Âm nhạc truyền thống Việt Nam là gì

 

Âm nhạc Việt Nam có một truyền thống khá lâu đời. Ngay từ thời cổ cư dân ở Việt Nam đã rất say mê âm nhạc. Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu.

Bởi vậy trong quá trình phát triển lịch sử cư dân ở đây đã sáng tạo nên rất nhiều loại nhạc khí và thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, để giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha, đạo lý làm người, để giao tiếp với thế giới thần linh trong tâm tưởng và để bay lên với những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai...Trải qua bao biến thiên, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ một kho nhạc khí đủ loại từ những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế.Tại đây ta có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lễ hoặc dùng trong việc giao tiếp giữa các thành viên cộng đồng, trong lao động, trong vui chơi giải trí với những thể hát đố, hát đối đáp thi tài của trai gái, những điệu hát khi chơi bài hoặc khi kể những áng trường ca, những câu ca tiếng đàn của những người hát rong, của các ban "tài tử" cùng những thể loại ca kịch truyền thống...Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc tộc. Cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc tộc lại có phương thức biểu hiện, diễn tấu và âm điệu riêng. Điệu hát ru Việt khác ru Mường, ru Thái, ru Tây Nguyên... Có tộc dùng lời ca tiếng hát để đưa trẻ vào giấc ngủ. Có tộc lại ru con bằng tiếng đàn, tiếng sáo êm ái.

Xưa kia âm nhạc cổ truyền đã từng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Việt Nam. Ngày nay nó vẫn giữ một vị trí đáng kể trong xã hội. Một số thể loại ca nhạc vẫn tồn tại trong cuộc sống dân dã. Một số khác đã bước lên sân khấu, tiếp tục làm đẹp cho đời và phát huy tác dụng trong cuộc sống mới.

1. Khái niệm về dân ca

            Để có một khái niệm chuẩn về dân ca thật không đơn giản. Người Đức gọi dân ca là volkslied [tạm dịch là: bài ca của nhân dân], người Pháp gọi là chanson populaire [tạm dịch là: bài ca phổ cập trong quần chúng], người Anh gọi dân ca là folk song [tạm dịch là bài ca mang tính dân tộc]. Ngay cả trong các tài liệu Việt Nam về dân ca hay công trình Nghiên cứu của Gs. TS Vũ Ngọc Khánh “Tiếp cận kho tàng folklore Việt Nam” cũng không có khái niệm cụ thể hay một định nghĩa công thức về dân ca như các định nghĩa về những phạm trù khác.

            Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền, qua việc truyền khẩu, truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp phần sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn. Do vậy họ gần như là “đồng tác giả” với những người sáng tác mà người sáng tác ban đầu không rõ là ai. Một bài dân ca thường tồn tại với một bản coi như bản gốc, gọi là lòng bản và nhiều bản được ứng tấu thêm hay sửa đổi gọi là dị bản. Những bài dân ca được nhiều người yêu thích sẽ được truyền bá đi khắp nơi. Hiện nay các nhạc sĩ đã sáng tác thêm những lời ca mới dựa trên các làn điệu đã có tạo nên sự đa dạng và phong phú cho dân ca . Các dịp biểu diễn thường là lễ hội, hát làng nghề ngoài ra thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người. Tuy nhiên mỗi tỉnh thành, dân ca Việt Nam lại có phát âm, giọng nói và các từ khác nhau nên cũng có thể phân theo tỉnh cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ngày nay, khi khảo sát một bài dân ca được phổ biến ở một vùng nào đó, muốn biết được xuất xứ của chúng, người ta thường dựa vào một vài đặc điểm có trong đó ví dụ như tiếng địa phương, những địa danh. Đây là cách dễ nhận biết nhất để nhận ra xuất xứ của một bài dân ca. Nói chung trong các bài dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ...” và các dấu giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được dệt bới những nốt nhạc sao cho việc phát âm được rõ nét. Một số phụ âm được phát âm một cách đặc thù như: “r, d, gi” hay “s và x” phát âm giống nhau, không phân biệt nặng nhẹ. Dân ca miền Trung thì thường có chữ “ ni, nớ, răng, rứa...” dấu sắc được đọc thành dấu hỏi [so với giọng người Bắc], dấu hỏi và ngã đều được đọc giống nhau và trầm hơn chữ không dấu. Những bài dân ca miền Nam thì thường có chữ “má [mẹ], bậu [em], đặng [được]...” chữ “ê” đọc thành chữ “ơ”, dấu ngã đọc thành dấu hỏi,... Nhưng nhìn chung thì vẫn là thoát thai từ lòng dân với đậm tính chất mộc mạc giản dị của họ.


