Atp 1000 là gì

View Full Version : TENNIS :Grand Slam ,ATP,WTA là gì các bạn ?


Được phép tham gia chụp hình Rogers Cup Tennis Tournament sẽ tổ chức vào cuối tuần này tại Montreal , tôi cố gắng tìm hiễu về giải đấu tennis này và những giải đấu khác được tổ chức khắp trên khắp thế giới.Tôi gặp phải quá nhiều thắc mắc khi tìm kiếm trên google, giải đấu Grand Slam là gì ? ATP world tour Master 1000 gồm có nước nào tổ chức ? WTA là gì ? Có bao nhiêu giải thi đấu tennis trên thế giới ? đại để những câu hỏi như thế này làm mình khó chịu vì không hiểu rỏ. Hiểu biết của tôi về tennis rất mù mờ không gì chính xác cã.

Bởi vậy cho nên tôi mở ra topic này kêu gọi anh em cùng nhau tìm tòi và chia sẽ những hiểu biết của mình về tất cã giải đấu tennis trên thế giới , trong đó bao gồm lich sử thành hình giải đấu , quy trình , tổ chức ,luật lệ cũng như giải thưởng trận đấu.

Ngay đến luật chơi tennis tôi cũng rất mù mờ , hiểu không thấu đáo quy luật , thành ra không hoàn toàn hứng thú khi xem đánh tennis.Đây là môn thể thao mà rất nhiều người yêu chuộng,đề tài này không phải là 1 mục tán gẩu thành ra tôi lập ra trong mục thể tao này,với hy vọng anh em tham gia mạnh mẽ .

Không thể không nhắc đến Nikonian2006 , hiểu biết và kinh nghiệm của bạn qua nhửng trận Australia Open là những điều mà nhiều người như tôi muốn biết.Hy vọng bạn tham gia
Hạnh phúc bắt đầu bằng sự hiểu biết mà các bạn.

ATP Association of Tennis Professional World tours bao gốm :

-4 Grand Slams
-9 ATP World Tour Master 1000
-11 ATP World Tour 500
-40 ATP World Tour 250
-ATP Challenger Tour
-ATP Olympic
- David Cup

Tổng cộng là 66 tournaments mỗi năm. Quá trời là nhiều.

Grand Slam Tennis

Bốn giải đấu Grand Slam , còn được gọi là những giải đấu chính [Mayors] là những giải đấu tennis quan trọng nhất trong năm.Chúng đem đến nhiều điểm [points] nhất và tiền thưởng nhiều nhất.Đồng thời cũng tốn nhiều sức lực nhất để giành lấy chức vô địch.Giải này cũng lôi cuốn nhiều cộng đồng và báo chí nhất.
Grand Slam khởi đầu gồm có Australia Open vào tháng giêng , French Open vào tháng năm , Wimbledon vào tháng sáu và cuối cùng là US Open vào tháng chín.Mỗi giải đấu kéo dài hai tuần.

Giải đấu Australia và US được chơi trên sân cứng ,Pháp trên sân đất sét và Wimbledon trên sân cỏ.

Giải đấu Wimbledon được thành lập sớm nhất 1877 , sau đến là US năm 1881, Pháp vào năm 1891 và sau cùng là Australia 1905.Wimbledon được xem là giải đấu chính trước năm 1924 ,sau này mới gọi là Grand slam

Từ Grand Slam được gọi khi đạt được chiến thắng tất cã 4 giải đấu chính trong vòng 1 năm .Grand Slam bao gồm nam đơn , nữ đơn , nam đôi , nữ đôi và nam&nữ đôi.Trong phần đánh đôi này 1 người có thể có hai grand Slam khi thắng đơn và đôi trong cùng 1 năm.

