Ai sẽ vui khi đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối

(KTSG) – Tỷ giá tuần qua đã tiếp tục giảm về mức giá mua đô la Mỹ của Ngân hàng Nhà nước và cơ quan này đã mua được lượng lớn ngoại tệ. Đô la Mỹ giảm giá so với tiền đồng trong bối cảnh đô la Mỹ liên tục tăng giá so với các đồng tiền mạnh nhóm G7. Năm 2021 dần khép lại và gần như chắc chắn là năm thứ 3 liên tiếp kể từ năm 2019 mà tiền đồng lên giá so với đô la Mỹ, qua đó củng cố sức mạnh của tiền đồng trên thị trường ngoại hối toàn cầu.

Nguồn cung ngoại tệ gia tăng thúc đẩy tỷ giá giảm

Từ ngày 8 đến 12-11 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua được 1,5 tỉ đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối. Do tỷ giá liên ngân hàng giảm về giá mua 22.750 đồng/đô la Mỹ, đồng nghĩa NHNN tiếp tục cung ứng ra thị trường hơn 34.000 tỉ đồng.

Ai sẽ vui khi đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối

Tỷ giá giảm chủ yếu do nguồn cung ngoại tệ dồi dào trong bối cảnh vĩ mô ổn định, nhu cầu ngoại tệ trong nước không bị tác động nhiều bởi yếu tố tài chính quốc tế. Nhiều khả năng do cán cân thương mại tháng 10 xuất siêu tới 2,85 tỉ đô la Mỹ đã bổ sung đáng kể nguồn ngoại tệ trong nước và kéo theo đà giảm của tỷ giá kể trên.

Cán cân thương mại trước đó đã liên tục thâm hụt kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 và xuất siêu nhẹ trở lại vào tháng 9 với mức thặng dư đạt 360 triệu đô la. Lũy kế chín tháng đầu năm nước ta nhập siêu 2,55 tỉ đô la. Tháng 10 ước xuất siêu 2,85 tỉ đô la là con số rất lớn, làm đảo chiều tình trạng nhập siêu của mấy tháng trước đó. Trong những tháng cuối năm tới sẽ có thêm dòng kiều hối và dự kiến là nguồn bổ sung không nhỏ cho nguồn cung ngoại tệ trong nước.

Ngay sau động thái mua ngoại tệ này, NHNN đã hạ giá mua đô la Mỹ từ 22.750 xuống 22.650 đồng, tương đương mức giảm 0,43%. Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng hiện tại giao dịch quanh vùng 22.640-22.650, giảm khoảng 2,3% so với đầu năm.

Sức mạnh của tiền đồng được củng cố

Trong bối cảnh lạm phát Mỹ ở mức cao, cụ thể lạm phát tháng 10 đã tăng 6,2% so với cùng kỳ 12 tháng trước, với đà tăng giá của chỉ số năng lượng, thực phẩm. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ giai đoạn tháng 11-1990. Sau khi dữ liệu lạm phát tháng 10 được công bố, chỉ số DXY (đo lường sức mạnh của đô la Mỹ) và giá vàng đã liên tục tăng, cho thấy tâm lý rủi ro ở mức cao đang bao phủ thị trường (risk off) thúc đẩy dòng tiền đổ vào các kênh trú ẩn an toàn, trong đó có vàng và đô la. Đô la Mỹ cũng lên giá so với hàng loạt đồng tiền mạnh của nhóm G7 như Bảng Anh (GBP), đô la Canada (CAD), euro (EUR),… trong tuần vừa qua.

Diễn biến tiền đồng lên giá so với đô la Mỹ cho thấy cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn rất ổn định, thị trường Việt Nam vẫn thu hút dòng vốn đô la từ quốc tế và sức mua của tiền đồng trên thị trường ngoại hối toàn cầu ở mức cao hơn.

Tỷ giá và lạm phát là hai biến số vĩ mô quan trọng, đều đang có diễn biến tích cực, củng cố sự ổn định của nền tảng vĩ mô. Đã không còn tình trạng đầu cơ ngoại tệ, vàng như từng diễn ra trong giai đoạn 2010-2011 với tình trạng lạm phát hai con số và liên tục leo thang. Song hiện nay vẫn tiềm ẩn những rủi ro lớn về lạm phát, tỷ giá ở giai đoạn sắp tới, trong đó có thể kể tới sự mở cửa trở lại của nền kinh tế và tác động của lạm phát toàn cầu.

Đáng chú ý, lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng mạnh với một phần nguyên nhân quan trọng là giá năng lượng phục hồi do nhu cầu sử dụng tăng cao khi kinh tế toàn cầu dần mở cửa trở lại, thì lạm phát trong nước vẫn ở mức khá thấp và có diễn biến giảm ở nhiều tháng. Cụ thể chỉ số CPI và lạm phát cơ bản trong tháng 10 giảm lần lượt 0,2% và 0,17% so với tháng trước. CPI bình quân 10 tháng đầu năm chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Điều này củng cố thêm cho sức mạnh của tiền đồng, góp phần ổn định tỷ giá USD/VND.