Ảnh: Liên hoan “Dân ca Ví, Dặm xứ Nghệ” [Nguồn: st]

            Theo GS.TS Trần Quang Hải làm việc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học về Sơ lược về dân ca Việt Nam: “Dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững với thời gian”.

            Để tiện cho việc nghiên cứu, ta có thể hiểu khái niệm về dân ca tạm thời như sau: Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nguồn: spnttw.edu.vn


Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Nền âm nhạc cổ truyền là sự kết tinh của những sáng tạo nghệ thuật vô giá được lưu truyền, bồi đắp qua nhiều thế hệ, là minh chứng sống động cho một nền văn hóa dân tộc đa dạng, giàu bản sắc và có lịch sử lâu đời.

Nguồn: VOV

Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Âm nhạc truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc tộc lại có phương thức biểu hiện, diễn tấu và âm điệu riêng. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị tinh thần – âm nhạc truyền thống Việt Nam, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích.

1. Âm nhạc truyền thống ngàn năm lịch sử

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, ông cha ta đã dày công sáng tạo và tạo dựng nên một nền văn hóa âm nhạc truyền thống phong phú, độc đáo và mang những đặc trưng riêng nhưng thống nhất trong đa dạng giữa các vùng miền và các tộc người anh em chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Là một bộ phận không nhỏ của nền văn hóa Việt Nam, âm nhạc truyền thống có vị trí và vai trò đặc biệt khá quan trọng trong đời sống của mỗi tộc người.

Gắn liền với vòng đời của con người, âm nhạc dân gian đã có mặt ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra cho đến khi những con người này trở về bên kia thế giới. Âm nhạc chính là phương tiện chuyển tải nội dung giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ, là phương tiện để các chàng trai, cô gái đến với nhau, gửi gắm tình yêu thương cho nhau. Âm nhạc cũng còn là phương tiện để những người cao tuổi, trong những dịp lễ hội hay hôn lễ, giáo dục đạo làm người, tình yêu nước thương nòi. Được coi là phương tiện để người ta thể hiện nỗi đau mất mát khi có người thân hay người láng giềng mất đi…

Nét đẹp truyền thống Việt Nam mang vào âm nhạc

2. Sự tồn tại giữa âm nhạc truyền thống và âm nhạc hiện đại

Với sự da dạng vùng miền, dân tộc, âm nhạc truyền thống Việt luôn phong phú và tồn tại như một thành tố quan trọng, không thể thiếu. Dòng nhạc dân tộc ra đời và tồn tại hàng nghìn năm, đồng hành cùng quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên hiện nay, trước ảnh hưởng mạnh mẽ của những loại hình âm nhạc hiện đại, du nhập từ các nước Âu, Mỹ, gần đây nhất là Hàn Quốc, đã khiến đôi khi âm nhạc truyền thống rơi vào tình trạng bị khán giả trẻ quay lưng, thờ ơ. Tuy vậy, với những nhận thức và sự trân trọng của một thời quá khứ vàng son ngày càng được nâng cao của một phần nhỏ cá nhân hiện nay, dần dần các thể loại âm nhạc truyền thống đã quay trở lại với đời sống của nhân dân ta. 

3. Bắt gặp âm nhạc truyền thống trong khoảnh khắc nào?

Nhắc tới âm nhạc truyền thống, thì chúng ta không thể không nhắc đến đặc sản dân ca của vùng đồng bằng phía Bắc – thể loại quan họ. Quan họ thường được thấy là màn biểu diễn giữa các cặp đôi nam nữ với nhau, hay còn gọi là lối hát theo kiểu đối đáp giao duyên với những lời ca đầy tình ý, nhiều ý nghĩa thâm sâu mà rất mực duyên dáng, ngọt ngào, đậm chất trữ tình. Quan họ cũng là thể loại âm nhạc truyền thống phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng ca dao, dân ca vì mỗi bài lại có một giai điệu riêng, và cho đến nay thì đã có tới 300 bài quan họ được ký âm. Không chỉ vậy, quan họ còn tạo nét đặc trưng với những bộ trang phục dân gian của người Việt là áo tứ thân, khăn mỏ quạ hay quần lĩnh đen…và người biểu diễn được gọi là các liền anh, liền chị.