Nếu thắng 4 giải đấu chính liên tiếp , nhưng không nằm trong cùng một năm thì được gọi là Non calendar Year Grand Slam.Và nếu thắng Olympic Gold Medal và 4 trận giải đấu chính trong cùng 1 năm
thì được gọi là " Golden Grand Slam "

-Don Budge là người lấy giải Grand Slam đầu tiên , thắng 4 trãn đấu chính liên tiếp giải Nam đơn năm 1938
-Non Calendar Year Grand slam gần đây gồm có :

Roger Federer 2006 -2007
Novak Djokovic 2011-2012

Grand Slam Tennis

Tra cứu trên Google giá trị giải thửơng bằng tiền của 4 giải Grand Slam thấy mà mê,chắc kiếp sau tôi quyết theo nghề đánh tennis.

-Australia Open : single winner 2,430,000 AUD Total prices 30 mil AUD
-US Open : Single winner 1,900,000 USD total prices 24 mil USD
-French Open : single winner 7,984,000 Euro total prices 21 mil Euro
-Wimbledon Open : single winner 1,600,000 pounds total price 22,5 mil pounds.

ATP World Tour Masters 1000 là series của chín giải đấu tennis ,một phần của Association of Tennis Professionals [ATP] , được tổ chức hàng năm tại Âu Châu , Bắc Mỹ và Châu Á. Đây là cuộc tranh giải tennis giá trị cao cho nam giới ,đi sau 4 trận Grand Slams và trận chung kết ATP thế giới.

9 thành phố tổ chức ATP World Tour Master 1000 được kê khai theo thư tự thời gian là :

India Wells USA- Monte Carlo-Madrid SPAIN- Italy - Montreal CANADA- Cincinnati USA- Shanghai CHINA -Paris FRANCE

Anh NguyenLang

1. Mấy cái vụ này thì em rành lắm vì ngoài việc chụp ảnh thì từ khi em đi ra nước ngoài em bắt đầu thích xem tennis [từ thời mà Pete Samprass còn nổi tiếng lận cơ. Anh này thì đánh rất hay chỉ bị một lỗi nhỏ là không có khả năng giao tiếp tốt nên fan ở ngoài Mỹ không thích nhiều như Federer hay Agassi.

2. Trước khi em viết thì em muốn cho anh biết là em phải công nhận trình độ của anh người ta gọi là well-rounded y chang như anh xichlo là cái gì cũng chụp giỏi. Em theo dõi topic hình không action của anh rất nhiều trên vnphoto và mỗi lần em đều tặng topic năm sao nhưng vì em hầu như không bình luận một câu kiểu [hình đẹp lắm] và bài em viết toàn bài dài cho nên những lúc đó giống như em không xem nhưng thực sự em xem. Trên forum hiện tại chỉ có em và anh NL là hai người chụp thể thao thật sự ở nước ngoài mà dùng media pass và có sponsor bảo lãnh đàng hoàng. Anh trandzung cũng có thể làm được nhưng có lẽ anh TD không thích kiểu đi xin media pass khó khăn cho nên cứ đi chụp chơi ở các giải không chuyên nghiệp.

3. Anh NL, nhân tiện anh hỏi trong topic Arsenal, trong forum mình có bạn là phóng viên thể thao ở VN thật như LiemHo, ViKhoa và anh DeTrang và một ít anh khác. Ở VN khác với các nước phát triển là cũng có thể vào chụp một giải thi đấu chuyên nghiệp thế giới có ở VN mà không cần media pass và cũng không cần phải là một phóng viên ảnh thể thao thật sự làm việc cho tòa soạn. Chỉ có điều là các anh đó bây giờ không vào trong forum [trừ LiemHo] và họ post ở nơi khác thôi. Cho nên thật sự mà nói bây giờ thành viên active ở trong forum chỉ còn LiemHo. Còn số bạn mà chụp amateur thì nhiều nhưng tất nhiên là hình không đẹp đúng chuẩn của professional.

Về tennis

4. Tất cả kiến thức cái gì về tennis kể cả chụp ảnh tennis em đều biết chỉ là em không thể nói hết cho anh nghe tất cả vì có một số thông tin rất dễ kiếm trên Internet.

