Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

-    Khái quát mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội [phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội]; chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đôi với kiến trúc thượng tầng; đồng thời, kiến trúc thượng tầng thường xuyên có sự tác động trở lại [theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực] đối với cơ sở hạ tầng.

-    Phân tích vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện trên các phương diện cơ bản sau:

+ Tương ứng với một cơ sở hạ tầng nhất định tất yếu sẽ sản sinh một kiến trúc thượng tầng phù hợp với nó, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.

Ví dụ, tương ứng với cơ sở hạ tầng căn bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì đương nhiên sẽ tồn tại quyền lực thống trị của giai cấp tư sản đối với nhà nước trong kiến trúc thượng tầng.

+ Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng sẽ tất yếu tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng.

Ví dụ, những biến đổi trong kết cấu và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa ở đầu thế kỷ XX đòi hỏi phải có sự thay đổi chức năng của nhà nước tư sản xuất hiện chức năng kinh tế của nhà nước đó so với trước đây [thế kỷ XIX].

+ Tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản ánh thành mâu thuẫn trong hệ thống kiến trúc thượng tầng.

Ví dụ, sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức hệ xã hội và những xung đột lợi ích chính trị - xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giành lợi ích trong cơ sở kinh tế của xã hội.

+ Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội đồng thời cũng là giai cấp nắm được quyền lực nhà nước trong kiến trúc thượng tầng còn các giai cấp và tầng lớp xã hội khác ở vào địa vị phụ thuộc đối với quyền lực nhà nước. Các chính sách và pháp luật của nhà nước, suy đến cùng chỉ là phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai cấp nắm giữ quyền sở hữu những tư liệu sản xuât chủ yếu của xã hội.

-   Tại sao cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng?

+ Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, dù đó là lĩnh vực thực tiễn chính trị, pháp luật,... hay lĩnh vực sinh hoạt tinh thần của xã hội. Tính tất yếu kinh tế lại phụ thuộc vào tính tất yếu của nhu cầu duy trì và phát triển các lực lượng sản xuất khách quan của xã hội.

+ Mặt khác, bản chất của lĩnh vực cơ sở hạ tầng là lĩnh vực của những quan hệ kinh tế - tức quan hệ vật chất của xã hội; còn bản chất của kiến trúc thượng tầng thuộc lĩnh vực ý thức xã hội [các thiết chế chính trị - xã hội được thiết lập trực tiếp từ những quan điểm chính trị - xã hội].

-    Phản tích vai trò của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

+ Mọi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có vai trò tác động, ảnh hưởng trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội theo những phương thức khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều hay ít, mức độ lớn hay nhỏ,...

Ví dụ, tác động của thiết chế pháp luật thường là trực tiếp và mạnh mẽ nhất, còn các thiết chế tôn giáo thường biểu hiện gián tiếp và mờ nhạt hơn,...

+ Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo nhiều xu hướng, thậm chí các xu hướng không chỉ khác nhau mà còn có thể đối lập nhau, điều đó phản ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của các giai cấp, các tầng lốp xã hội khác nhau và đối lập nhau: có sự tác động nhằm duy trì cơ sở kinh tế hiện tại, tức xu hướng duy trì chế độ xã hội hiện thời, lại có sự tác động theo xu hướng xóa bỏ cơ sở kinh tế này và có xu hướng đấu tranh cho việc xác lập một cơ sở kinh tế khác, xây dựng một chế độ xã hội khác,...

+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế; nếu phù hợp nó sẽ có tác dụng tích cực, ngược lại sẽ có tác dụng tiêu cực, kìm hãm và phá hoại sự phát triển kinh tế trong một phạm vi và mức độ nhất định.

Ví dụ, nếu thiết chế pháp luật phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế thì nó sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển; ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Loigiaihay.com

Câu hỏi: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Sự vận dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới ở nước ta?

Trả lời:

Trong quá trình nghiên cứu xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ nghiên cứu xã hội thông qua mối quan hệ biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà còn nghiên cứu cả những quan hệ khác. Trong đó mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng được xem là một quy luật chung chi phối sự vận động và phát triển của xã hội loài người.

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

a] Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

Trong một xã hội, có thể tồn tại nhiều loại hình quan hệ sản xuất khác nhau, bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của một xã hội tương lai. Cơ sở hạ tầng chính là sự tổng hợp của các quan hệ sản xuất ấy, trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Do đó, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, bên cạnh những quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống thì quan hệ sản xuất thống trị vẫn là đặc trưng cơ bản của xã hội ấy.

b] Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thể chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v. được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Khi xã hội đã phân chia giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng mang tính giai cấp. Đó chính là cuộc đấu tranh về chính trị - tư tưởng của các giai cấp đối kháng, trong đó nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là sự biểu hiện rõ nét nhất cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Mỗi một xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó, đây là hai mặt của đời sống xã hội và được hình thành một cách khách quan, gắn liền với những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Không như các quan niệm duy tâm giải thích sự vận động của các quan hệ kinh tế bằng những nguyên nhân thuộc về ý thức, tư tưởng hay thuộc về vai trò của nhà nước và pháp quyền, trong Lời tựa tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, C.Mác đã khẳng định: “không thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của con người, để giải thích những quan hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất”[1].

• Trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. Vai trò quyết định đó được thể hiện:

- Tính chất của kiến trúc thượng tầng do tính chất của cơ sở hạ tầng quy định. Các mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế, xét đến cùng, nó sẽ quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v. đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quy định.

- Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi theo. C.Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”[2].

- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng không chỉ biểu hiện trong giai đoạn chuyển đổi từ hình thái khinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Khi có sự biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng thì cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng.

• Trong quan hệ bịên chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định như đã phân tích ở trên. Song, đến lượt nó, các yếu tố cấu thành của kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động, phát triển của nó và tác động mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau, ví dụ: trong xã hội có giai cấp thì nhà nước, pháp quyền là yếu tố tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng. Còn các yếu tố khác như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v. cũng đều có sự tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng chúng đều bị nhà nước và pháp quyền chi phối. Song, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng luôn diễn ra theo hai khuynh hướng khác nhau. Nếu kiến trúc thựơng tầng phản ánh đúng, phù hợp với cơ sở hạ tầng, với các quy luật kinh tế thì nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn; ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng phản ánh sai, không phù hợp với các quy luật kinh tế thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

Tuy kiến trúc thượng tầng có sự tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nhưng xét cho đến cùng nhân tố kinh tế vẫn đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.

3. Sự vận dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới ở nước ta

Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ quán triệt và vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà còn phải quán triệt và vận dụng một cách khoa học và sáng tạo mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Cơ sở hạ tầng kinh tế của nước ta hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu đan xen lẫn nhau. Thừa nhận sự tồn tại của một kết cấu kinh tế với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế cùng tồn như vậy là một tất yếu khách quan. Bởi lẽ, trình độ lực lượng sản xuất của chúng còn thấp và chưa đồng đều. Song, đây lại là một nền kinh tế năng động, phong phú. Chính tính chất đan xen của kết cấu kinh tế ấy nó đặt ra nhu cầu khách quan là kiến trúc thượng tầng cũng phải được đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Lẽ dĩ nhiên, không phải với nền kinh tế nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau thì nhất thiết phải đa đảng và đa nguyên về chính trị, nhưng nhất thiết phải đổi mới kiến trúc thượng tầng theo hướng: đổi mới tổ chức, đổi mới bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới con người, đổi mới phong cách lãnh đạo, đa dạng hoá các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, mở rộng dân chủ [đặc biệt là dân chủ cơ sở], tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc… nhằm tập trung sức mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đổi mới kinh tế là cơ sở, tiền đề cho đổi mới chính trị. Song, muốn đổi mới kinh tế phải đổi mới chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là hai quá trình gắn bó hữu cơ với nhau trên tinh thần ổn định chính trị để đổi kinh tế một cách toàn diện và có hiệu quả trong sự nghiệp đổi mới.

Video liên quan

Chủ Đề