Màn biểu diễn giữa các cặp đôi nam nữ

Nếu quan họ là đặc trưng của dân ca miền Bắc thì miền Trung cũng sở hữu loại âm nhạc truyền thống – nhã nhạc cung đình Huế, thể loại đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế được nhân loại đánh giá là thể loại âm nhạc đạt đến độ chín muồi, tinh xảo và hoàn chỉnh nhất. Không chỉ vậy, thể loại này còn mang đến một phong vị rất riêng, mang đặc trưng âm thanh của nhiều loại nhạc khí cung đình với cách chia hai phe nhạc là nhóm phe văn và nhóm phe võ, các nhạc cụ hòa tấu cũng được sắp xếp và phối âm hài hòa. Những âm thanh từ nhã nhạc cung đình Huế tạo nên một không gian rất riêng, vừa mang cảm giác hoài cổ, lại mang đến sự thanh tao, vừa nhẹ nhàng lại vừa náo nhiệt, dường như tái hiện lại một vương triều Nguyễn xưa. Có lẽ bởi chính nhã nhạc được coi như là một phương thức để bày tỏ tấm lòng và là phương tiện bày tỏ sự biết ơn, tôn kính đến các vị thần linh, bậc đế vương nên chúng mới trở nên đặc biệt như vậy.

 

Nhóm múa truyền thống cung đình huế

Bên cạnh quan họ của miền Bắc, nhã nhạc của miền Trung thì miền Nam nước ta cũng sở hữu một di sản phi vật thể có tên là Đờn ca tài tử – thể loại âm nhạc truyền thống đặc sắc. Xuất xứ của loại hình này là từ ca Huế sau thay đổi trở thành một loại nhạc thích phòng dân gian, thường được biểu diễn trong nhà, gia đình, làng xóm nhỏ. Sau đó, khi sự phổ biến của thể loại này tăng lên, được ưa chuộng bởi nhiều người dân chúng đã trở thành một thứ âm nhạc ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân ta. Đờn ca tài tử thường được biểu diễn cùng một ban nhạc ngũ tuyệt với năm nhạc cụ chính là đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò và đàn tam có phụ họa là sáo lỗ. Trong đó vai trò của người ca sĩ và nhạc sĩ là tương đương, và vai trò của người nam và người nữ trong nhóm biểu diễn cũng giống nhau. Nhờ vào đặc trưng màu giọng và sự kết hợp nhuần nhuyễn của âm thanh nhạc cụ, đờn ca tài tử mang đến một sắc màu miền nam rõ nét với sự mộc mạc, giản dị mà chân thành cùng những lời ca giàu ý nghĩa.

Đờn ca tài tử Nam Bộ

Có thể nói, âm nhạc truyền thống Việt Nam có rất nhiều thể loại đa dạng từ âm thanh, lời ca cho đến biểu diễn. Mỗi loại đều mang một đặc sắc riêng, góp phần làm phong phú kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Việc duy trì và bảo tồn các thể loại âm nhạc truyền thống cũng là góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Hy vọng rằng chúng ta luôn mang trong mình một trái tim yêu âm nhạc truyền thống của ông cha ta truyền lại. Hãy giữ gìn được những bản sắc dân tộc, góp phần gìn giữ và phát triển âm nhạc truyền thống Việt Nam bao đời nay. Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mình qua bài biết này!

Tham khảo dịch vụ:

>> Dịch vụ thu âm TVC quảng cáo

>> Dịch vụ quay MV ca nhạc chuyên nghiệp

>> Dịch vụ đào tạo sáng tác nhạc

>> Dịch vụ đào tạo hòa âm phối khí

>> Dịch vụ quay MV sân khấu chuyên nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề