; tại Ngân hàng B là 21.310 VND/USD, tại Ngân hàng C là 21.305 VND/USD.

Ngày 21/3/2015, Công ty X nộp thuế bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng D; hoặc Kho bạc Nhà nước quận E thì Công ty X được áp dụng tỷ giá mua vào của một trong ba ngân hàng A, B, C. Nếu Công ty X nộp thuế bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng A; thì áp dụng tỉ giá là 21.300 VND/USD.

Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ; thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế; theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC; ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

Tỷ giá giao dịch

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại; nơi người nộp thuế mở tài khoản.

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí; là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại; nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

Các trường hợp cụ thể khác

Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 như sau:

Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng [bên Nợ tài khoản 131]; kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh; [là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán]. Riêng trường hợp nhận trước của người mua; khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước;

– Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng; [bên Có tài khoản 131] kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ; [Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó]. Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua; thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế [là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền]; tại thời điểm nhận trước;

– Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng; có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính; theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng; là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp; chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng

Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu; và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại; nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá; do Công ty mẹ quy định [phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế]; để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.

– Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán [bên có tài khoản 331] bằng ngoại tệ,

Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế; tại thời điểm phát sinh [là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch]. Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán; khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí; thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.

– Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán [bên Nợ tài khoản 331] bằng ngoại tệ,

Kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ; [Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh; được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó]. Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu; hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế [là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch]; tại thời điểm ứng trước;

– Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ; tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán; là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại; nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định; [phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế] để đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán; có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.

Video liên quan

Chủ Đề