Báo cáo quyết toán nhiều cơ sở sản xuất năm 2024

MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHO HÀNG GIA CÔNG, SẢN XUẤT XUẤT KHẨU, CHẾ XUẤT

Báo cáo quyết toán được xem là bài toán đau đầu đối với nhân viên xuất nhập khẩu của các công ty gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Để hạn chế sai sót trong quá trình xây dựng bản báo cáo, mọi người cần lưu ý một số trường hợp sau đây:

  • Sản phẩm xuất khẩu không có thuế xuất khẩu nhưng thành phần nguyên liệu cấu tạo có thuế xuất khẩu thì doanh nghiệp phải đóng thuế xuất khẩu cho nguyên liệu đó.
  • Trong cùng 1 sản phẩm nhưng có 2 loại nguyên vật liệu để thay thế cho nhau để sản xuất, tên và mã sản phẩm là toàn cầu, không thể thay đổi mã/tên, hải quan yêu cầu phải có Phần mềm trung gian / hoặc đặt lại mã sản phẩm , để phẩn mềm hải quan có thể đọc được
  • Khi doanh nghiệp phát hiện phần thuế còn thiếu, chưa kịp đóng, phải chủ động khai trước phần thừa (phạt 20% thuế). Nếu để Hải quan phát hiện, phạt từ 1 đến 3 lần thuế tùy thời điểm.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Mr.Long - 0902 620 898

Báo cáo quyết toán nhiều cơ sở sản xuất năm 2024

Nguồn: Hải quan gia công / sản xuất xuất khẩu.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, theo quy định môi trường quốc tế về việc sử dụng nhiên liệu sạch trong các Khu vực kiểm soát khí thải (Emission Control Areas - ECA), các hãng tàu sẽ áp dụng Phụ phí giảm thải Lưu huỳnh (Low Sulphur Surcharge – LSS) để bù đắp các chi phí phát sinh khi hoạt động trong những khu vực này.

(HQ Online) - Báo cáo quyết toán hải quan là khâu cuối cùng, quyết định việc miễn thuế có đúng quy định và chấp nhận hay không. Để làm tốt khâu này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có phương pháp quản trị nội bộ hiệu quả, có hệ thống kế toán minh bạch, phần mềm quản lý hiệu quả…

Báo cáo quyết toán nhiều cơ sở sản xuất năm 2024
Đại diện Cục Hải quan Bình Dương trả lời vướng mắc cũng như hướng dẫn doanh nghiệp các nội dung liên quan đến báo cáo quyết toán hải quan. Ảnh: T.D

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý báo cáo quyết toán hải quan cho doanh nghiệp hoạt động gia công, sản xuất, xuất khẩu (SXXK), chế xuất”, do Cục Hải quan Bình Dương, Công ty CP Giao nhận Tiếp vận quốc tế (INTERLOG) và Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam (VISA) tổ chức ngày 20/3.

Trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan, Cục Hải quan Bình Dương Đỗ Thanh Phong cho biết, hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa miễn thuế, là chính sách khuyến khích của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh trong thời gian dài của Nhà nước.

Quản lý hoạt động gia công, SXXK, chế xuất phải đáp ứng được các yêu cầu về quản lý doanh nghiệp từ khi doanh nghiệp mới thành lập, đi vào hoạt động cho đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; quản lý nguyên liệu nhập khẩu, máy móc thiết bị miễn thuế từ khi nhập khẩu, đưa vào sản xuất xuất khẩu cho đến khi thanh lý, tiêu hủy phế liệu, phế phẩm được quản lý chặt chẽ, xuyên suốt, đúng quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành.

Trong đó, theo ông Đỗ Thanh Phong, báo cáo quyết toán là khâu cuối cùng, quyết định việc miễn thuế có đúng quy định và chấp nhận hay không. Để làm tốt khâu quan trọng này, một số yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải có chủ trương đúng từ lãnh đạo doanh nghiệp; làm đúng ngay từ đầu, từ khâu thông báo cơ sở sản xuất, chuẩn bị hồ sơ, đăng ký tờ khai XNK, ghi chép nhập kho, xuất kho, hạch toán kế toán (đưa vào sản xuất, tồn kho các dạng, phế liệu, phế phẩm…); có hệ thống quản lý hiệu quả, kết nối chặt chẽ các bộ phận; có hệ thống kế toán minh bạch, phản ánh thực tế nghiệp vụ kinh tế phát sinh; có phần mềm quản lý chặt chẽ, có thể theo dõi, quản lý được tình hình nhập xuất tồn bất kỳ thời điểm nào. Có đội ngũ nhân sự có năng lực, nắm bắt được quy định pháp luật, thông thạo nghiệp vụ…

Báo cáo quyết toán nhiều cơ sở sản xuất năm 2024
Chuyên gia Tư vấn thủ tục Hải quan, Công ty InterLOG chia sẻ về tầm quan trọng của công tác lập định mức trong báo cáo hải quan. Ảnh: T.D

Theo các chuyên gia, rủi ro trong chuỗi cung ứng là điều không thể tránh khỏi và có thể gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp nếu không được phát hiện và có phương pháp quản trị hợp lý. Trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất nhập nguyên vật liệu vào kho và xuất ra để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu… Mỗi thành phẩm cần các loại nguyên phụ liệu đầu vào khác nhau, số lượng nguyên liệu tham gia khác nhau.

Do đó, nếu không biết cách quản lý các nguồn nguyên liệu, quản lý số lượng đầu vào đầu ra, quản lý phế liệu phế phẩm,… sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chính doanh nghiệp, thậm chí gây tổn thất đến nguồn tài chính do chênh lệch về số liệu. Bên cạnh đó, khi số liệu không khớp, doanh nghiệp sẽ gặp sai sót trong việc đặt đơn hàng mới, gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa trong sản xuất, ảnh hưởng đến toàn chuỗi cung ứng.

Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan KCN Sóng Thần Nguyễn Mạnh Vũ khuyến nghị, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt các thông tin liên quan đến cơ sở pháp lý, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong việc thực hiện thủ tục hải quan, hiểu rõ các trường hợp hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu. Từ đó, tận dụng và tìm kiếm cơ hội cho doanh nghiệp mình. Đối với hàng gia công, SXXK, doanh nghiệp được lựa chọn Chi cục hải quan nào thuận tiện nhất (theo quy định của hải quan) để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn phù hợp”.

Báo cáo quyết toán nhiều cơ sở sản xuất năm 2024
Hội thảo thu hút sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp gia công, SXXK và chế xuất trên địa bàn Bình Dương. Ảnh: T.D

Đánh giá tầm quan trọng của công tác lập định mức trong báo cáo hải quan, ông Phan Hải Triều, Chuyên gia Tư vấn thủ tục hải quan, Công ty InterLOG cho biết: “Để có thể lập Báo cáo quyết toán hải quan một cách chuẩn chỉnh và chính xác, trước tiên các doanh nghiệp cần phải có phương pháp quản trị nội bộ hiệu quả, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan như bộ phận kế toán, bộ phận sản xuất nhằm chia sẻ thông tin, đối chiếu định kì và xử lí chênh lệch kịp thời.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thường hay gặp khó khăn trong quá trình xây dựng định mức cho phế liệu thu được trong quá trình sản xuất, tái chế do có quá nhiều mã phải xử lý. Do đó, nâng cao năng lực quản lý và khả năng xử lý các tình huống là việc làm cần được cải thiện”.

Trong khuôn khổ hội thảo, Phó Trưởng Phòng Giám sát quản lý về Hải quan Phạm Mạnh Thy cũng nêu một số lỗi doanh nghiệp thường gặp trong báo cáo quyết toán hải quan, nguyên nhân và rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Báo cáo quyết toán nhiều cơ sở sản xuất năm 2024
Đại diện doanh nghiệp nêu vướng mắc tại hội thảo. Ảnh: T.D

Cụ thể, doanh nghiệp thường vi phạm lỗi như: Đưa nguyên liệu đến cơ sở khác gia công lại khác với địa điểm ban đầu đã thông báo với cơ quan Hải quan để gia công mà không thông báo cho cơ quan Hải quan; lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định hoặc địa điểm đã đăng ký với cơ quan Hải quan hoặc lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan; không đúng với thực tế sử dụng, thực tế tồn kho…

Ngoài ra, tại hội thảo đại diện Cục Hải quan Bình Dương cũng đã trực tiếp giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu dư thừa của hợp đồng gia công, định mức trong báo cáo quyết toán, chuyển mục đích sử dụng nguyên phụ liệu…

Tại địa bàn hoạt động của Cục Hải quan Bình Dương có hơn 1.500 doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục hải quan loại hình gia công, SXXK, chế xuất, chiếm hơn 80% tổng số tờ khai hải quan tại đơn vị với mặt hàng chủ yếu là may mặc, dày dép, đồ gỗ gia dụng, linh kiện điện tử…