Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 1975 là gì

3. Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước [1954 - 1975]

Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy: 

  • Nêu và phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước [1954 - 1975]
  • Đánh giá vai trò của Đảng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước [1954 - 1975]

Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước [1954 - 1975]:

Ý nghĩa lịch sử:

  • Đối với dân tộc:
    • Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
    • Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta.
    • Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
    • Mở ra kỉ nguyên độc lập thống nhất, đi lên CNXH.
  • Đối với quốc tế:
    • Tác động đến nội tình nước Mĩ và thế giới.
    • Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

Nguyên nhân thắng lợi

  • Chủ quan:
    • Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo.
    • Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
    • Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.
  • Khách quan:
    • Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
    • Sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ thế giới: Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.

Vai trò của Đảng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước [1954 - 1975]: 

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã lãnh đạo nghệ thuật quân sự và chiến tranh nhân dân Việt Nam phát triển tới đỉnh cao. Đưa nhân tố bảo đảm thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân; phát huy sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, trong đó, các binh đoàn chủ lực giữ vai trò nòng cốt trong các chiến dịch. Chính nhờ nắm vững quy luật chiến tranh, vận dụng và thực hiện sáng tạo nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân của Đảng, chúng ta đã từng bước chuyển hoá cục diện chiến trường theo hướng có lợi, luôn đánh địch trên thế mạnh, thế chủ động, thế bất ngờ; đã kết hợp chặt chẽ các nhân tố "thế, lực, thời, mưu" trong từng trận đánh, từng chiến dịch một cách linh hoạt. Đây là cơ sở để Đảng ta kiên trì thực hiện phương châm chiến lược: đánh đổ từng bộ phận quân địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn quân địch, giành thắng lợi cuối cùng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta, tạo bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới đối với nước ta - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Có thể khẳng định, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó trực tiếp là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Chính vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng [1976] đã khẳng định: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta”

Phân tích đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975? Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975?

Cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 với lịch sử đã kết thúc một cách toàn thắng chống mỹ cứu nước, Đây không những là chiến thắng của lợi ích dân tộc và hài hòa giữa dâ tộc và thời đại mà còn là chiến thắng của sự lãnh đạo tài tình của Đảng và đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại chiến thắng lịch sử vẻ vang và sự lãnh đạo tài tình này qua các thông tin về nội dung ” đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975″.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Phân tích đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975:

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 [11/1963] ngoài việc xác định đúng đắn quan điểm quốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ. Đi đến quyết định nhiều vấn đề quan trọng về cách mạng miền Nam. Hội nghị khẳng định đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và cả hai đều có vai trò quyết định cơ bạn. Đồng thời, nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang. Miền Bắc, Hội nghị tiếp tục xác định trách nhiệm căn cứ địa, hậu phương đối với cách mạng miền Nam, đồng thời nâng cao cảnh giác, triển khai mọi mặt, sẵn sàng đối phó với âm mưu đánh phá của địch.

– Trước những cuộc chiến ở miền Nam “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị trung ương lần thứ 11 [3/1965] và lần thứ 12 [12/1965] đã nếu ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước như sau:

+ Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cai khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “ Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”.

+ Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn chiến lược. Từ sự phân tích và nhận định đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam ra Bắc.

+ Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, đồng thời phát động chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa và sức chính mình, càng đánh càng mạnh, cố gắng đến mức độ cao.

+ Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước vì xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

+ Tư tưởng và phương châm đấu tranh ở miền Nam được tiến hành cụ thể là dựa trên phương trâm giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. “Tiếp tục kiên trì phương châm: Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công”, đánh địch trên cả 03 vùng chiến lược.

+ Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc tiến hành cụ thể là dựa trên phương trâm chuyển hướng sang mục tiêu phấn đấu để xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam.

Thông qua những phân tích về đường lối kháng chiến như trên ta có thể thấy được vai trò của xác định đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 và ý nghĩa của nó mang lại thông qua kế hoạch và phương trâm cụ thể đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Không những vậy chúng ta cũng cần phải hiểu về bối cảnh lịch sử của giai đoạn này cũng như là nhiệm vụ của cách mạng giai đoạn này để hiểu hơn về những mốc thời gian và kế hoạch của đường lối kháng chiến chỗng mỹ cứu nước.

2. Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975:

Như chúng tôi đã  trình bày về dường lối như trên thông qua đó ta hiểu về đường lối chính trị, quân sự của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mang ý nghĩa rất lớn vì đây chính là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, tổng kết thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng sôi nổi, rộng khắp, liên tục, mạnh mẽ trên mọi miền đất nước trong những tháng năm toàn dân tộc đồng lòng đánh Mỹ dưới ngọn cờ của Đảng. Đường lối đó đáp ứng đòi hỏi bức xúc của cách mạng Việt Nam, của dân tộc Việt Nam trước thử thách ngặt nghèo của lịch sử; đáp ứng khát vọng của mọi người Việt Nam yêu nước. Đó chính là nhân tố cốt lõi tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; là nhân tố mang ý nghĩa quyết định nhất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay.

Như vậy cũng thông qua những giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã diễn ra trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp, vừa có thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn. Với bối cảnh bấy giờ đối phương của chúng ta có sức mạnh vượt trội cả về kinh tế và quân sự, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, chia rẽ phe xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ trở thành tâm điểm của cả thế giới và trở thành cuộc đọ sức điển hình, quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng. Dù độc lập tự chủ trong quá trình hoạch định đường lối, nhưng để đánh bại được đế quốc hùng mạnh thì cần phải kết hợp sức mạnh của cả dân tộc và sức mạnh thời đại. Để thực hiện thành công vấn đề này, một mặt, phải phát huy tiềm lực của chính mình, mặt khác, phải có chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước trên thế giới, trong đó có sự liên minh ba nước Đông Dương, đặc biệt là sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh sự đoàn kết quốc tế, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn coi trọng việc đoàn kết toàn dân tộc, xem đó như là ý nghĩa sống còn để đi đến thắng lợi của cách mạng. Đồng thời, Đảng cũng tiến hành xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ, đứng vững trước mọi thử thách của cuộc chiến tranh. Vì vậy, Đảng đã tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, tận dụng mọi nhân tố tích cực có thể tận dụng được, hoan nghênh mọi sáng kiến vì hòa bình. Ngoài ra, luôn kiên quyết một cách có nguyên tắc và khôn khéo, mềm dẻo, kiên trì thuyết phục nhằm hạn chế những nhân tố tiêu cực trong quan hệ quốc tế.

Có thể thấy, với việc đánh giá đúng kẻ thù, nhận định đúng về tình hình trong nước và quốc tế, có đường lối đối ngoại mềm dẻo, phù hợp, Đảng ta đã đề ra đường lối sáng tạo và tài tình, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế nên đã giành được chiến công chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi vĩ đại của dân tộc là cơ sở phát huy cao độ tiềm lực của cả nước, thực hiện chiến lược đoàn kết toàn dân tộc, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua thử thách, từng bước thoát khỏi khủng hoảng, phá thế bao vây, cấm vận về kinh tế, bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Đồng thời, thực hiện thành công đường lối đổi mới, đưa đất nước phát triển toàn diện và mạnh mẽ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, hiện nay chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế. Các vấn đề này đã và đang là những khó khăn không nhỏ đối với Đảng trong vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đất nước.

Như vậy tóm lại từ các thông tin như trên chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của những bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có giá trị trường tồn và là cơ sở để Đảng ta có những chủ trương và quyết sách phù hợp, từng bước làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đưa đất nước ta tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Video liên quan

Chủ Đề