5. Vì vậy cho nên em chỉ nói ở cái nào mà em nghĩ là cần cho anh khi anh chụp lần đầu tiên.

Những điều anh cần biết khi chụp tennis lần đầu tiên

6. Hiện tại đang là mùa hè bên anh và mùa tennis ở Canada và Mỹ. Tennis nó sẽ chia ra em ví dụ Grand Slam là lớn nhất VDV tham gia đông nhất vì thưởng cao nhất. Kế đó đối với nam là ATP và với nữ là WTA. Giải Montreal của anh là rất lớn và nếu anh chụp được là tuyệt vời vì rất đông tay vợt nổi tiếng tham gia.

7. Là một người chụp, anh phải hiểu hai điều quan trọng trong bất cứ môn thể thao nào anh muốn chụp:

- Luật chơi, và

- Đặc điểm từng VDV nổi tiếng trong lĩnh vực. Anh hiểu cái này thì anh sẽ chụp được post-action emotion. Một tấm ảnh thể thao con người là phải có emotion trong đó không có là không đạt chuẩn.

Luật chơi tennis

8. Tưởng là dễ nhưng mà anh NL chưa bao giờ biết cho nên nó lại không dễ nên em phải nói. Anh sẽ cần hiểu luật chơi. Khi anh biết luật chơi thì anh mới biết lúc nào cần phải chụp nếu không anh vào chỉ lãng phí frame shots.

9. Grand Slam nam đánh năm set ba thắng trong khi ATP đánh ba set hai thắng. Nữ thì lúc nào cũng ba set vì yếu hơn nam.

10. Một set có sáu games. Một game anh có bốn lần điểm 15, 30, 40 và thắng game đó. Ai đến 6 trước thì thắng set em ví dụ 6-3 hay 6-4. Khi nào cả hai cùng đến 6-6 thì phải đánh tie-break nghĩ là ăn từng điểm một cho đến khi nào đến 7 trước thì thắng và phải cách nhau 2 điểm nghĩa là phải 7-5 hay 8-6 chứ không được 7-6.

11. Chụp action và post-action emotion là riêng. Anh không thể nào vừa một lần bấm mà chụp cả action lẫn emotion. Khi anh hiểu luật chơi, emotion sẽ rơi đa số vào những lúc cuối cùng của set hoặc trận đấu.

12. Trong lần sau thì em nói qua một ít cho anh hiểu về đặc điểm từng tay vợt nổi tiếng. Em đã chụp họ 5-6 năm nay cho nên với tay vợt nổi tiếng là em biết ngay lúc nào cần phải chụp emotion.

Cám ơn anh NL đã đọc bài dài của em. Khi em rảnh em quay lại ngay.

Nikonian2006 bạn đúng là người có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về tennis.Tôi rất cám ơn.Đúng thật. Action chụp nhiều có thể đạt được ,chứ emotion cần phải nắm vững luật chơi,tình huống đang xãy ra trên sân.Phải biết phản ứng của player thì hy vọng mới chụp emotion moment được.Tôi hoàn toàn đồng ý với Nikonian2006.
Thật ra tôi còn rất nhiều thắc mắc về sắp xếp của tournament , nào là seeded player là gì ? wild card player ? tại sao lại có players in
qualify draw ? tại sao ngay bây giờ cũng không có danh sách những players đánh vòng qualify mà phải chờ đêm trước ngày thi đấu mới có danh sách.

Không lẽ mấy tên như Federer, Nadal , Ferrer ,Murray and Djokovic ,top five players không phải chơi qualify round sao ?

Nikonian2006 nên giải thích rỏ luật giao đấu tennis như thế nào ? Tôi nghĩ rất nhiều anh em trong này như tôi ,còn rất lờ mờ. Thank you.

1. Bây giờ em giải thích lại cách chơi tennis cho anh trước khi em nói về cách chọn chụp.

Luật chơi

2. Em không nói lại điều đã nói anh đọc ở trên. Em chỉ nói thêm.

3. Cách chơi của tennis là mỗi người giao bóng serve một lần và họ phải hold serve nghĩa là phải lấy được điểm thắng trong game đó. Một game có bốn điểm ít nhất là anh thắng một lần là 15 điểm, xong 30, xong 40 và thắng một game. Nếu như anh thấy người serve mà không hold được là bị mất điểm về tay đối phương thì gọi là break serve.

4. Tennis yêu cầu phải thắng hai điểm cách biệt thì mới gọi là thắng cho nên nếu như hai bên không ai break được ai ví dụ 40-40 hoặc mỗi bên thắng 6 games 6-6 thì phải đánh tiebreak nghĩa là ăn từng điểm một ai đến 7 thì thắng. Khi 40-40 gọi là deuce hòa và phải thắng hai lần liền mới lấy được 1 điểm trong game đó.

5. Banh đánh phải nằm trong đường quy định, serve banh phải nằm trong đường ngang giữa một bên sân cho nên nếu anh nghe umpire gọi out thì có nghĩa là banh rơi ra ngoài vạch đó.

6. Vì lần đầu tiên anh chụp, em muốn anh đi ngày đầu tiên cho quen sân, sau đó về có luật nào không hiểu thì hỏi em và các bạn chơi tennis ở đây.

Cách chụp

7. Nếu anh chụp action shot banh ngay vợt thì rất dễ lúc nào cũng có chụp.

8. Nếu anh chụp emotion thì anh phải chờ sau mỗi điểm quan trọng gần cuối trận hoặc ở những trận lớn [từ tứ kết trở đi mới có]. Anh sẽ cảm nhận được không khí căng thẳng trên sân ngay lập tức khi anh ngồi trong sân. Để dự một trận như vậy [không nói đến final] anh phải may mắn.

9. Ảnh post-action emotion mà nếu chụp đúng chuẩn professional thì rất khó chụp không phải dễ đâu.

Về việc miễn đánh trận đầu

10. Do ATP master series chỉ có một tuần [trong khi grand slam hai tuần] cho nên không đủ các sân để đánh. Vì vậy, các tay vợt hạng cao sẽ được miễn một vòng. Grand Slam không có. Ngoài ra ATP chỉ đánh ba set tối đa cho nam cho nên cơ hội anh chụp emotion sẽ ít hơn chụp ở Grand Slam.

Chọn ống kính

11. Em luôn mang theo hai ống tele một cái 70-200 và cái kia thì tùy. Nếu em ngồi trong sân ngay kế tay vợt [nơi cho phóng viên] thì em dùng 300mm hoặc 400mm. Nếu em phải đứng từ trên cao [tầng hai của khán đài] chụp full body shot xuống mặt sân tránh hết panel quảng cáo thì em dùng ít nhất 500mm + 1.4 đôi khi 600mm.

12. Nếu em muốn chụp ngay tóc của vận động viên nữ [tóc bù xù] hoặc ảnh serving [headshot] [xem ảnh em chụp] thì em dùng 500mm ngay trong sân cho khỏi crop bị mất chất lượng.

13. Anh NL đến văn phòng NPS/CPS ngay cạnh sân trung tâm mượn ống kính nhe anh. Ống nào cũng có từ 300 đến 800mm quan trọng là anh có đủ sức khiêng trong 8-10 hours làm việc trên sân hay không thôi.

14. Còn có gì thắc mắc về việc đi chụp thì khi anh thức dậy anh post lên hỏi em.

8. Nếu anh chụp emotion thì anh phải chờ sau mỗi điểm quan trọng gần cuối trận hoặc ở những trận lớn [từ tứ kết trở đi mới có]. Anh sẽ cảm nhận được không khí căng thẳng trên sân ngay lập tức khi anh ngồi trong sân. Để dự một trận như vậy [không nói đến final] anh phải may mắn.

10. Do ATP master series chỉ có một tuần [trong khi grand slam hai tuần] cho nên không đủ các sân để đánh. Vì vậy, các tay vợt hạng cao sẽ được miễn một vòng. Grand Slam không có. Ngoài ra ATP chỉ đánh ba set tối đa cho nam cho nên cơ hội anh chụp emotion sẽ ít hơn chụp ở Grand Slam.

11. Em luôn mang theo hai ống tele một cái 70-200 và cái kia thì tùy. Nếu em ngồi trong sân ngay kế tay vợt [nơi cho phóng viên] thì em dùng 300mm hoặc 400mm. Nếu em phải đứng từ trên cao [tầng hai của khán đài] chụp full body shot xuống mặt sân tránh hết panel quảng cáo thì em dùng ít nhất 500mm + 1.4 đôi khi 600mm.

13. Anh NL đến văn phòng NPS/CPS ngay cạnh sân trung tâm mượn ống kính nhe anh. Ống nào cũng có từ 300 đến 800mm quan trọng là anh có đủ sức khiêng trong 8-10 hours làm việc trên sân hay không thôi.

Cám ơn Nikonian2006.

Tôi cũng nghĩ từ quarter-final session 12 vào ngày thứ sáu Aug 12 cho đến final Aug 14 , chắc là anh em dành chổ dữ lắm. Tuần này Montreal có 2 events trong cùng 1 tuần ModeDesign và Rogers cup cả hai đều là thứ mình muốn chụp,đồng thời còn phải đi làm nữa.Vui chơi nhưng không quên nhiệm vụ, chắc là đi 2 tối vòng 2nd & 3 rd round trước khi chụp quarter- final.

Tôi nãn mang theo nhiều ống kính khi đi chụp sport , lo đổi tới đổi lui máy hình ,miss luôn action. Ngày đầu chắc mang cây 200-400 chụp thử xem sao.

Năm 2010 trước khi đi South Africa chụp FIFA world cup, tôi có apply xin vào NPS. Kỳ đó có liên lạc Nikonian2006 thì phải ?bởi vì tụi NPS cần có người đã là member NPS giới thiệu mới cho vào hội , thành ra tôi liên lac Nikonian2006.Sau đó tôi gửi 1 lá thư bảo đảm bao gốm tất cả copy credentials của tôi cho tụi NPS, thế mà tuyệt nhiên không nghe hồi âm gì cã , thư cũng mất luôn.Quá nãn, đến bây giờ tôi cũng chưa loan được ống kính của tụi NPS. Nikonian2006 có giúp gì được không ?

Chúc vui mạnh.

Anh NguyenLang

Về việc dành chỗ với nhau

1. Em có nghe anh nói việc này trước đây. Em đã đi chụp chính thức ở Grand Slam năm năm nay làm việc với tất cả phóng viên đủ mọi thành phần kể cả các hãng rất lớn vì Grand Slam là một giải lớn nhất thế giới trong tennis. Em chưa bao giờ bị vấn đề tranh giành mọi người rất lịch sự nhường cho nhau và ý thức rất tốt vì ai cũng làm việc thôi chứ không phải em làm việc thì họ không.

2. Chỉ có cái em hay gặp là ở trận đỉnh cao quan trọng thì phải tôn trọng người ngồi kế bên là nếu đa số họ quay ống kính về một bên sân thì mình sẽ nên làm theo. Do ống kính nó dài cho nên anh quay trở lại là ống của anh che ngay đầu ống của họ.

3. Cái thứ hai mà em hay gặp là đá ống kính dài của nhau vì chỗ chật quá mà ống thì dài. Đa số khi em chụp em ví dụ khi cần dùng ống 70-200mm thì em bỏ ngay ống dài xuống đất và phóng viên khác họ đi ngang qua hoặc họ xoay chân thì họ đá vào. Sorry thôi cho nên khi trong trường hợp này mới hiểu sao mấy ống dài kia nó toàn làm bằng thép nặng vô cùng vì đá như vậy nó chẳng sao chỉ bị trầy là nhiều.

Về NPS

4. Lần trước anh có hỏi em về NPS nhưng lúc đó em chưa phải là thành viên NPS nên em thật sự không biết cho đến năm 2010 em mới có mà em cũng chỉ là thành viên part-time. Bây giờ thì NPS nó không offer part-time nữa phải là full-time mới cho gia nhập. CPS thì lúc nào cũng phải full-time.

5. Em có đọc qua điều kiện làm NPS Canada ở đây //help.nikon.ca/app/answers/detail/a_id/8133/~/nps-membership-in-canada. Theo em nghĩ, và hoàn toàn chỉ là phỏng đoán và có thể sai, lý do mà nó im không cho anh là vì có thể anh chưa đủ tiêu chuẩn của nó. Trong đó em thấy có thể anh chưa có là:

- Anh phải có ít nhất hai máy dòng pro Nikon anh mua ở cửa hàng Nikon trong nước, và

- Anh phải là người kiếm tiền full-time bằng nhiếp ảnh thể hiện ở mã số công ty hoặc business của anh [ở bên em gọi là ABN].

6. Anh hãy vui lòng cho em biết về thiết bị và việc làm anh có đáp ứng đúng hay chưa. Nếu anh chưa thì anh phải bổ sung khi anh muốn làm NPS.

NPS vs CPS

7. Em không có ý ở trong post là chê cách làm ăn của Nikon nhưng em thích CPS hơn. Nếu anh theo dõi bài của em, từ 2011 em đã chuyển sang dùng máy CPS và em bỏ Nikon hoàn toàn.

8. Do em không phải là phóng viên full-time không có số ABN cho nên em không đủ tư cách xin CPS. Nếu không thì em đã xin rồi vì em thích CPS.

9. Cho dù em không phải là thành viên, em vẫn may mắn được CPS cho mượn máy chỉ khỉ nào em chứng minh cho họ thấy em cần máy để chụp ảnh thể thao trong giải đấu. Vì vậy, em có thể mượn được bất cứ ống nào em muốn từ 300 đến 800 không giới hạn thời gian miễn là trong lúc đang có giải. Em tạo ra quan hệ này lâu lắm rồi mấy năm nay không phải bây giờ. Cho nên một lần em chụp 1dx em chụp vài nghìn tấm nhưng toàn là đồ Canon cho mượn.

Giúp anh mượn máy CPS

10. Vì lý do em đã giải thích ở trên về điều kiện của anh, và vì NPS chỉ có giá trị trong mỗi quốc gia không có giá trị quốc tế, em sorry anh là em không giúp cho anh được trong việc anh gia nhập NPS.

11. Tuy nhiên, khi nào anh có dịp anh sang Úc vào thời điểm có Grand Slam, anh không cần phải là thành viên CPS. Em sẽ có thể dẫn anh đi giới thiệu với mối quan hệ của em và cho anh mượn 1dx + ống kính để anh chụp Canon thử. Điều này là em không hứa suông, em không có thói quen lên forum chém gió. Em nói là phải đúng sự thật. Anh chỉ cần điều kiện là anh phải có media pass cho em vì nếu không có media pass Tennis Australia không bao giờ cho anh đi vào khu vực phóng viên thì anh không thể nào vào trong văn phòng CPS được.

12. Không phải dễ dàng gì là người không phải phóng viên chuyên nghiệp mà xin được media pass ở các giải lớn cấp thế giới cho nên không phải ai CPS cũng cho mượn máy nhất là không phải thành viên CPS.

13. Anh NL cần giúp gì nếu em làm được em sẽ giúp anh trong việc chụp ảnh tennis.

ATP World Tour Masters 1000 là series của chín giải đấu tennis ,một phần của Association of Tennis Professionals [ATP] , được tổ chức hàng năm tại Âu Châu , Bắc Mỹ và Châu Á. Đây là cuộc tranh giải tennis giá trị cao cho nam giới ,đi sau 4 trận Grand Slams và trận chung kết ATP thế giới.

9 thành phố tổ chức ATP World Tour Master 1000 được kê khai theo thư tự thời gian là :

India Wells USA- Monte Carlo-Madrid SPAIN- Italy - Montreal CANADA- Cincinnati USA- Shanghai CHINA -Paris FRANCE

ATP world Tour Masters 1000 tiếp tục ... là những giải đấu tennis mà player thâu thập nhiều điểm[points] hơn những trận đấu thường , chỉ sau giải đấu Grand Slam và ATP world Tours Finals. Trước năm 2007 , tất cã các giải Masters series chơi 5 set matches , nhưng hiện nay được chơi với 3 set matches.

Rafael Nadal là tay vợt tennis hiện nay đang giử số trận đánh đơn vô địch nhiều nhất của Masters series, tổng cọng là 24 kể từ khi bắt đầu năm 1990.Chưa tay vợt nào lấy đủ 9 vô địch đấu đơn của 9 Masters series , Novak Djokovic hiện nay đang giử được 8 danh hiệu vô địch.

Thành hình của APT world Tour Masters 1000 Thành lập vào năm 1990 ,bằng sự kết hợp 9 giải đấu giá trị nhất trong Championship series [1970-1989] mà thành .trước đây có nhiều tên gọi khác nhau như là ATM Championship Series , Mecedes-Benz super 9 , nhưng sau 2009 thì đươc đổi tên là ATP world Tour Master 1000

-Sáng nay 02 Aug , tay vợt hạng 5 thế giới Roger Federer đã quyết định rút lui ra khỏi giải đấu Rogers Cup Tennis Montreal , đồng thời 2 tay vợt khác Troicki & Marin Cilic cũng rút lui. Không hiễu như vậy thì cuộc bóc thăm trận đấu diển ra chiều nay sẽ xắp sếp như thế nào ,nếu không đủ 28 tay vợt tham dự ?

- Sáng nay mấy tay vợt Novak , Andy & Nadal pratices mà mình phải đi cày. Nãn thật.

Để hiểu thêm về cách tổ chức và quy luật của Rogers cup Tennis , tôi vào website rogerscup.com , vì muốn biết bao nhiêu players tham dự và xắp xếp giải đấu như thế nào.

//www.rogerscup.com/men/english/factSheet.php

trong phần đánh nam đơn

MAIN DRAW: Singles - 56 players in main draw

SINGLES QUALIFYING: 28 players in qualifying draw

· 24 direct acceptances
· 4 wild cards
· 12 seeded players

-Trong đó tôi biết chắc là 12 seeded players không phải chơi 1st round ,vào thẳng 2 rd round
- 4 wild cards là 4 Canadian được thêm vào vì là sân nhà

như vậy thì thật sự là bao nhiêu người đánh 1st round và bao nhiêu players vào được vòng 2, Nghĩ mãi mà cũng không tìm ra câu trả lời.

Bạn nào biết nhiều về cách tổ chức Tennis có thể giải thích được không ?

còn chử " BYE " trong tennis không hiểu nghĩa là gì ?

Anh Nguyen Lang

1. Việc mà Federer không đánh anh đừng quan tâm quá trừ phi anh là fan của him. Federer đã qua thời kỳ đỉnh cao ở tuổi của anh ta bây giờ rất khó khăn đoạt grand slam và sức khỏe không như xưa cho nên anh ta chọn lựa chỉ đa số đánh Grand Slam. Troiki và Cilic em đều biết Cilic em đã chụp nhiều và post nhiều trên forum từ những năm trước. Hai tay vợt này không tham gia không sao cả.

2. BYE có nghĩa là tay vợt đó thứ hạng cao cho nên miễn vòng một.

3. Tại vì anh còn mới quá với tennis cho nên mấy cái draw anh không biết thôi. Họ sẽ chọn thế này. Với nam, họ sẽ chọn sao cho trận đánh đầu tiên còn lại 64 tay vợt, rồi 32, 16, 8, 4, 2 và chung kết. Nếu như không đúng theo thứ tự này vì ATP không phải nhiều người ai cũng muốn đánh và có nhiều giải khác đang diễn ra ở nơi khác cho nên như anh nói chỉ có 56 trong main draw vậy là không đủ 64 cho nên những ai hạt giống từ 8 trở lên sẽ BYE vòng đầu. Vậy là vòng họ đánh tiếp sẽ là vòng 32 tay vợt còn lại [vòng hai] và cứ thế cho đến chung kết.

