An ninh trật tự an toàn xã hội là gì

Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỉ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định. Đấu tranh giữ gìn TTATXH bao gồm: chống tội phạm; giữ gìn trật tự nơi công cộng; phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường… Bảo vệ TTATXH là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công an nhân dân làm tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, vv
Tham khảo thêm các dịch vụ khác của Luận Văn 1080:
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài trên phần mềm SPSS? Bạn cần đến dịch vụ hỗ trợ SPSS để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này?
Khi gặp khó khăn về vấn đề phân tích kinh tế lượng hay gặp vấn đề về chạy SPSS, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

2. Nội dung giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

– Đấu tranh phòng, chống tội phạm [trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh].
Đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội; điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội; giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hòa nhập cộng đồng xã hội, trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
– Giữ gìn trật tự nơi công cộng. Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận. Giữ gìn trật tự nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng – nơi diễn ra các hoạt động chung của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.
– Đảm bảo trật tự an toàn, giao thông. Trật tự an toàn, giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo trật tự an toàn, giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng các lực lượng chức năng [cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính…] mà là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông.
– Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh. Ngoài các hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông, các loại tai nạn lao động cũng cần được chú ý phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra. Thiên tai, dịch bệnh tuy có thể không do con người tự gây ra, song nó có sức tàn phá ghê gớm, hủy hoại nhiều tài sản, cướp đi sinh mệnh của nhiều người, để lại những hậu quả nặng nề mà xã hội phải khắc phục trong thời gian dài.
– Bài trừ các tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến [từ các hành vi vi phạm những nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội tốt đẹp cho đến các hành vi vi phạm những quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật, kể cả pháp luật hình sự] ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội bao gồm: mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan… Tệ nạn xã hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm.
– Bảo vệ môi trường. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Các bài có thể xem thêm:

chất lượng nguồn nhân lực


+ Quản lý giáo dục
+ Quản lý là gì
+ Bản chất của bảo hiểm

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm an ninh xã hội ?
  • 2. Vai trò Ủy ban quốc phòng an ninh của Quốc hội là gì ?
  • 3. An ninh con người là gì ?
  • 4. Phương thức bảo vệ an ninh xã hội hiện nay là gì ?
  • 5. Xử lý hành vi xâm phạm an ninh xã hội

1. Khái niệm an ninh xã hội ?

An ninh xã hội là sự phát triển của một xã hội có tổ chức, có kỉ cương, trên cơ sở những quy phạm pháp luật, bảo đảm sự ổn định thường xuyên của xã hội.

An ninh xã hội là xã hội luôn ở trạng thái an toàn, bình yên, trong đó mọi điều kiện sống, sinh hoạt, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều được bảo đảm an toàn, hài hòa, tất cả mọi người trong xã hội được sống ổn định, yên lành trên cơ sở quy phạm pháp luật và điều kiện vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện.

Điều kiện cơ bản của an ninh xã hội được hiểu như sau:

+ An ninh xã hội là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh xã hội là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống những hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật gây mất ổn định chính trị xã hội. Bảo vệ an ninh xã hội phải gắn liền với việc thực hiện chính sách xã hội và là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.

+ Xã hội được bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn chính là thước đo quan trọng hàng đầu phản ánh chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người dân. Thực tế cho thấy, dù cho người dân có thu nhập tốt, mức sống cao nhưng nếu xã hội bất ổn về chính trị, luôn bị đe dọa về nạn khủng bố, các cuộc xả súng giết người vô tội hàng loạt sẽ làm cho người dân lúc nào cũng hoang mang, lo sợ và cuộc sống chung của toàn xã hội sẽ bất an, bất hạnh.

+ Xã hội được bảo đảm an ninh không chỉ loại trừ được tiếng bom rơi, đạn nổ, bị đe dọa sinh mạng, mà còn đòi hỏi sự bảo đảm cho cuộc sống bình thường của mỗi con người từ khi sinh ra đến lúc lớn lên; từ những sinh hoạt thường nhật như ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chăm lo sức khỏe; bảo đảm về an toàn giao thông; đến môi trường sinh thái trong lành, an toàn về thực phẩm, thức ăn, nước uống, không khí trong lành.

2. Vai trò Ủy ban quốc phòng an ninh của Quốc hội là gì ?

Ủy ban quốc phòng an ninh của Quốc hội là Uỷ ban thường trực của Quốc hội có chức năng giúp Quốc hội khi quyết định các vấn đề về lĩnh vực quốc phòng và an ninh, thẩm tra các dự án luật được Quốc hội giao và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong phạm vì nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.

Quy định về Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội

Uỷ ban quốc phòng an ninh là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội, được Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội tại kì họp đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội. Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1] Thẩm tra các dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh;

2] Giám sát việc thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và việc thực hiện ngân sách trong lĩnh vực này;

3] Kiến nghị với Quốc hội các vấn đề về chính sách quốc phòng, an ninh, những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyển hạn của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Như vậy, với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thì Ủy ban Quốc phòng An Ninh của Quốc hội là cơ quan đầu não trong việc Xây dựng pháp luật, giám sát việc thực thi và kiến nghị chính sách nhằm đảm bảo vấn đề an ninh trong đó có vấn đề an ninh xã hội của nước ta.

3. An ninh con người là gì ?

Khái niệm An ninh con người do Chương trình phát triển Liên hợp quốc [UNDP] đưa ra đầu tiên vào năm 1994 trong Báo cáo hàng năm về sự phát triển của con người. UNDP cho rằng: An ninh con người “là sự an toàn của con người trước những mối đe dọa kinh niên như nghèo đói, bệnh tật, đàn áp và những biến cố bất ngờ, bất lợi trong cuộc sống hằng ngày”. Theo đó, bảo đảm an ninh con người trên bảy phương diện: an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng và an ninh chính trị. Như vậy, an ninh con người được đặt ra trong sự hòa quyện và tương hỗ với những nội dung an ninh khác, an ninh con người có mối quan hệ với thời đại, xã hội và môi trường tự nhiên. Đến lượt mình, an ninh con người trở thành một nhân tố, điều kiện quan trọng để thực hiện cũng như bảo đảm an ninh xã hội, an ninh toàn cầu, hòa bình thế giới.

Vấn đề an ninh con người đã được Liên hợp quốc và nhiều nước trên thế giới tiếp nhận như một tư duy mới có sức thuyết phục và có giá trị thực tiễn cao. Con người đặt ở vị trí trung tâm của thời cuộc, của xã hội là hoàn toàn đúng. Xã hội suy cho cùng là xã hội của con người và vì con người. Thực hiện an ninh con người sẽ bổ sung và làm phong phú cho an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu.

Tuy nhiên, từ khái niệm chung về an ninh con người lại có cách hiểu cụ thể khác nhau, dẫn tới những chính sách và hành vi rất khác nhau. Ở nhiều nước và nhiều thể chế chính trị coi trọng an ninh con người, đề cao vai trò của quần chúng nhân dân; từ đó coi nhân dân là người chủ thực sự của xã hội; thể chế xã hội và ngay cả bộ máy nhà nước cũng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Từ đó, các chính sách và an ninh xã hội, công bằng xã hội, bình đẳng xã hội, xóa đói giảm nghèo… được coi trọng và thực hiện đầy trách nhiệm. Chính việc bảo đảm được an ninh con người sẽ làm cho an ninh quốc gia được bảo đảm, đất nước phát triển bền vững, hài hòa.

Khác với cách hiểu và cách làm như trên, một số nước phương Tây lại đặt cá nhân con người vào vị trí tối thượng, coi an ninh con người quan trọng hơn an ninh quốc gia, xóa bỏ thực tế an ninh quốc gia đang là yếu tố cơ bản quyết định hệ thống quốc tế và là chủ thể của an ninh quốc tế. Vì thế, trong nhiều trường hợp, lấy cớ là vì con người, người ta có thể tiến hành can dự quốc tế vào các quốc gia nào “có vấn đề” đối với con người. Đó chính là lợi dụng quan niệm về an ninh con người để tô điểm cho quan điểm phi lý “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, coi chủ quyền quốc gia không phải là thiêng liêng, không phải là bất khả xâm phạm.

Như vậy, cần phân biệt thấu đáo những quan điểm đúng đắn và quan điểm phản diện về an ninh con người. Bảo đảm an ninh con người phải là bảo đảm chủ quyền quốc gia của cả cộng đồng sinh sống, đó là chủ quyền thiêng liêng nhất, bao hàm an ninh con người và phục vụ cao nhất cho an ninh con người.

4. Phương thức bảo vệ an ninh xã hội hiện nay là gì ?

Để giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, Đảng bộ Công an tỉnh sẽ tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

Một là, tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Phân tích, đánh giá, dự báo sát, đúng tình hình để chủ động tham mưu, đề xuất những chủ trương, giải pháp bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hai là, tiếp tục đổi mới các biện pháp phòng ngừa, đối sách đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; tập trung bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước, đấu tranh chống “tự diễn biến", “tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chủ động xây dựng, triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch xử lý, giải quyết kịp thời các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, sự kiện quan trọng của tỉnh. Tăng cường bảo đảm an ninh xã hội, tham mưu giải quyết tốt vấn đề khiếu kiện, không để hình thành “điểm nóng" về an ninh, trật tự.

Ba là, tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; kiên quyết triệt phá các ổ nhóm tội phạm, các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, không để phát sinh các tụ điểm phức tạp mới; tập trung lực lượng, phương tiện, phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng, ma túy, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao… Tiến hành đồng bộ các chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, khám phá án, không để lọt tội phạm, không để oan, sai.

Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương, nhất là lực lượng Quân sự và các cơ quan tư pháp trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Chăm lo củng cố, kiện toàn, phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng công an xã, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ dân phố.

Bốn là, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt hơn yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân. Tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, quản lý cư trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy nổ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. Quyết tâm phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí và thực hiện tốt công tác kiểm soát trọng tải phương tiện giao thông, không để diễn biến phức tạp gây bức xúc trong Nhân dân.

Năm là, đặc biệt chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, phát huy đồng bộ, toàn diện trên các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó công tác xây dựng Đảng là then chốt; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, đề cao trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; công tác tổ chức cán bộ là khâu đột phá. Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an về xây dựng tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, hướng về cơ sở. Chủ động đề xuất công tác hậu cần - kỹ thuật bảo đảm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.

5. Xử lý hành vi xâm phạm an ninh xã hội

Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Theo đó, hình thức xử phạt hành vi lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đạo đức xã hội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đạo đức xã hội.

Mức phạt trên đây được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân, cùng những hành vi này, mức phạt đối với tổ chức vi phạm sẽ gấp đôi so với mức phạt đối với cá nhân.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến các quy định về an ninh xã hội và các tội danh khác liên quan đến quy định này, Hãy gọi ngay: 1900.6162 đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, phân tích và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề