10 bài hát phúc âm haitian hàng đầu năm 2022

Sau chương trình Hope for Haiti, giới nghệ sĩ quốc tế tiếp tục tham gia ghi âm nhằm gây quỹ cứu trợ các nạn nhân thiên tai. Ngoài dự án Helping Haiti với nhạc phẩm Everybody hurts, còn có phiên bản mới của ca khúc We are the world, quy tụ hơn 70 nghệ sĩ, đúng 25 năm sau ngày ra mắt bài hát này.

10 bài hát phúc âm haitian hàng đầu năm 2022

Susan Boyle và Mariah Carey cùng tham gia vào dự án Helping Haiti (DR)

Vào đầu tháng này, Susan Boyle vừa tham gia vào dự án Helping Haiti ghi âm nhạc phẩm Everybody hurts nhằm gây quỹ cứu trợ Haiti. Song song với dự án này còn có kế hoạch ghi âm lại ca khúc We are the world quy tụ hơn 70 nghệ sĩ quốc tế hàng đầu, đúng 25 năm sau ngày ra mắt bài hát. Về phía các nghệ sĩ Pháp, họ đã làm việc với các nghệ sĩ Haiti và Châu Phi để cho ra mắt một ca khúc thứ ba Désolé Haiti, và đó là đợt vận động thứ nhì nhằm quyên tiền cứu trợ các nạn nhân động đất.

Trở lại với nhạc phẩm Everybody hurts, đây là một ca khúc rất ăn khách vào năm 1993 của ban nhạc người Mỹ REM. Lần này, nhà sản xuất âm nhạc Simon Cowell đã mời vào phòng thâu hơn 20 nghệ sĩ Anh Mỹ trứ danh để ghi âm bài hát. Trong số các giọng ca nữ, ngoài Susan Boyle còn có Mariah Carey, Kylie Minogue, Alexandra Burke, Leona Lewis, Miley Cyrus. Về phía nam, có ca sĩ Mika, Robbie Williams, James Blunt, Rod Stewart và các nhóm Take That, Westlife, JLS. Ca khúc Everybody hurts được tung ra thị trường vào trung tuần tháng 2 và hiện đứng đầu tại 10 nước Châu Âu, trong lãnh vực đĩa nhạc phát hành trực tuyến.

Sở dĩ bản nhạc Everybody hurts thành công một cách nhanh chóng, một phần là vì ca khúc này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới truyền thông Anh Mỹ. Bài hát đã được trình chiếu lần đầu tiên vào ngày chủ nhật 7 tháng 2, ngày diễn ra trận chung kết bóng bầu dục hàng năm tại Mỹ, còn được gọi là "Super Bowl". Đây không chỉ là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất Hoa Kỳ, mà còn được xem như là một ngày hội truyền thống của nước Mỹ, thu hút đông đảo khán giả trước màn ảnh truyền hình. Tại Châu Âu, nhiều đài phát thanh truyền hình, tuy không hẹn, nhưng cũng cho phát sóng bản nhạc này vào cùng một thời điểm.

Trận chung kết "Super Bowl" tại Mỹ cũng là dịp để cho khán giả khám phá lại ca khúc We are the world, nhân ngày sinh nhật lần thứ 25. Cách đây hơn hai thập niên, Michael Jackson và Lionel Richie đã sáng tác bài hát để gây quỹ cứu trợ nạn đói ở Ethiopie. Vào thời đó, nhạc sĩ Quincy Jones đã tập hợp hàng chục nghệ sĩ để cùng nhau ghi âm bản nhạc. Bài hát đã đọat 3 giải Grammy trong đó có giải dành cho ca khúc hay nhất trong năm. Với hơn 20 triệu bản được bán ra trên khắp thế giới, thu về hơn 50 triệu đôla, We are the world trở thành ca khúc gây quỹ từ thiện tiêu biểu nhất mọi thời đại.

10 bài hát phúc âm haitian hàng đầu năm 2022

Nam ca sĩ Justin Bieber (DR)

Đúng 25 năm sau, giới nghệ sĩ thời nay lại vào phòng thâu phiên bản mới ngay sau khi xẩy ra trận động đất dữ dội ở Haiti. Đặc điểm của phiên bản mới là người ta vẫn có thể nghe tiếng hát của Michael Jackson trong phần điệp khúc, hoà quyện với các giọng ca ăn khách hiện giờ.  Lần này, hầu hết các ca sĩ đều đã nhận lời tham gia vào phiên bản mới, cho nên khi nhìn vào danh sách, người xem không khỏi chóng mặt. Barbra Streisand, Celine Dion, Diana Ross, Janet Jackson, Mary J Blige, Josh Groban, Nicole của nhóm Pusycat Dolls, các ca sĩ hip hop-nhạc rap như Akon, Usher, Will I Am, vân vân.

Hai gương mặt trẻ được vinh dự hát mở đầu phiên bản mới là Jennifer Hudson và Justin Bieber. Sau khi đoạt giải Oscar rồi Grammy nhờ vai diễn đầy ấn tượng trong bộ phim Dreamgirls, Jennifer Hudson gần đây thu hút rât nhiều người vào trang youtube để xem cô biểu diễn bài I will always love you nhân lễ trao giải BET Awards, hầu vinh danh bậc đàn chị Whitney Houston.

Về phần mình, Justin Bieber năm nay mới 16 tuổi, cũng bắt đầu nổi danh nhờ trang youtube. Sinh trưởng tại Canada, cậu bé học đàn từ năm lên 4, và đi hát từ năm lên 10. Justin nổi danh không phải vì cậu bé tham gia các cuộc thi tiếng hát truyền hình, mà chủ là nhờ vào việc thu hình các màn biểu diễn ở nhà, rồi tải phim video lên mạng internet. Nhờ vậy mà Justin Bieber lọt vào mắt các nhà sản xuất đĩa hát, ký hợp đồng đầu tay vào năm 14 tuổi. Qua việc mở đầu phần ghi âm phiên bản mới của We are the world, tên tuổi của Justin Bieber hẳn chắc sẽ được nhiều người nhắc nhở trong thời gian tới.

10 bài hát phúc âm haitian hàng đầu năm 2022

Hơn 70 nghệ sĩ quốc tế cùng ghi âm bài We are the world (DR)

Về phía các nghệ sĩ Pháp, Yousou N’dour, Christophe Mae, Amel Bent hay Vitaa đều xuất hiện trong đợt vận động thứ nhì nhằm gây quỹ cứu trợ Haiti . Bên cạnh đó, có khá nhiều nghệ sĩ Pháp đang trên đường lưu diễn vòng quanh nước Pháp cũng dành số tiền thu về trong một buổi trình diễn để góp vào qũy từ thiện. Đó là trường hợp của Christophe Willem.

Sau khi đọat giải Thần tượng âm nhạc Nouvelle Star của Pháp, anh đã cho ra mắt hai tập nhạc Inventaire và Caféine. Vòng lưu diễn hiện nay của anh gồm những ca khúc tiêu biểu nhất của hai album này, nhưng với một lối hoà âm hoàn toàn mới. Song song với các buổi biểu diễn, Christophe Willem còn tham gia vào các chương trình khác nhằm gây quỹ từ thiện. Ngoài Haiti, còn có dự án thu hình và ghi âm để quyên tiền cho các quán ăn tình thương Les Restos du Coeur, chuyên phục vụ các gia đình nghèo và người vô gia cư vào mùa đông ở Pháp.

Chương trình gây quỹ từ thiện để tài trợ cho các quán ăn tình thương đã trở thành điểm hẹn thường niên của giới nghệ sĩ ở Pháp. Việc phát hành băng đĩa, dưới dạng DVD hay tải nhạc trực tuyến giúp cho hịêp hội này quyên góp từ 7 triệu đến 10 triệu euro, để mở quán ăn và mua thực phẩm hầu phục vụ khoảng 100 triệu bữa ăn cho người nghèo. Số liệu này chẳng có gì là đáng mừng cả, vì từ gần 5 năm trở lại đây, số người nghèo cần đến các quán ăn tình thương không ngừng gia tăng, và ngoài đối tượng người cao niên không đủ tiền trợ cấp, ngày càng có nhiều phụ nữ neo đơn, một mình nuôi con, và nhất là tầng lớp thanh niên không có việc làm vững chắc hay thu nhập ổn định.

Đầu năm nay, rất nhiều nghệ sĩ Pháp vừa vận động gây quỹ cho Haiti , vừa tham gia vào đêm ca nhạc của các quán ăn tình thương. Theo thông lệ, thì cứ mỗi năm, một ca khúc tiêu biểu được chọn lựa để quảng cáo cho chương trình gây quỹ từ thiện. Trong những năm trước, giới nghệ sĩ Pháp đã từng làm sống lại các nhạc phẩm như Le temps qui court của Alain Chamfort, L’amitié của Francoise Hardy, đặt lời hát bằng tiếng Pháp cho ca khúc In the army now của nhóm Statu Quo.

Phiên bản năm 2010 là ca khúc I was made for loving you, một trong những bài hát quen thuộc nhất của ban nhạc hard rock người Mỹ Kiss, ra đời cách đây đúng 30 năm. So với nguyên tác, lời hát bằng tiếng Pháp chẳng ăn nhập gì, bởi vì Si l’on s’aimait si có nghĩa là Nếu chúng ta còn thương nhau. Việc trình làng cùng một lúc nhiều ca khúc gây quỹ từ thiện, chẳng những khiến cho các dự án bị chồng chéo mà còn ảnh hưởng đến đà thành công của các bài hát này, khi được tung ra thị trường. Cho tới giờ, các nhạc phẩm gây quỹ cho Haiti tiếp tục ngự trị trên đỉnh cao và đẩy các bài hát khác xuống hàng thứ yếu.

Tạp chí ca nhạc