Ăn tỏi sống có tốt không

Nam giới có nhiều cách sử dụng tỏi để mang lại hiệu quả đối với sức khỏe như ăn tỏi tươi, làm gia vị nước chấm, tỏi ngâm giấm hoặc rượu tỏi, tỏi ngâm mật ong…

Tuy nhiên, nếu ăn tỏi sống thì nên băm nhuyễn tỏi vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin.

Tỏi tươi có vị cay, nồng hăng. Việc ăn tỏi tươi sẽ giúp cơ thể tối ưu việc hấp thu các dưỡng chất trong củ tỏi.

Những lưu ý khi sử dụng tỏi

  • Sau khi ăn tỏi, bạn có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi
  • Không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày – ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… không nên ăn tỏi vì có thể xảy ra tương tác thuốc.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn tỏi có tác dụng gì cho nam giới. Mặc dù việc ăn tỏi mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe nam giới nhưng bạn không nên lạm dụng thực phẩm này. Ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra một số hệ lụy cho hệ tiêu hóa. Để tối ưu tác dụng của tỏi, bạn hãy kết hợp gia vị này vào thực đơn hằng ngày với liều lượng phù hợp.

Những lợi ích sức khỏe của tỏi đã được công nhận trong nhiều thế kỷ, kể từ khi bác sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates kê đơn nó để điều trị tất cả các loại bệnh tật, theo Healthgrades.

Hiện nay, y học hiện đại cũng đang áp dụng các đặc tính chữa bệnh của tỏi.

1. Tăng cường miễn dịch và chữa cảm cúm

Tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng và kéo dài của các triệu chứng cảm cúm, theo Hindustan Times.

Một nghiên cứu cho thấy bổ sung tỏi hằng ngày làm giảm 63% những người tham gia bị cảm lạnh. Các nghiên cứu cũng cho thấy các triệu chứng cảm lạnh đã giảm trung bình từ 5 ngày xuống còn 1,5 ngày.

2. Hạ huyết áp cao

Tỏi có lợi ích chống viêm và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy uống bổ sung tỏi giúp giảm huyết áp 10%.

Liều lượng cần thiết là 600 đến 1.500 mg chiết xuất tỏi già. Tương đương với khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, có thể băm nhỏ cho vào bữa ăn.

Tỏi có thể làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu

ẢNH: SHUTTERSTOCK

3. Giảm cholesterol

Tỏi cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol. Nghiên cứu cho thấy bổ sung tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu khoảng 10-15%, theo Hindustan Times.

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Tỏi là nguyên liệu tự nhiên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim vì nó làm giảm cholesterol và huyết áp. Nó cũng rất tốt trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách làm giãn các mạch máu bị cứng và ngăn ngừa kết tập tiểu cầu.

\n

Một nghiên cứu gần đây cho thấy tỏi làm tăng sản xuất oxit nitric có thể làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu.

Nó cũng ngăn không cho tiểu cầu liên kết với protein, làm giảm cục máu đông. Khi đề cập đến trợ giúp bệnh tim, tỏi đã giúp người bệnh được hồi phục.

5. Hiệu suất thể thao tốt hơn

Một số nghiên cứu đã chỉ ra những người bị bệnh tim dùng dầu tỏi trong sáu tuần đã cải thiện nhịp tim tối đa lên 12% và có thể tập thể dục lâu hơn mà không cảm thấy mệt mỏi, theo Healthgrades.

6. Xương khỏe hơn

Có một số bằng chứng cho thấy tỏi có thể giúp giảm mất xương bằng cách tăng cường estrogen ở phụ nữ đặc biệt là sau khi mãn kinh. Bổ sung một lượng tỏi hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương và viêm xương khớp.

7. Cải thiện bộ nhớ

Tác hại từ các gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa, nhưng tỏi có chứa chất chống ô xy hóa mạnh Sallyl cysteine giúp chống lại các gốc tự do. Chất chống ô xy hóa này còn có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương não và giữ cho não hoạt động tốt hơn khi về già. Tỏi giúp tăng lưu lượng máu não, từ đó giảm nguy cơ rối loạn não như mất trí nhớ và bệnh Alzheimer, theo Hindustan Times.

8. Bài thuốc cho da

Tỏi có đặc tính chống ô xy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm - mang lại những lợi ích to lớn cho làn da. Bị mụn trứng cá? Chà xát tỏi sống lên vết sưng mụn có thể tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng đừng lạm dụng.

Sử dụng chiết xuất tỏi tại chỗ theo thời gian có thể có tác dụng chống lão hóa vì tỏi giúp tăng sự phát triển và trẻ hóa tế bào da.

Tỏi được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và được xem là loại thuốc tốt cho sức khoẻ. Việc ăn tỏi sống thường xuyên sẽ đem lại nhiều điều bất ngờ cho cơ thể.

Giúp điều trị cảm cúm

Ăn tỏi liên tục trong 1 tuần có thể giúp cơ thể chống lại những cơn cảm lạnh thông thường. Tỏi có tính sát khuẩn mạnh, ăn tỏi vào thời điểm bị cúm sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch.

Tỏi thuộc tính ấm nên có khả năng khử hàn ẩm, tránh lạnh và loại trừ các nguyên nhân gây ho. Nhờ vậy, thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Giúp lọc độc tố trong máu

Tỏi chính là một trong những giải pháp tự nhiên giúp bạn thanh lọc, giải độc cơ thể một cách hiệu quả. Các chuyên gia cho biết, trong tỏi có chứa chất hóa học có tên là allicin, thành phần này giúp cơ thể chúng ta loại bỏ những chất độc hại, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu thêm khỏe mạnh.

Ăn tỏi sống trong 1 tuần không những có tác dụng giúp thanh lọc máu và làm sạch các mạch máu mà còn rất tốt cho gan.

Giảm huyết áp

Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Cách ăn tỏi sống là một trong số các phương thuốc chữa bệnh huyết áp cao đơn giản và hiệu quả. Khi bạn nghiền và nhai tỏi sống sẽ tiết ra một enzyme gọi là alliinase, dẫn đến sự hình thành allicin.

Ngừa bệnh tim

Tỏi có khả năng làm giảm cholesterol LDL, tức cholesterol không tốt cho sức khỏe từ 10–15%. Khi cholesterol xấu tăng lên trong cơ thể, yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim và nguy cơ phát triển các chất béo lắng đọng trong mạch máu tăng lên. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu và gây đột quỵ cho người bệnh.

Ngăn ngừa Alzheimer

Chất dinh dưỡng có trong tỏi giúp bảo vệ tế bào não chống lão hóa, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp. Vì thế, bạn ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ có thể ngăn ngừa được các bệnh thần kinh liên quan đến tuổi tác như bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

Ai không nên ăn tỏi sống?

Những ai không nên ăn tỏi hoặc hạn chế ăn?.
Có bệnh về mắt. ... .
Có tiền sử bệnh gan. ... .
Thường xuyên bị tiêu chảy. ... .
Huyết áp thấp. ... .
Ăn tỏi sống khi đói. ... .
Kết hợp với một số thực phẩm. ... .
Kết hợp với một số thuốc. ... .
Ăn tỏi quá nhiều..

Ăn tỏi sống bao nhiêu là đủ?

Lượng tỏi được khuyến nghị hàng ngày từ 1/2-1 củ tỏi mỗi ngày [khoảng 3.000-6.000mcg allicin]. Việc ăn tỏi thường xuyên với liều lượng khoảng 1 củ tỏi mỗi ngày vẫn đảm bảo an toàn và rất hiếm khi bị dị ứng. Nếu bạn dùng tỏi bổ sung để kiểm soát cholesterol, hãy kiểm tra mức cholesterol của bạn sau 3 tháng.

Tỏi có tác hại gì không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Kim Chin, một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của việc ăn quá nhiều tỏi là tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc phẫu thuật. Điều này là do tỏi có đặc tính chống huyết khối, thể ngăn hình thành cục máu đông.

Đàn ông ăn tỏi có tác dụng gì?

Ăn tỏi giúp tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là những quý ông mắc chứng nhược dương hay liệt dương, yếu sinh lý. Theo các nhà khoa học, sự cương cứng cần đến một loại enzymes gọi là nitric oxide synthase. Những hợp chất trong tỏi giúp sản sinh ra loại men này.

Chủ Đề