Rủi ro tỷ giá trong tương lai

Tỷ giá và lạm phát là hai biến số vĩ mô quan trọng, đều đang có diễn biến tích cực, củng cố sự ổn định của nền tảng vĩ mô. Đã không còn tình trạng đầu cơ ngoại tệ, vàng như từng diễn ra trong giai đoạn 2010-2011 với tình trạng lạm phát hai con số và liên tục leo thang. Song hiện nay vẫn tiềm ẩn những rủi ro lớn về lạm phát, tỷ giá ở giai đoạn sắp tới, trong đó có thể kể tới sự mở cửa trở lại của nền kinh tế và tác động của lạm phát toàn cầu.

Kinh tế mở cửa trở lại sẽ khiến nhu cầu hàng hóa và giao thương tăng lên nhanh. Trong khi chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN những năm vừa qua, với hoạt động bơm tiền mạnh chủ yếu thông qua kênh tỷ giá và dự trữ bắt buộc, có thể thúc đẩy lạm phát tăng mạnh. Diễn biến này cũng tương tự trên toàn cầu.

Cụ thể, kinh tế mở cửa trở lại sẽ khiến nhu cầu hàng hóa và giao thương tăng lên nhanh. Trong khi chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN những năm vừa qua, với hoạt động bơm tiền mạnh chủ yếu thông qua kênh tỷ giá và dự trữ bắt buộc, có thể thúc đẩy lạm phát tăng mạnh. Diễn biến này cũng tương tự trên toàn cầu. Sự mở cửa trở lại kinh tế toàn cầu sẽ thúc đẩy nhu cầu hàng hóa toàn cầu tiếp tục tăng trong tương lai, đặc biệt là giá năng lượng và thực phẩm, kết hợp với hệ quả của chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh tay suốt từ năm 2019 tới nay, có thể tiếp tục thúc đẩy lạm phát cao hơn nữa.

Lạm phát tăng là rủi ro cho sự ổn định vĩ mô, kéo theo có thể là rủi ro đầu cơ, găm giữ các tài sản an toàn như ngoại tệ, vàng và trở thành áp lực cho tỷ giá trong những năm tới. Đây là rủi ro hiện hữu cần tính tới trong điều hành chính sách tiền tệ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra lộ trình thắt chặt tiền tệ và mở đầu bằng việc giảm dần quy mô mua tài sản. Giới trader đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất nhiều lần trong giai đoạn 2022-2023.

Việc thắt chặt tiền tệ dường như là xu thế toàn cầu và là chủ đề trong những năm tới. Thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát là điều cần thiết để ổn định vĩ mô. Song trước mắt, năm 2021 gần như sẽ khép lại với nền tảng vĩ mô tương đối ổn định. Lãi suất liên ngân hàng đang ở mức rất thấp, đi kèm tình trạng dư thừa thanh khoản. Điều này đồng nghĩa với việc có một lượng vốn không nhỏ mà nền kinh tế đang chưa thể sử dụng. Đà tăng của lạm phát có thể đến khi tình trạng dư vốn trên thị trường liên ngân hàng ở mức thấp, thậm chí thanh khoản liên ngân hàng trở nên eo hẹp và kênh thị trường mở mà NHNN cho các ngân hàng thương mại vay có số dư thường xuyên hơn. Khi đó tăng trưởng kinh tế có thể phục hồi và là khởi đầu cho lạm phát ở mức cao hơn.

MINH PHONG, MINH TRÍ

Thời gian gần đây, việc đồng USD tăng giá khá mạnh so các đồng tiền khác trên thế giới là kết quả hội tụ của một loạt nguyên nhân: Thứ nhất, sự khởi sắc rõ rệt của nền kinh tế Mỹ so mức tăng khiêm tốn hoặc trì trệ của các nền kinh tế đầu tàu khác trên thế giới. Thứ hai, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chấm dứt gói kích cầu trị giá 3,7 nghìn tỷ USD mà FED đã bơm ra trong suốt sáu năm qua để đối phó cuộc khủng hoảng bùng phát từ năm 2008, chấm dứt một kênh tăng cung tiền mặt rất lớn vào thị trường Mỹ. Thứ ba, sau thời gian dài giữ nguyên mức lãi suất 0,5%, FED đã liên tiếp ba lần tăng lãi suất đồng USD thêm 0,25%/lần vào cuối năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Thứ tư, USD tăng giá còn do mức lãi suất thấp với những gói kích cầu lớn đạt kỳ vọng lạm phát mục tiêu 2% vẫn là nét chủ đạo trong chính sách tài chính - tiền tệ của cả Liên hiệp châu Âu (EU), Trung Quốc và Nhật Bản. Thứ năm, hệ lụy Brexit và xu hướng cơ cấu lại dự trữ ngoại hối quốc gia theo giá trị các đồng tiền khác càng tạo cơ hội tăng giá bổ sung cho USD...

Đồng USD tăng giá so những đồng tiền khác trên thế giới đã, đang và sẽ có ảnh hưởng lớn đến XK và tỷ giá VND. Đặc biệt, do sự gắn kết khá “cố định” của VND với đồng USD đang mạnh lên, XK hàng hóa Việt Nam sang những thị trường lớn (ngoài Mỹ) và có đồng bản tệ giảm giá, sẽ gặp nhiều khó khăn. Người mua hàng XK của Việt Nam phải chịu giá cao hơn khi thanh toán bằng bản tệ của họ, buộc phải tăng giá bán lẻ. Kết quả, các nhà nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam phải giảm hoặc tạm ngưng mua hàng, nếu có mua họ cũng đòi giảm giá. Điều này làm gia tăng làn sóng giảm giá hàng Việt Nam XK sang các thị trường XK chính của Việt Nam (ngoài Mỹ) thời gian qua. Minh chứng là sự giảm sút hàng loạt mặt hàng XK cả về kim ngạch XK và giá cả.

Mặt khác, đồng USD tăng giá không chỉ khiến giá vàng giảm, mà còn làm tăng áp lực điều chỉnh tỷ giá tương lai của VND... Hơn thế, việc đồng USD lên giá đang làm bộc lộ những tác động mặt trái của chính sách lãi suất tiền gửi USD bằng 0% mà Việt Nam lần đầu áp dụng từ cuối năm 2015 đến nay. Hơn 23 năm qua, dòng kiều hối về nước tăng gần 100 lần, từ mức 0,14 tỷ USD năm 1993 tăng lên hơn 13,2 tỷ USD năm 2015, đưa Việt Nam đứng thứ 3 tại châu Á và đứng thứ 11 trên thế giới về thu hút kiều hối. Sau nhiều năm tăng liên tục, năm 2016, lần đầu tiên dòng kiều hối bị khựng lại và suy giảm, chỉ còn chín tỷ USD, tức giảm hơn 30% so năm trước.

Thực tế, nguồn cung kiều hối từ Mỹ chiếm khoảng 60% tổng kiều hối từ hơn bốn triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia trên thế giới. Khi kiều hối từ thị trường Mỹ giảm sút sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng lượng kiều hối về Việt Nam. Động thái tăng lãi suất liên tục của FED đã, đang và sẽ tạo động lực “giữ chân” đồng USD kiều hối ở lại Mỹ. Hơn nữa, động lực này càng đậm hơn do được cộng hưởng bởi tác động mặt trái của cả hai chính sách hạ lãi tiền gửi USD tại các ngân hàng về 0% và cơ chế tỷ giá trung tâm mà lần đầu Việt Nam cùng thực hiện từ đầu năm 2016. Năm 2016 và nửa đầu 2017, lãi suất tiền gửi USD ở Mỹ tăng, còn ở Việt Nam điều chỉnh về 0%. Đồng thời, tỷ giá đồng USD so VND biến động hằng ngày theo thị trường, không còn được ổn định một cách “cố định” theo biên độ khung cả năm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) bảo đảm nữa. Cơ hội khai thác chênh lệch lãi suất đồng USD giữa thị trường trong nước với nước ngoài đã mất đi, thậm chí đảo ngược, khiến thu hẹp lượng ngoại tệ - kiều hối về Việt Nam, đồng thời có sự gia tăng dòng tiền gửi hàng tỷ USD từ Việt Nam ra nước ngoài. Còn dòng kiều hối về nước đổ vào sản xuất, kinh doanh cũng bị chi phối do cơ hội kinh doanh tăng lên từ sự tăng trưởng kinh tế tích cực của Mỹ. Trong khi đó, sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam năm 2016 và nửa đầu năm 2017 càng tô đậm áp lực từ việc thiếu nguồn cung USD để bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, hỗ trợ dự trữ ngoại hối, tăng nguồn vốn đầu tư xã hội và giúp giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp (DN) của Việt Nam.

Nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối của Việt Nam giảm, nhập siêu tăng và các ngân hàng tăng lãi suất huy động khiến lãi suất tín dụng cho DN đang tăng trở lại. Nguồn vốn giá rẻ giảm sẽ làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm và có ảnh hưởng nhất định tới tạo việc làm, cải thiện nhà ở, y tế, giáo dục, ổn định đời sống người dân và động lực tăng trưởng kinh tế. Sự sụt giảm kiều hối cùng với dòng chảy ngược USD ra nước ngoài khá mạnh còn tạo áp lực kép về giảm tổng cung ngoại tệ của Việt Nam, gây áp lực lên tỷ giá.

Bởi vậy, để không làm giảm lượng kiều hối về nước và nhất quán chủ trương coi trọng, tạo mọi thuận lợi và cơ hội thu hút kiều hối của Đảng và Nhà nước, thời gian tới NHNN và các cơ quan chức năng cần xem xét toàn diện và tổng thể tình hình trong nước và quốc tế, tính tới sự đồng bộ và tác động hai mặt của chính sách, tiếp tục hoàn thiện quản lý ngoại hối nói riêng, môi trường đầu tư nói chung, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền khơi thông dòng kiều hối về nước và khuyến khích kiều bào đầu tư, kinh doanh “ích nước, lợi nhà”, phụng sự quê hương, Tổ quốc.