Ý nghĩa của câu chuyện nhà bác học qua sông

Môn Văn Lớp: 8 Giúp em bài này với ạ: đọc ngữ liệu sau và trả lời cac câu hỏi: Một hôm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông. Ngồi không, cảm thấy buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền. Ông ta ngẩng cao đầu, kiêu ngạo hỏi: – Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy! Im lặng hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập: – Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học. – Như vậy là anh đã lãng phí mất nửa cuộc đời rồi – nhà bác học nói. Nói xong ông ta quay mặt ra ngoài, ngắm nhìn sông nước, không nói chuyện với người chèo thuyền nữa. Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền đã xa bờ, chao đảo trong sóng gió, lúc nào cũng như sắp bị chìm. Bỗng nhiên, một cơn gió lớn thổi đến, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và người chèo thuyền đều bị rơi xuống nước. – Ông có biết bơi không? – Người lái thuyền hét lớn, hỏi nhà bác học. Lúc này, nhà bác học đã bị chìm đến cổ, lập cập trả lời: – Không biết! – Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi! – người chèo thuyền nói. a]nêu PTBĐ chính của văn bản trên? b]nội dung của câu chuyện? c]thái đọ của bác học gợi cho em suy nghĩ gì về cách nhìn đối vs người thấp hơn mk ? Qua đó câu chuyện đem lại cho em bài học cuộc sống gì? d]em hãy viết thêm đoạn kết của câu chuyện bằng 1 đoạn văn [khoảng 10 dòng]

No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

 Trường Tiểu kiểm tra Trung Tự – Giáo dục Thể yếu tố danh mục 1 {Hình ảnh} trong trường hợp…

by tiptopvn 07/05/2022


MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11, KHỐI CD




Mức độ
Chủ đề



Nhận biết


Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đọc hiểu

Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Thái độ của nhân vật, nội dung ý nghĩa của văn bản.

Bày tỏ quan điểm, thái độ của bản thân về vấn đề được đặt ra trong văn bản.







Số câu

Số điểm


Tỉ lệ

1

0.5


5%

1

0.5


5%

1

0.5


5%

1

0,75


5 %

4

2 đ


20 %

Nghị luận xã hội










Vận dụng kiến thức xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài văn nghị luận xã hội.



Số câu

Số điểm


Tỉ lệ








1

3

30%




1

3

30%



Nghị luận văn học









Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản và hiểu biết về truyện ngắn Việt Nam 1930– 1945 để viết bài nghị luận văn học.




Số câu

Số điểm


Tỉ lệ









1

5

50%






Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

1

0.5

5%

2

1.0

10%

1

0.5

5%

2

8.0

80%

6

10đ

100%



TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ HỒNG PHONG

BỘ MÔN NGỮ VĂN



[Đề thi gồm: 01 trang]

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: NGỮ VĂN , LỚP 11, KHỐI C D



Thời gian làm bài : 120 phút

[không kể thời gian giao đề]


I. Đọc – hiểu [2.0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nhà bác học qua sông

Một hôm có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông. Ngồi không, cảm thấy buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền. Ông ta ngẩng cao đầu, kiêu ngạo hỏi:

- Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy!

Im lặng hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập:

- Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học.

- Như vậy là anh đã lãng phí mất một nửa cuộc đời rồi – nhà bác học nói. Nói xong, ông ta quay mặt ra ngoài, ngắm nhìn sông nước, không nói chuyện với người chèo thuyền nữa.

Nào ngờ một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền đã xa bờ, chao đảo trong sóng gió, lúc nào cũng như sắp bị chìm.

Bỗng nhiên, một cơn gió thổi đến, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và người chèo thuyền đều bị rơi xuống nước.

- Ông có biết bơi không? – Người lái thuyền hét lên, hỏi nhà bác học.

Lúc này, nhà bác học đã bị chìm đến cổ, lập cập trả lời:

- Không biết!

- Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi…! – Người chèo thuyền nói.



[ 200 bài học đạo lí, NXB Văn hóa thông tin, 2011]

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? [0,5 điểm]

Câu 2: Trong câu chuyện, nhà bác học thể hiện thái độ như thế nào đối với người chèo thuyền? [0,5 điểm]

Câu 3: Nêu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện? [0,5 điểm]

Câu 4: Anh / chị hãy viết thêm đoạn kết của câu chuyện [khoảng 5 câu] [0,5 điểm]

II. Làm văn [8.0 điểm]

Câu 1 [ 3.0 điểm]

Trong thư gửi thầy giáo của con trai, một vị phụ huynh viết:



Xin thầy hãy dạy cho cháu có đủ sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo như thế.

Bằng một bài văn nghị luận xã hội, anh/chị hãy bảy tỏ suy nghĩ của mình về nguyện vọng trên.



Câu 2 [5.0 điểm]

Có ý kiến cho rằng: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam không chỉ là câu chuyện về những kiếp người tàn mà còn là truyện về những người sống kiếp sống tàn mà không chịu lụi.

Dựa vào truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, anh /chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI 8 TUẦN HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 11CD


Phn

Câu

Ni dung

Điểm

I




ĐC HIỂU

2,0

1

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

0,5

2


Thái độ của nhà bác học: kiêu ngạo, coi thường đối với người có học vấn thấp hơn mình.

0,5



3

- Nội dung: qua câu chuyện giữa nhà bác học và người chèo thuyền, truyện nêu lên hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu kĩ năng sống và bài học đắt giá dành cho những người kiêu ngạo, thiếu tôn trọng công việc của người khác.

- Ý nghĩa:

Truyện nhắc nhở mọi người về thái độ ứng xử trong đời sống: nên khiêm tốn khi đánh giá bản thân và đừng bao giờ coi thường, đánh giá thấp người khác.


0,25
0.25


4

Yêu cầu:

+ Nội dung phần kết: phù hợp với chủ đề, ý nghĩa của truyện, có tính nhân văn.

+ Hình thức: lời kể ngắn gọn, đảm bảo dung lượng khoảng 5 câu.


0,5


0,25


II




LÀM VĂN





1

Viết bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm về nguyện vọng của vị phụ huynh: muốn thầy giáo dạy cho con trai mình có đủ sức mạnh để không chạy theo đám đông.

3,0




a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,25

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.




b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: con người cần được đào tạo để có sức mạnh và không chạy theo đám đông.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động




- Giải thích:

+ Sức mạnh: là hiểu biết, bản lĩnh và ý chí của cá nhân.

+ Chạy theo đám đông: suy nghĩ và hành động theo người khác, theo số đông; không có quan điểm chính kiến riêng.

-> Nguyện vọng của vị phụ huynh: muốn con được giáo dục để có thể tự chủ, độc lập trong đời sống; không bị chi phối bởi tâm lí đám đông.

- Bàn luận: Khẳng định ý kiến bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục.

+ Chạy theo đám đông tức là bị cuốn theo các trào lưu xu thế, dễ rơi vào tình trạng đánh mất bản thân, sống không bản ngã, chính kiến. Những người chạy theo đám đông không những bị mất khả năng tự chủ sáng tạo mà còn dễ bị kích động lôi kéo dẫn đến sai lầm sa ngã.

+ Muốn có sức mạnh để không chạy theo đám đông, cá nhân cần có hiểu biết để tin vào giá trị và năng lực bản thân; tỉnh táo trước các vấn đề đặt ra trong đời sống; có lập trường để vững vàng với những gì mình đã chọn; có bản lĩnh để theo đuổi những gì mình mơ ước.

+ Nguyện vọng của vị phụ huynh mong con mình sống bản lĩnh, tự chủ không chạy theo đám đông là nguyện vọng chính đáng; nhà trường và người thầy có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, định hướng giá trị sống cho HS.

- Bài học: Liên hệ với thực tế và rút ra bài học phù hợp cho bản thân.


0,25

1,25


0.25

0,25


0,25

d. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.




e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.







2

Bàn về những kiếp người tàn; những kiếp sống tàn mà không chịu lụi trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” [Thạch Lam]



5,0







a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,25

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.




b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,5

Hai đứa trẻ” của Thạch Lam không chỉ là câu chuyện về những kiếp người tàn mà còn là truyện về những người sống kiếp sống tàn mà không chịu lụi.




c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng




- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nội dung nghị luận

- “Hai đứa trẻ” là câu chuyện về những kiếp người tàn: Phân tích hình ảnh những đứa trẻ nhà nghèo ven chợ, mẹ con chị Tý, bà cụ Thi, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm ... để thấy những kiếp người tàn lụi vì sống quẩn quanh, lay lắt, vô nghĩa…]

- “ Hai đứa trẻ” là câu chuyện về những kiếp người tàn mà không lụi:

+ Phân tích hình ảnh con người phố huyện ngồi trong bóng tối mơ ước một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống hàng ngày của họ.

+ Phân tích cuộc sống của chị em Liên: sống kiếp sống tàn [gia cảnh bần hàn, công việc quen thuộc, không gian cửa hàng tù đọng, tăm tối] mà không chịu lụi [vươn lên thực tại bằng không nguôi mơ tưởng về quá khứ [phân tích kỉ niệm về Hà Nội], mơ ước đến tương lai [phân tích cảnh đợi tàu]

- Đánh giá

+ Thể hiện những kiếp người tàn, những kiếp người tàn mà không lụi, nhà văn thể hiện niềm cảm thương cho những kiếp người dưới đáy, sống mỏi mòn đồng thời trân trọng ngợi ca khát vọng sống, từ đó gửi thông điệp cần phải thay đổi cuộc sống tù đọng, tăm tối của thực tại. Đây cũng là chiều sâu trong cảm hứng nhân đạo của Thạch Lam.

+ Nội dung đó được thể hiện qua nghệ thuật đặc sắc: cốt truyện mỏng, ngôn từ giản dị, sự tinh tế trong miêu tả thế giới tâm hồn nhân vật.



0,5

1.0



1,5

0.5



d. Sáng tạo

0,5

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.




e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.










ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm




Каталог: New
New -> Thông báo số 1 Của Ban tổ chức Hội thi “Rạng ngời trang sử Đội ta”
New -> Truyện Tiểu thuyết
New -> HưỚng dẫn chung về HÌnh thức trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học về trình bày
New -> I/ LÝ do chọN ĐỀ TÀI
New -> ĐOÀn tncs hồ chí minh bch tp. HỒ chí minh


tải về 27.35 Kb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề