5 trò chơi bài giao dịch hàng đầu năm 2022

1] Cao - Thấp - Dài - Ngắn
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò [hành động tay của mình] hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
2] Tìm tác giả tác phẩm [thơ]

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ
Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc
3] Đố nghề

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
4] Thi tìm những con vật có từ láy
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: trong hội trường có bảng [nếu có]. Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.
5] Nói và làm ngược

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
6] Đếm sao

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt
7] Ngón tay nhúc nhích

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè [2 lần]. Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
8] Con thỏ ăn cỏ

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: 
- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh [có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau]
9] Hát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè [2 lần]
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt
10] Tôi bảo

* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: 
- Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”
Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
- Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Người chơi: vỗ tay 2 lần
Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt
11] Thụt - Thò

* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: “Thụt” [đồng thời khuỷ tay thụt ra sau] – “Thò” [đồng thời đẩy tay lên trước]. Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt
Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác
12] Mưa rơi

* Mục đích: tạo không khí sinh động
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi trong phòng hoặc ngoài sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt
13] Cùng nhau giải toán

* Mục đích: phán đoán nhanh
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia thành 3 -> 4 đội
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: quản trò chia người chơi ra thành từng đội [tuỳ ý], cử 1 đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với 1 người đại diện đứng cuối ở mỗi đội 1 con số nào đó và bạn chạy về đội mình lấy số đó [VD: 18] cộng thêm 3 [là 21] dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết lên 1 người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản trò
Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nói
14] Con muỗi

* Mục đích: tạo không khí vui vẻ
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang
- Quản trò [hô to]: “Tay đâu” [2 lần]
- Người chơi [hô to]: “Tay đây” [2 lần]
Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi. 
Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò

Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt
15] Ba - Má - Tôi

* Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay [1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má] …
16] Này bạn vui

* Mục đích: tạo không khí sinh động
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi trong hội trường, quản trò bắt bài hát “Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay [1, 2]. Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay [1, 2]. Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay [1, 2]” – Người chơi vỗ tay theo nhịp đếm 1, 2 của quản trò. Quản trò có thể thay đổi “vỗ tay” thành “dậm chân” hoặc “gật đầu”

17] Trò chơi nơm cá

* Mục đích: tạo vui tươi, sôi động
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: các bạn tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, tuỳ theo số lượng người chơi mà đặt số lượng nơm cá tương ứng [cứ 10 người thì đặt 1 nơm cá – nếu như 40 người chơi thì đặt 4 nơm cá]. Nơm cá do 2 người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo vòng tròn. Khi quản trò bắt giọng 1 bài hát những bạn còn lại làm cá chạy theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ đến các nơm cá sẽ phải chui qua. Tuỳ theo quy định của quản trò thì khi dứt 1 bài hát hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò, nơm cá sẽ chụp xuống, ai bị vướng trong nơm cá tức là cá đã bị bắt, bạn đó sẽ bị phạt

Vòng trò sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát. Khi nơm cá đã chụp xuống, “cá” không được bứt khóa để chạy thoát
18] Trò chơi biểu tượng

* Mục đích: tạo vui nhộn
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, tất cả vừa ca vừa nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “te” các bạn đang đứng ở tư thế nào thì đứng ở tư thế đó – sau đó khi nghe tiếng còi “tích” các bạn lại tiếp tục nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “tích” mà các bạn chưa đứng im thì bạn đó sẽ bị phạt
19] Thi đố về trái cây

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 50 -> 70 người, chia thành 2 đội
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: Quản trò chia ra thành nhiều nhóm, quản trò ra 1 mẫu tự, sau đó quản trò sẽ chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả lời lần lượt qua lại từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho. Sau câu trả lời của nhóm này, nhóm kia phải trả lời ngay, trong thời gian trọng tài đếm từ 1 -> 5 nếu không trả lời được thì xem như thua cuộc

Ví dụ: quản trò ra chữ “M” thì 1 nhóm sẽ tìm tên các loại trái nào có mẫu tự là “M” như: me, mít, mãng cầu, mơ, … cho đến khi kết thúc cuộc chơi
Người chơi không được lặp lại tên trái cây mà nhóm kia đã trả lời rồi. Quản trò có thể thay đổi các mẫu tự khác
20] Có - Không ?

* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời
* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn …

Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có [nếu trúng] và không [nếu sai] mà thôi
Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh? …
Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được

21] Bà Ba buồn Bà Bảy

* Mục đích: tạo vui nhộn
* Địa điểm: trong phòng
* Ban tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một [động từ – trạng từ – tính từ …] có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia
Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy
Bà bảy bắn bà ba
Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua

** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói
22] Tai đây - mũi này

* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Số lượng: 50 người, không chia đội
* Thời gian: 20 phút
* Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước

Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái [quy định cho tất cả]. Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái

** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt
23] Múa hình tượng

* Mục đích: trò chơi là những bài học ôn lại lịch sử, các danh nhân anh hùng
* Số lượng: có 2 đội tham gia, mỗi đội từ 8 -> 10 người
* Địa điểm: trong phòng, tập trung tại sân bãi rộng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Thời gian: có thể quy định
* Vật dụng: hãy liệt kê tất cả tên những danh nhân, anh hùng dân tộc của đất nước. Tìm hiểu những hành động, cử chỉ, dáng đứng … đã trở thành hình tượng [hình ảnh quen thuộc trong lòng dân]

Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 đại diện lên sân khấu [đứng trước đội mình] diễn tả hành động hay tạo dáng hình tượng 1 danh nhân, anh hùng dân tộc nào đó để cho đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội có 5 lần ra lời đố, mỗi lượt trả lời quy định cho trả lời 1 lần, đội nào có nhiều câu trả lời đúng đội đó thắng

** Chú ý: trước lúc ra lời đố, người đại diện phải đưa đáp án trước cho trọng tài
24] Bà Ba đi chợ

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh
* Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người
* Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng
* Thời gian: trong vòng 10 phút

Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người [của mỗi đội] lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng [Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật, …]

25] Tin mật

* Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ
* Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng
* Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội
* Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy [không quá 5 dòng]
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân

Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò [người điều khiển] cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin [tất cả cùng chung 1 bản]. Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách [nói nhỏ vào tai] – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng

26] Địa danh Việt Nam

* Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người [có từ 2 nhóm trở lên]
* Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô cho mỗi nhóm
* Thời gian: 5 -> 10 phút
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng, trên xe

Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã [thuộc Tỉnh] trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau

Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão [Huyện của Tỉnh Hải Phòng], Long Thành [Đồng Nai], …
Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng

27] Đi du lịch bằng taxi

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy
* Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người [có thể nhiều hơn]
* Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài
* Địa điểm: trong phòng, hội trường

Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn, cử ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được nhiều, đội đó thắng

** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và xác định
28] Du lịch quanh thành phố

* Mục đích: tạo phản ứng nhanh, nhớ giỏi
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người, có từ 2 nhóm trở lên
* Ban tổ chức: 1 trọng tài hướng dẫn
* Vật dụng: mỗi nhóm 1 cây viết và giấy trắng
* Địa điểm: chơi trong phòng [có thể ngoài trời]

Cách chơi: trước mỗi nhóm là giấy và viết, sau khi có hiệu lệnh thứ tự từng người của nhóm lên liệt kê tên các con đường trong thành phố theo quy định: chữ đầu từ cuối của đường trước là chữ đầu của từ đầu con đường sau:
Thí dụ: - Đường Trần Hưng Đạo
- Đường Đặng Văn Ngữ
- Đường Nguyễn Thị Minh Khai 
………………………………………………………
Thời gian dành cho 1 người là 1 phút. Nghe hiệu lệnh lên xuống, đội nào có số tên đường nhiều, đúng luật là đội đó thắng

** Chú ý: Chỉ áp dụng cho người chơi cùng cư trú tại một vùng [VD: áp dụng cho các bạn cùng đang sống tại TP. Hồ Chí Minh]
29] Xé giấy

* Mục đích: sự hiểu ý giữa các thành viên trong đội
* Số lượng: chia 2 đội [Nam – Nữ đều nhau]
* Vật dụng: những miếng giấy giống nhau
* Ban tổ chức: 1 người

Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy – sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người phía dưới [không tham gia] không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian như nhau đội nào có số đôi [giấy xé giống nhau] nhiều là đội đó thắng


30] Tìm tên bài hát

* Cũng tương tự các trò chơi trên – tuy nhiên trò chơi này có thể áp dụng trong 1 cuộc tập trung hội họp – phần thưởng sẽ áp dụng cho từng cá nhân

Cách chơi: mời 1 số bạn bước lên sân khấu xếp hàng ngang. Người điều khiển ra điều kiện: hãy tìm tên bài hát có từ [mẹ, xuân, hoa, tình, …] và hát lên 1 vài câu của bài hát đó. Trò chơi áp dụng luật [nốc ao] cho từng bạn 1 -> 2 người cuối cùng sẽ được lãnh giải vô địch

** Chú ý: các từ quy định: mẹ, xuân, hoa, tình, … phải viết trước để khách quan hơn.

[​IMG]

31] Dàn nhạc giao hưởng

* Mục đích: vui tươi, tình cảm
* Số lượng: mỗi đội [nhóm] có 8 -> 12 người, ít nhất là 2 -> 3 đội [nhiều nhất 7 đội]
* Địa điểm: trong phòng rộng, sân bãi tập trung, trong xe, …
* Ban tổ chức: 1 -> 2 người

Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 bài hát tập thể [tất cả đều thuộc], sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc [đồ – rê – mi – fa …]. Tất cả hát chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay vào đội nào thì đội đó không được hát bằng lời mà chỉ được hát bằng vần nốt nhạc của đội mình [còn tất cả im lặng]

** Yêu cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục, đội nào khi có tay người điều khiển chỉ vào mà hát sai – hát trật lỗi nhạc thì phải chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành hòa âm trống, kèn, đàn, …

32] Cuộc thi thử tài hiểu biết âm nhạc

* Mục đích: sự hiểu biết, suy đoán nhanh
* Số lượng: có nhiều đội [mỗi đội 10 người] – ngồi táchbiệt nhau trong phòng, trên xe, …
* Ban tổ chức: 1 người
* Vật dụng: phải soạn nội dung vào giấy để thi đố, ca
* Địa điểm: trong phòng

Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 câu đầu hoặc câu cuối trong bài hát – sau 5 giây 2 đội xung phong trả lời và hát lại bài hát. Đội nào trả lời nhanh, đúng [tên bài hát – tên tác giả – hát lại bài hát đó] thì được 4 điểm, sai phần nào trừ điểm phần đó. Cuối cuộc thi cộng điểm các đội, đội nào có nhiều điểm thì đội đó thắng

33] Hát đối đáp
* Mục đích: vui tươi, sự am hiểu các bài hát Việt Nam
* Số lượng: chia 2 nhóm
* Địa điểm: trên xe hoặc trong phòng
* Quản trò: 1 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài

Cách chơi: [nhiều nội dung]
- Hai bên thi hát về những convật
+ Chim: có tên loài chim
+ Cá: có tên loài cá
……………………………………
- Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước
- Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …

** Chú ý: bên nào bí thì áp dụng luật nốc ao [đếm từ 1 đến 10] không tìm được bài hát là thua, không được hát các bài hát cấm lưu hành, các bài hát ngợi ca Lãnh tụ, Đảng
34] Hát giao duyên

* Mục đích: tạo vui vẻ, tạo mối tình cảm, am hiểu về âm nhạc
* Số lượng: chia 2 đội [có thể phân biệt Nam – Nữ]
* Địa điểm: trong phòng, trên xe, trong lán trại
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Chuẩn bị: 2 đội ngồi riêng biệt, cùng nhau tập hát bài: “Qua cầu gió bay bắc bộ” [Yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau … về nhà dối rằng cha dối mẹ … a … ối … a rằng … a … í a … qua cầu … qua cầu … gió bay

Cách chơi: hai bên sẽ hát đối đáp nhưng có cải biên câu “cởi áo” thành những câu đồ vật mình có trên người: cởi nhẫn, cởi kiếng, cởi nón, … Hai bên hát thứ tự đối đáp bên nào bí [không tìm ra từ …] là bên đó thua. Các từ cải biên phải có các dấu kèm theo là: hỏi, ngã và sắc và không được giống nhau
35] Cùng sở thích

* Mục đích: tạo sự thoải mái, vui tươi, làm quen
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: một người 1 mảnh giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Số lượng: không hạn chế, chia thành 2 nhóm Nam – Nữ

Cách chơi: 2 nhóm ngồi riêng biệt, mỗi người sẽ ghi những sở thích của mình [trung thực] vào miếng giấy, gồm: 
- Họ tên
- Cao, cân nặng
- Sở thích: Hoa, màu sắc, phim, ca nhạc, nhiếp ảnh, thể thao, …
- Nguyện vọng trở thành: kỹ sư, bác sĩ, ca sĩ, …

Sau đó gom vào 2 cái nón và trao đổi [của Nam cho Nữ – của Nữ cho Nam]. Sau khi trao đổi các mảnh giấy được chia đều cho mọi người [chưa được mở ra xem]. Sau đó thứ tự từng người một đứng lên giới thiệu về mình và mở giấy ra đọc những sở thích của mình. Ai có trùng sở thích và các điều kiện khác được quà của BTC

36] Tình yêu có lời

* Mục đích: vui tươi, lành mạnh, khôi hài, …
* Số lượng: 20 hoặc 40 người [đồng đều Nam – Nữ]
* Vật dụng: mỗi đội 5 miếng giấy nhỏ
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trên xe, trong phòng

Cách chơi: chia Nam và Nữ ra 2 nhóm trong phòng, bên Nam sẽ cùng nhau bàn luận và ghi 5 câu hỏi [tỏ tình] vào 5 miếng giấy – bên Nữ sẽ ghi 5 câu [từ chối] vào 5 miếng giấy. Sau 10 phút 2 đội đổi giấy cho nhau, sau đó tuần tự đọc câu tỏ tình [bên Nữ đọc] – có thể bình chọn những câu hay nhất, xuất sắc nhất

** Chú ý: nếu số người ít có thể quy định mỗi người ghi một câu


37] Trăm nghe không bằng một thấy

* Mục đích: sự suy đoán
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: mỗi người 1 tờ giấy [có thể giống nhau]
* Ban tổ chức: 1 người quản trò nhanh nhẹn
* Chuẩn bị: mỗi người 1 tờ giấy cầm trên tay, cả người quản trò

Cách chơi: người quản trò sẽ hò, cầm giấy lên, gấp đôi dọc, gấp tiếp, gấp ngang, …, xé 1 góc đối diện. Sau khi xé, người quản trò quay lại đề nghị mọi người mở tờ giấy ra

** Chú ý: chắc chắn rằng sẽ có rất ít người có miếng giấy có những lỗ khuyết giống người quản trò. Sau đó mời 1 người lên làm hướng dẫn: có thể ra điều kiện ai giống mảnh giấy của người hướng dẫn, thì người đó được quà

38] Hỏi - Trả lời

* Mục đích: tạo sự vui tươi, hóm hỉnh, gần gũi
* Số lượng: 40 người [Nam, Nữ], chia làm 2 nhóm: nhóm Nam và nhóm Nữ
* Vật dụng: mỗi người 1 miếng giấy trắng nhỏ, 2 cái nón cho 2 nhóm
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng, trên xe

Cách chơi: trên miếng giấy các bạn bên Nữ ghi 1 câu hỏi bất kỳ – còn bên Nam tưởng tượng ra 1 câu trả lời bất kỳ. Sau đó gom tất cả vào chiếc nón của nhóm mình – sau khi xong 2 nhóm cử ra 2 người lần lượt lên bốc câu hỏi – câu trả lời đọc lên cho mọi người nghe [lần sau có thể làm ngược lại: Nam hỏi – Nữ trả lời]


39] Cây sen
* Mục đích: rèn luyện phản ứng nhanh
* Số lượng: 20 -> 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 quản trò
* Địa điểm: trong phòng

Cách chơi: người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái …

Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò [lời nói làm ngược động tác]

** Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở …

40] Suy luận
* Mục đích: phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận và tinh thần đồng đội
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 20 người đến 30 người, chia thành 2 đội

Cách chơi: người quản trò chia số người chơi thành 2 đội [A và B], đồng thời chỉ định đội nào sẽ chơi trước
Đội A [được chỉ định trước] cử 1 người lên giao đáp án cho trọng tài [người quản trò]: “Chúng tôi sẽ đố đội B về con gà” – sau đó đội A quay sang đội B kể 1 vài đặc điểm [giới hạn là 5 đặc điểm]

Thí dụ: Đố con gà – Nó là vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi, …
Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời [cử 1 người đại diện] và chỉ được trả lời 3 lần [tuỳ quy định]. Nếu không đúng là thua

** Chú ý: chỉ lấy thông tin từ người đại diện, tránh tình trạng lộn xộn
41] Phản xạ nhanh
* Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, phản xạ
* Địa điểm: trong phòng, …
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: cả tập thể

Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái … với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy … Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi [khó hơn]: quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên … Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng


42] Cử đại diện
* Điều kiện: như trò chơi “Suy luận”

Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu [không được nói]

Thí dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần 1 chiếc nón” – sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin [cho phép nói 2 lần] – nếu không nói được là thua.

** Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội
43] Nếu thì
* Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật
* Tổ chức: 1 quản trò điều khiển
* Địa điểm: chơi trong phòng học
* Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ

Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình [như 1 trò chơi hát đối đáp], câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm
44] Tìm bạn
* Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ
* Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng hội trường
* Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi

Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ [trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình

45] Liên khúc đầu và đuôi
* Điều kiện chơi: như trò chơi “Hội thi hoa kiểng”, nhưng thay vì gọi tên hoa thì hai đội cùng thi hát.

Cách chơi: đội A ca lên một câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc ở từ nào ở cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài hát đội B
Thí dụ: - Đội A hát: Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên vui …
- Đội B phải hát: Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay …

Quy định: đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát [trọng tài đếm từ 1 đến 10] là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa, …
46] Nhà báo tìm dũng sĩ
* Mục đích: tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới
* Địa điểm: trong phòng
* Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài

Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng [nhà báo không được nhìn vào phòng] – tiếp tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ [mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan], sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định

Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không?
- Dũng sĩ có mang kiếng không?
[Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu]

** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà báo thua [phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát, …]
- Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian,


47] Tìm nghề nghiệp
* Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
* Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội
* Địa điểm: trong phòng
* Tổ chức: 1 quản trò [trọng tài]
* Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ

Cách chơi: chia người chơi thành 2 -> 3 đội nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào miếng giấy [nhiều nghề nhiều miếng giấy]. Mỗi đội cử 1 người [thứ tự] lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án [vận động viên lên sân khấu chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói]. Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.

Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lầni lên bốc thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật đếm nốc ao [1 -> 10] [có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan]


48] Hướng về miền Tây
* Mục đích: rèn kỹ năng hát hò …
* Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 -> 15 người …
* Địa điểm: trong hội trường
* Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số
* Tổ chức: 1 -> 2 quản trò

Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên: mời đại diện mỗi đội lên sân khấu sau đó mới công bố trò chơi [không phân biệt nam nữ]. Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng loại [có thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây nhiều nhất]
** Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử 1 người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả


******************************​
Một số trò chơi tổ chức ngoài sân bãi​
1. Truyền tin
Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh thần đồng đội.
Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội.
Nội dung:
Truyền thông tin của chỉ huy [quản trò] rồi báo cáo.
Cách chơi:
- Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau.
- Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh.
- Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 [nói thầm vào tai] cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò "tin" mà quản trò đã phát ra.
Luật chơi:
- Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng.
- Đội nào để lộ tin coi như thua.
- Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy.
- Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt.
Chú ý:
- Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại.
- Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin [Quản trò và các đội].
- Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài.
- Các chữ trong bản tin bằng nhau.
- Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước.
- Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi.

2. Bắt cá:
Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt.
Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.
Nội dung:
Quản trò quy định người bắt cá và cá.
- Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
- Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
Cách chơi:
- Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.
- Khi nghe tiếng còi [hoặc hô chụp] của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.
Luật chơi:
- Cá nào bị bắt là thua.
- Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
- Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.
Chú ý:
Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.
3. Đổ nước chai
Trò chơi được tổ chức ở các hội trại, hội thi, v.v.. Giúp đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể, khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v... tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong học tập.
Số lượng: Tùy thuộc quy mô tổ chức, không hạn chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau.
Nội dung:
Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước.
Cách chơi:
- Quản trò chia số lượng người chơi thành các đội, số lượng người ở các đội bằng nhau.
- Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
- Kẻ vạch giữa chậu nước và chai.
- Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v... trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại.
- So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng.
Dụng cụ chơi:
- Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi.
- Thìa múc nước.
- Chậu đựng nước.
Luật chơi:
- Phải đưa thìa ở vạch xuất phát.
- Dùng chai và thìa giống nhau.
- Không bóp méo thìa.
- Chỉ dùng một tay đổ vào chai.
Chú ý:
- Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi.
- Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó của trò chơi.

Một số trò chơi được tổ chức trong lớp học, hội trường, trên xe khi tham quan...​

1. Đứng, ngồi, nằm, ngủ
Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.
Nội dung:
- Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
Cách chơi:
- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai [hô một đằng làm một nẻo].
- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
Phạm luật:
- Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+ Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.
Chú ý:
- Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí.

2. Chức năng:
Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.
Nội dung:
- Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.
- Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:
Mắt: Nhìn
Tai: Nghe
Mũi: Ngửi
Miệng: Ăn
Cách chơi:
- Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.
- Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.
Ví dụ:
- Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...
Phạm luật:
- Chỉ sai với chức năng.
- Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.
- Không nhìn quản trò.
- Chú ý:
- Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.
- Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

3. Lời chào:
Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.
Nội dung:
- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
Cách chơi:
- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
- Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
Luật chơi: 
- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
- Làm không rõ động tác là sai.
Chú ý:
- Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.

MỘT SỐ TRÒ CHƠI VỪA NHANH, VỪA KHÉO​

1] Đổ Nước Vào Chai
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Phía trước mỗi đội, cách 4 – 6m, đặt những cái chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc và lần lượt từng người sẽ lấy muỗng múc nước nơi thau [để ở vạch xuất phát] đi đổ vào chai, sau đó về trao muỗng cho người khác tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước sẽ thắng.

Ø Luật chơi:
Số người chơi các đội phải bằng nhau. Nếu số người trong đội đã đi hết 1 lần mà chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt của người đầu tiên. Trò chơi này cũng có thể áp dụng cách tính giờ để xác định đội thắng.

2] Cõng Bạn – Ăn Chuối
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau. Bạn nam cõng ban nữ bịt mắt và còng tay.

Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy trở về vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng.

Ø Luật chơi:
- Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng.
- Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối.
3] Ngậm Muỗng Trong Thau
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Mỗi đội từ 4 người trở lên. [Lưu ý: nếu là 4 người phải là 4 nam, hoặc 2 nam 2 nữ, không được chơi với đội hình là 4 nữ]. Quản trò sẽ thổi còi và các đội di chuyển như sau:

Một người sẽ di chuyển bằng 2 tay. Người thứ 2 sẽ đứng phía sau cầm 2 chân của người thứ nhất đẩy đi. Cách vạch xuất phát khỏang 5m có đặt những cái thau bên trong đựng những cái muỗng. Người thứ nhất sẽ dùng miệng của mình để lấy 1 cái muỗng trong thau nước rồi quay về vạch xuất phát. Tương tự như thế, cặp thứ 2 sẽ tiếp sức cho cặp thứ nhất. Đội nào lấy được hết số muỗng trong thau của mình sớm nhất sẽ thắng cuộc.
Ø Luật chơi:
Khi dùng miệng lấy muỗng trong thau, người thứ nhất không được chạm chân xuống đất. Nếu vi phạm, chiếc muỗng đó sẽ được để lại trong thau và đội đó phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát

MỘT SỐ TRÒ CHƠI RÈN SỨC KHỎE, NHANH NHẸN​
1] Đua Ghe Ngo
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành 3 - 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi trước; hai tay người ngồi trước nắm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.

Ø Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt quãng sẽ bị loại.
2] Ngũ Long Tranh Đuôi
Ø Cách chơi:
Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng [5 đội] sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.

Ø Luật chơi:
- Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc.

- Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.
3] Ghế Di Động
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi len đùi người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là thắng cuộc.

Ø Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại.
4] Băng Qua Lửa Đạn
Ø Cách chơi:
Quản trò cho chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được chia thành 4 đội, bốc thắm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích [bao nylon đựng nước] của 2 đội còn lại đứng cách xa đó 5m ném vào. Khi đã qua cầu, người này phải cắm cờ vào ô do ban rổ chức quy định. Sau đó, lần lượt các thành viên còn lại sẽ tiếp tục qua cầu. Đội nào băng qua an toàn, cắm cờ đầy đủ và nhanh nhất là thắng cuộc.

Sau đó, tới lượt 2 đội còn lại băng qua cầu. Cuối cùng, 2 đội thắng sẽ thi với nhau để chọn ra đội nhanh nhất.

Ø Luật chơi:
Ai bị ném té khỏi cầu khỉ phải quay trở về vị trí xuất phát và đi lại.
5] Con Tàu Tìm Báu Vật
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m.

Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.

Ví dụ: 
- Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái.
- Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải.
- Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng.

Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng.

Ø Luật chơi:
Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại.

Các bảng xếp hạng của 10 trò chơi sưu tập kênh sở thích hàng đầu, 3 trò chơi sưu tập kênh hàng đầu của thị trường đại chúng và 5 trò chơi sưu tập hàng đầu trong tất cả doanh số bán hàng vào mùa thu năm 2021 [tháng 9 đến tháng 9]. & NBSP; Các biểu đồ dựa trên các cuộc phỏng vấn với các nhà bán lẻ, nhà phân phối và nhà xuất bản.

Các trò chơi sưu tập hàng đầu của ICV2 - Fall 2021 [Kênh Sở thích]

Thứ hạng

Tiêu đề

Nhà xuất bản

1

Pokemon TCG

TPCI

2

Phép thuật: The Gathering

Phù thủy của bờ biển

3

Yu-Gi-oh! TCG

Konami

4

Biểu tượng D & D.

Wizkids

5

Thịt và máu

Huyền thoại Studios Studios

6

Weiss Schwarz

Bushiroad

7

Cardfight !! Người tiên phong

Bushiroad

8

Cardfight !! Người tiên phong

Trò chơi thẻ Digimon

9

Bandai

Wizkids

10

Thịt và máu

Trò chơi thẻ Digimon

Bandai

Pathfinder chiến đấu

Thứ hạng

Tiêu đề

Nhà xuất bản

1

Pokemon TCG

TPCI

2

Phép thuật: The Gathering

Phù thủy của bờ biển

3

Yu-Gi-oh! TCG

Konami

Bandai

Pathfinder chiến đấu

Thứ hạng

Tiêu đề

Nhà xuất bản

1

Pokemon TCG

TPCI

2

Phép thuật: The Gathering

Phù thủy của bờ biển

3

Yu-Gi-oh! TCG

Konami

4

Biểu tượng D & D.

Wizkids

5

Thịt và máu

Huyền thoại Studios Studios

Weiss Schwarz

Bushiroad
For the bestselling Card/Dice Games in the hobby channel, Click here.
For the bestselling hobby channel Non-Collectible Miniature lines, click here.
For the bestselling hobby channel RPGs, click here.

Cardfight !! Người tiên phong

Vào tháng 10 năm 2022 TCGPlayer Top 25 Biểu đồ sản phẩm TCG kín

Ngày 14 tháng 11 năm 2022

TCGPlayer đã phát hành biểu đồ 25 sản phẩm kín hàng đầu của mình, cung cấp thứ hạng doanh số và thay đổi giá cho tháng 10 năm 2022. Biểu đồ cũng tiết lộ các xu hướng mới trong không gian thị trường TCG cũng như dẫn đến một số hiểu biết mới.

'Nơi trú ẩn'

Ngày 14 tháng 11 năm 2022

Arcane Wonderers tiết lộ Mortum: Thám tử thời trung cổ - nơi trú ẩn, một trò chơi độc lập mới.

Tops 'ma thuật' được cấp phép vào tháng 10

Ngày 8 tháng 11 năm 2022

Một vũ trụ được cấp phép ngoài việc phát hành cho phép thuật: The Gathering là sản phẩm hàng đầu vào tháng Mười.

'Miracman' ra mắt; 'Chainaw Man' và Webtoons chiếm ưu thế

Ngày 7 tháng 11 năm 2022

Omnibus đầu tiên của Miracman, tác động của anime người đàn ông cưa máy và Webtoons là những câu chuyện trong tháng này.

Tham gia thế giới của CCG và LCGS

Trò chơi bài tập thể [CCGs] có vẻ như là một thể loại sắp chết. Nhưng họ đang phát triển mạnh mẽ và một nhánh mới trong số họ được gọi là trò chơi bài sống [LCGs] gần đây đã đưa thị trường vào cơn bão.

Ngày nay có rất nhiều CCG phổ biến ngoài kia. Không có thời gian nào tốt hơn hiện tại để đi sâu vào các trò chơi bài.

Dưới đây là CCGS phổ biến nhất [và LCG] hiện nay.

10. Nhà vô địch Marvel: Trò chơi bài

Trở thành Iron Man, Người nhện, hoặc một trong những siêu anh hùng Marvel khác và chiến đấu với kẻ thù của bạn.

Marvel Champions là một thứ bắt buộc nếu bạn tham gia vào truyện tranh và phim Marvel. Fantasy Flight Games phát hành nó vào năm ngoái [2019]. Tác phẩm nghệ thuật là tuyệt vời và ai không mơ ước được trở thành người nhện bay giữa các tòa nhà hoặc người sắt đang tham gia vào những kẻ thù?

Được. Vì vậy, không có chuyến bay thực sự nào sẽ xảy ra khi bạn chơi điều này nhưng bạn vẫn trở thành một siêu anh hùng. Đây là một chút khác biệt so với các trò chơi như Magic: The Gathering và Pokemon trong cách xây dựng bộ bài hoạt động. & NBSP;

Khi mua mở rộng cho nó, bạn sẽ biết những thẻ bạn đang nhận được. Tất cả các gói được tạo ra bằng nhau, không giống như ma thuật.

Trò chơi được chơi bằng cách thiết lập một trong những kịch bản và chọn một trong những nhân vật phản diện. Sau đó, mỗi người chơi chọn một trong năm siêu anh hùng. Tại thời điểm đó, bạn có thể xây dựng bộ bài của mình hoặc sử dụng một trong những sàn được xây dựng sẵn đi kèm với trò chơi.

Sau khi tất cả các nhân vật được quyết định, đó là thời gian để đi sâu vào. Đây là một trò chơi hợp tác để người chơi thay phiên nhau chơi bài và làm việc cùng nhau để hạ gục kẻ thù. Mỗi người chơi sẽ chơi bài, lật thẻ anh hùng của họ [một bên là anh hùng, bên kia là bản ngã thay đổi của họ] hoặc thực hiện một số hành động khác cho đến khi họ không thể làm gì.

Khi tất cả các anh hùng đã chơi, nhân vật phản diện thay đổi. Người chơi giành chiến thắng bằng cách giết chết nhân vật phản diện. Họ thua nếu bất kỳ anh hùng nào bị giết bởi nhân vật phản diện hoặc nhân vật phản diện hoàn thành kế hoạch của anh ta.

Bạn có những gì nó cần để trở thành một siêu anh hùng?

9. ARKHAM HORROR: Trò chơi bài

Bạn có thể chống lại nỗi kinh hoàng để làm sáng tỏ câu chuyện?

Một cuộc phiêu lưu đang chờ đợi ở Arkham. Những bí ẩn lớn đang xảy ra và chỉ các thám tử mà dám vào mới có thể giải quyết chúng. Bạn có những gì cần thiết để giải quyết bí ẩn trước khi quái vật đánh bại bạn hoặc bạn chịu thua nỗi kinh hoàng trong tâm trí của bạn?

Không. Không làm cho cái này lên. Đó chỉ là những gì Arkham Horror nói về. Bạn bắt đầu một cuộc phiêu lưu thông qua các kịch bản để khám phá những bí mật đen tối ở Arkham. Nhưng khi bạn đi, bạn sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm từ bên trong như rối loạn tâm thần và quái vật không ngừng tấn công.

Trò chơi diễn ra trong các giai đoạn khác nhau. Cách bạn làm trong một giai đoạn ảnh hưởng đến giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, hãy cẩn thận khi bạn đi.

Mỗi người chơi chọn một thám tử và sau đó xây dựng bộ bài của họ theo thông số kỹ thuật cho người đó. Sau đó, trò chơi bắt đầu bằng cách người chơi hoàn thành các hành động và thay phiên nhau khám phá tòa nhà. Có bốn giai đoạn mỗi vòng tiết lộ quái vật, thẻ mới, v.v.

Arkham Horror là một trò chơi hợp tác theo một cốt truyện, đắm mình trong cuộc phiêu lưu. Nếu bạn đang theo một trải nghiệm và yêu thích những cuộc phiêu lưu đáng sợ, hãy xem điều này, được phát hành bởi Fantasy Flight Games vào năm 2016. & NBSP;

8. Lord of the Rings

Cuộc phiêu lưu vào vùng đất và hoàn thành các nhiệm vụ trước khi quá muộn.

Lord of the Rings: Trò chơi thẻ đặt bạn vào một nhiệm vụ. Bạn có thể thấy mình chiến đấu với những con nhện vua hoặc bị cuốn vào một trang web khi bạn trải qua cuộc phiêu lưu. Nhưng đó chỉ là một trong ba người được tìm thấy trong trò chơi cốt lõi.

Hầu hết mọi người đều quen thuộc với bộ ba Chúa tể của những chiếc nhẫn. Trò chơi này, được phát hành vào năm 2011 bởi Fantasy Flight Games, có tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời tập trung xung quanh những nhân vật đó. Mặc dù nó không hoàn toàn theo dõi cốt truyện, trò chơi bài này có sự phát triển câu chuyện tuyệt vời.

Chúa tể của những chiếc nhẫn có thể được chơi với một đến bốn người hợp tác. Bắt đầu bằng cách xây dựng bộ bài của bạn và chọn trọng tâm của bạn như lãnh đạo hoặc chiến thuật. Sau đó chọn anh hùng của bạn cho cuộc phiêu lưu. & NBSP;

Bắt đầu lượt của bạn bằng cách thu thập tài nguyên và quyết định ai sẽ đặt ra nhiệm vụ. Một số kẻ thù sẽ được rút ra từ sàn gặp gỡ có thể dẫn đến các trận chiến và có thể là sự thất bại của các anh hùng của bạn.

Nếu bạn đánh bại tất cả các thẻ nhiệm vụ cho cuộc phiêu lưu bạn chọn thì bạn sẽ thắng. Nếu tất cả các anh hùng của bạn chết hoặc bạn sẽ đến 50 trong mối đe dọa của bạn, hãy quay số trò chơi của nó.

7. Huyền thoại về năm chiếc nhẫn: Trò chơi thẻ

Cuộc đụng độ của các gia tộc. Bạn có thể đánh bại nhóm Viking Kẻ thù và cai trị đất đai không?

Bạn đã bao giờ mơ ước trở thành một người Viking trong trận chiến? Hoặc có thể là một chiến binh bảo vệ một triều đại? Trong Legends of the Five Rings, bạn bước vào một thế giới của các gia tộc chiến tranh. Bạn có thể xây dựng gia tộc mạnh nhất để đánh bại kẻ thù của bạn?

Nếu bạn biết bất cứ điều gì về CCG, bạn có thể đã quen thuộc với Legends of the Five Rings. Nó được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1995 bởi Alderac Entertainment Group và sau đó đã ngừng hoạt động vào năm 2015. Nó được tái tạo bởi Fantasy Flight Games vào năm 2017. Cả hai phiên bản đều tương tự trong cốt truyện nhưng không tương thích với nhau. & NBSP;

Phiên bản gốc là một CCG thực sự trong tự nhiên. Một số thẻ trong gói rất hiếm và bạn không bao giờ biết những gì bạn sẽ được xây dựng bộ bài của mình. Phiên bản gần đây nhất được phát hành vào năm 2017 là LCG. Nó cũng là một trò chơi xây dựng boong nhưng mỗi gói mở rộng là như nhau.

Cả hai phiên bản của trò chơi đều yêu cầu bạn chọn một gia tộc. Sau đó, bạn sẽ trải qua một số giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào việc bạn đang chơi bản gốc hay mới. Các giai đoạn bao gồm các thẻ vẽ, chiến đấu, bổ sung, và nhiều hơn nữa. & Nbsp;

Để tìm đường đến chiến thắng, hãy lấy danh dự của đối thủ hoặc đánh bại gia tộc của họ.

6. Chiến tranh giữa các vì sao: Trò chơi bài

Cái nào sẽ thắng thế, bóng tối hay ánh sáng? Mạnh mẽ lên.

Nếu bạn yêu thích các ngôi sao chiến tranh, bạn có thể sẽ thích trò chơi thẻ tùy chỉnh Star Wars. Nó không hoàn hảo theo chủ đề nhưng vẫn rất vui. Và ai sẽ muốn được chơi như một mặt tối? Hay làm chủ Jedi Luke Skywalker?

Trò chơi thẻ tùy chỉnh Star Wars được phát hành lần đầu tiên vào năm 1995 bởi DeCode Inc. Nó đã ra khỏi bản in nhưng vẫn là một trò chơi phổ biến và thú vị. Nếu bạn có cơ hội mua cái này, thì nó cũng đáng giá. & NBSP;

Nó là một người đứng đầu hai người chơi để chiến đấu. Một người chơi như mặt tối và mặt khác là ánh sáng. Sau khi chọn bên nào bạn muốn, bạn sẽ chọn mười mục tiêu và lấp đầy bộ bài của bạn cho phù hợp. Bạn sẽ vẽ bốn mục tiêu và đặt ba trong số chúng trước mặt bạn. & NBSP;

Đến lượt bạn, bắt đầu xây dựng để chiến đấu. Sau khi sẵn sàng, bạn có thể tấn công đối thủ của mình. Ngoài ra còn có các thẻ lực giúp bạn hoàn thành mục tiêu của mình để giành chiến thắng. & NBSP;

Mặt ánh sáng tìm thấy chiến thắng bằng cách phá hủy ba mục tiêu ở mặt tối. Mặt tối chiến thắng bằng cách di chuyển Star Star của họ đến 12.

5. World of Warcraft

Đánh bại kẻ thù của bạn trong trận chiến. Liệu bộ bài bạn xây dựng có đủ không?

World of Warcraft đã được phát hành vào năm 2006 bởi Upper Deck Entertainment và cuối cùng đã chuyển sang Blizzard Entertainment vào năm 2010. Đó là một trò chơi tương tự như MTG với một vài khác biệt. Nhưng bạn vẫn ra ngoài để đánh bại anh hùng đối thủ của bạn.

Để chơi, bạn và người mà bạn đang chơi với cả hai sẽ có một bộ bài. Cũng như các CCG khác, bộ bài sẽ bao gồm các khả năng, vũ khí và nhiều hơn nữa để hỗ trợ cho nhiệm vụ của bạn để đánh bại người anh hùng đối lập. & NBSP;

Bạn sẽ chơi anh hùng của bạn và sau đó đến lượt bạn có cơ hội chơi bài từ tay để hỗ trợ trong trận chiến. Nếu bạn đưa người chơi khác chỉ ra cuộc sống xuống bằng không bạn giành chiến thắng. & NBSP;

World of Warcraft có thể khó có được nhưng nếu bạn có thể vẫn còn phổ biến trong các game thủ. Sau khi sản xuất loạt thẻ giao dịch dừng lại, Blizzard đã phát hành một phiên bản trực tuyến của trò chơi. Nó là một hit rất lớn ngày hôm nay.

Nhưng nếu bạn muốn chiến đấu dưới dạng máy tính bảng truyền thống trong đêm trò chơi, hãy chọn một bản sao của World of Warcraft.

4. Android Netrunner

Hack hoặc bị hack. Dừng tin tặc và xây dựng sự giàu có của bạn trong khi bạn có thể.

Android Netrunner đưa bạn vào hành động trở thành một hacker hoặc ngăn chặn một người để giữ lợi ích của bạn. Bạn có những gì cần thiết để thúc đẩy chương trình nghị sự của bạn trước khi nó bị đánh cắp không?

Android Netrunner lần đầu tiên được xuất bản bởi Fantasy Flight Games vào năm 2017 khi cất cánh từ Netrunner ban đầu được sản xuất bởi Wizards of the Coast. & NBSP;

Trong đó, bạn sẽ cố gắng thúc đẩy công ty của mình để kiếm được lợi nhuận lớn nhất. Tất cả trong khi các vận động viên đang cố gắng hack bạn và đánh cắp mọi thứ. Nếu bạn là một người đam mê hoặc đam mê, điều này phù hợp với dự luật. & Nbsp;

Mỗi người chơi chọn một bên, chạy bộ hoặc tập đoàn. Sau đó, họ bắt đầu bằng cách hoàn thành một loạt các hành động mỗi lượt để hoàn thành mục tiêu của họ. Cả hai đều cố gắng ghi điểm chương trình nghị sự.

Tuy nhiên, nếu bạn là tập đoàn, bạn sẽ cố gắng ghi điểm trong khi ẩn tài sản của bạn với người chạy. Người chạy sẽ cố gắng để có đủ phần cứng và hàng hóa để hack bạn.

Để giành chiến thắng, tập đoàn phải có được tất cả bảy điểm chương trình nghị sự hoặc buộc người chạy phải loại bỏ toàn bộ bàn tay của họ. Người chạy chiến thắng bằng cách ăn cắp thành công đủ từ tập đoàn.

3. Yu-Gi-oh!

Trận chiến đến cái chết trong Konami đánh Yu-Gi-Oh!

Yu-Gi-oh là một cảm giác trên toàn thế giới. Nó đã xuất hiện từ năm 1999 khi Konami ra mắt trò chơi bài dựa trên chương trình Nhật Bản. Đi đầu để đánh bại đối thủ của bạn trong các trận chiến hoành tráng.

Mỗi người chơi tạo ra bộ bài quái vật, phép thuật và thẻ bẫy của riêng họ sẽ giúp họ loại bỏ người chơi khác. Vì vậy, bạn cần tạo bộ bài tốt nhất bạn có thể. & NBSP;

Bạn sẽ có 8000 điểm cuộc sống để bắt đầu trò chơi. Khi bắt đầu, bạn sẽ chơi quái vật và sử dụng phép thuật trong nỗ lực giết chết người chơi khác quái vật. & NBSP;

Bạn sẽ thua nếu bạn hết thẻ trong bộ bài hoặc điểm cuộc sống. Bạn cũng có thể mất nếu một thẻ điều kiện được phát là thẻ mất tự động.

Bạn có những gì nó cần để đánh bại những con quái vật của kẻ thù?

2. Trò chơi thẻ giao dịch Pokemon

Tham gia vào trò chơi đình đám Pokemon và trở thành huấn luyện viên cuối cùng.

Ai không yêu một trận chiến tốt? Còn chiến đấu với những sinh vật nhỏ dễ thương thì sao? Được rồi, có lẽ đó là việc mất một bước quá xa. Nhưng dù bạn là loại chiến đấu nào, Pokemon là một trò chơi mà mọi người ở mọi lứa tuổi đều yêu thích.

Khi nói về Pokemon, bạn có thể nghĩ ngay về cơn sốt trên toàn thế giới bắt đầu bởi Pokemon đi vài năm trước. Hoặc có thể bạn là một game thủ Nintendo Switch và chơi một vài trò chơi Pokemon mà Nintendo tạo ra. & NBSP;

Tuy nhiên, có một cấp độ Pokemon khác mà nhiều người yêu thích. Trò chơi thẻ giao dịch. Nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996 bởi Media Coast với Wizards of the Coast tiếp quản vào năm 2003. & NBSP;

Trò chơi rất đơn giản nhưng thú vị. Mỗi người chơi bắt đầu với một bộ bài gồm 60 thẻ. Các sàn chứa thẻ Pokemon, thẻ năng lượng, và nhiều hơn nữa. Đến lượt bạn, bạn sẽ đặt Pokemon xuống để sử dụng trong trận chiến. Sẽ có một Pokemon hoạt động và tối đa năm trong ngân hàng.

Sau đó, bạn có thể thêm năng lượng vào Pokemon của bạn, điều cần thiết để kích hoạt sức mạnh chiến đấu của họ hoặc thậm chí giúp họ rút lui. Bất cứ ai chạy ra khỏi thẻ trước, có sáu Pokemon bị đánh bại, hoặc không có Pokemon nào trong ngân hàng của họ và họ cần một, thua.

Trò chơi này đủ dễ dàng để trẻ em hiểu và thưởng thức [nó thực sự được thiết kế cho trẻ em] trong khi vẫn giải trí cho người lớn. Các tác phẩm nghệ thuật là tốt đẹp mang lại phần thưởng bổ sung cho trò chơi.

1.Magic: The Gathering

Tham gia vào một trong những CCG dài nhất và phổ biến nhất từng được tạo ra. Phép thuật và chiến đấu đến cùng trong ma thuật: The Gathering.

Phép thuật: The Gathering vẫn là một trong những CCG phổ biến nhất hiện nay. Lần đầu tiên được tạo ra bởi Richard Garfield vào năm 1993, nó nhanh chóng trở nên phổ biến và dẫn đến sự gia tăng của CCG. Lặn và trở thành một người chơi pasting Planeswalker và đánh bại kẻ thù.

Nếu bạn mới sử dụng phép thuật, bạn sẽ muốn có được một bộ cốt lõi hoặc bộ Deckbuilder. Đây là những gói khởi động có đất, gói tăng cường, hướng dẫn để bắt đầu, và nhiều hơn nữa. & NBSP;

Trò chơi được chơi bởi hai hoặc nhiều người đi đầu đến đầu các phép thuật sau khi thu thập mana. Mỗi bộ bài của người chơi là duy nhất tùy thuộc vào cách họ xây dựng thẻ của họ.

Magic có năm màu đặt ra một chiến lược tấn công và phòng thủ độc đáo. Đó là màu đỏ, trắng, xanh dương, đen và xanh lá cây. Nếu bạn chọn chơi với các chiến lược từ cõi trắng, bạn sẽ thực hiện một chiến lược gìn giữ hòa bình phòng thủ hơn trong khi những người từ màu đen hoặc màu đỏ ra ngoài để phá hủy.

Theo thời gian bạn có thể thu thập, phát triển và phát triển bộ bài của bạn cho phép chiến lược của bạn củng cố. Vẫn còn một yếu tố cơ hội tùy thuộc vào việc rút thẻ nhưng giảm bớt nếu bạn gọi Mulligan hoặc xây dựng đúng bộ bài. & NBSP;

Sau khi xây dựng bộ bài của bạn, bạn có thể tìm thấy một nhóm để tham gia tại địa phương hoặc thậm chí tham gia các giải đấu. Sky từ giới hạn với CCG này và nó tiếp tục phát triển!

Bạn cũng có thể quan tâm:

  • Top 10 trò chơi bài hay nhất cho PC [trò chơi thẻ kỹ thuật số tốt nhất] & NBSP;

10 trò chơi bài hay nhất hàng đầu là gì?

Trò chơi bài hay nhất - Top 10..
Jaipur. Trò chơi thẻ tốt nhất tổng thể. ....
Chu hai mèo con. Trò chơi thẻ nhanh tốt nhất. ....
Sushi đi! Trò chơi bài tốt nhất cho trẻ em. ....
Trò bịp bợm. Trò chơi bài tốt nhất cho 2 người chơi. ....
Nguy hiểm đùa giỡn. Trò chơi bài tốt nhất cho người lớn. ....
Học viện chiến đấu Pokemon. ....
Arkham Horror: Trò chơi bài. ....
Sự ngăn trở..

Trò chơi thẻ giao dịch thành công nhất là gì?

Magic: The Gathering được cho là trò chơi thẻ giao dịch phổ biến nhất trên thế giới.Đây cũng là một trong những trò chơi đầu tiên sử dụng định dạng Trò chơi thẻ sưu tập [CCG] hiện nay.Trò chơi được đặt trong một thế giới giả tưởng, nơi người chơi đảm nhận vai trò của các pháp sư và sử dụng các phép thuật ma thuật để đánh bại đối thủ của họ. is arguably the most popular trading card game in the world. It was also one of the first games to use the now-standard collectible card game [CCG] format. The game is set in a fantasy world where players take on the role of wizards and use magical spells to defeat their opponents.

Trò chơi thẻ giao dịch phổ biến nhất ở Mỹ là gì?

1 Phép thuật: The Gathering..
Phép thuật: Thu thập là bản gốc và tốt nhất.....
Magic The Gathering không chỉ là trò chơi thẻ lâu đời nhất, mà các cơ chế cơ bản của nó đã dẫn đến việc tạo ra mọi TCG khác ngoài kia, bao gồm cả Yugioh.....
Tôi đã thấy một số người nói rằng Yu-Gi-oh!....
Không có nhiều cạnh tranh ..

Chủ Đề