4. Federer đánh không có nhiều emotion đâu cho nên chụp emotion của tay vợt này phải chờ trận đỉnh mới thấy. Những tay vợt nhiều emotion ở vòng từ 16 còn lại trở đi anh nhớ Nadal, Murray, Gilles Simon và Tsonga [cả hai của Pháp]. Djokovic không có nhiều emotion nhưng không ít như Federer. Con gái thì Azarenka, Kutznetkova, Sharapova, và Serena là những tay vợt có nhiều emotion trong những điểm quan trọng. Mấy cái này anh phải chụp nhiều năm anh mới biết được ai với ai. Và nếu muốn chụp ảnh đỉnh cao phải nhớ mấy cái này không phải mới vào là chụp đỉnh được.

5. Anh cứ nên đi chụp ở những trận gần cuối thì sẽ có nhiều cái để chụp ngoài action. Khi nào vào trong lúc nào cũng phải mở wifi trên iphone lên để xem kết quả trận khác ở sân khác không phải chỉ lo chụp trận đang có mặt. Vào buổi sáng trong ngày anh vào phòng báo chí lấy timetable cho cả ngày và sau đó ngồi tính anh sẽ chụp trận nào và theo thứ tự ra sao và di chuyển thế nào ngồi ở đâu.

6. Anh còn thắc mắc về đặc điểm của tay vợt nào thuộc top 10 thì cho em biết. Mấy tay vợt này nhất là nam hầu như em đã chụp qua.

Anh Nguyen Lang

1. Việc mà Federer không đánh anh đừng quan tâm quá trừ phi anh là fan của him. Federer đã qua thời kỳ đỉnh cao ở tuổi của anh ta bây giờ rất khó khăn đoạt grand slam và sức khỏe không như xưa cho nên anh ta chọn lựa chỉ đa số đánh Grand Slam. Troiki và Cilic em đều biết Cilic em đã chụp nhiều và post nhiều trên forum từ những năm trước. Hai tay vợt này không tham gia không sao cả.

2. BYE có nghĩa là tay vợt đó thứ hạng cao cho nên miễn vòng một.

3. Tại vì anh còn mới quá với tennis cho nên mấy cái draw anh không biết thôi. Họ sẽ chọn thế này. Với nam, họ sẽ chọn sao cho trận đánh đầu tiên còn lại 64 tay vợt, rồi 32, 16, 8, 4, 2 và chung kết. Nếu như không đúng theo thứ tự này vì ATP không phải nhiều người ai cũng muốn đánh và có nhiều giải khác đang diễn ra ở nơi khác cho nên như anh nói chỉ có 56 trong main draw vậy là không đủ 64 cho nên những ai hạt giống từ 8 trở lên sẽ BYE vòng đầu. Vậy là vòng họ đánh tiếp sẽ là vòng 32 tay vợt còn lại [vòng hai] và cứ thế cho đến chung kết.

4. Federer đánh không có nhiều emotion đâu cho nên chụp emotion của tay vợt này phải chờ trận đỉnh mới thấy. Những tay vợt nhiều emotion ở vòng từ 16 còn lại trở đi anh nhớ Nadal, Murray, Gilles Simon và Tsonga [cả hai của Pháp]. Djokovic không có nhiều emotion nhưng không ít như Federer. Con gái thì Azarenka, Kutznetkova, Sharapova, và Serena là những tay vợt có nhiều emotion trong những điểm quan trọng. Mấy cái này anh phải chụp nhiều năm anh mới biết được ai với ai. Và nếu muốn chụp ảnh đỉnh cao phải nhớ mấy cái này không phải mới vào là chụp đỉnh được.

5. Anh cứ nên đi chụp ở những trận gần cuối thì sẽ có nhiều cái để chụp ngoài action. Khi nào vào trong lúc nào cũng phải mở wifi trên iphone lên để xem kết quả trận khác ở sân khác không phải chỉ lo chụp trận đang có mặt. Vào buổi sáng trong ngày anh vào phòng báo chí lấy timetable cho cả ngày và sau đó ngồi tính anh sẽ chụp trận nào và theo thứ tự ra sao và di chuyển thế nào ngồi ở đâu.

6. Anh còn thắc mắc về đặc điểm của tay vợt nào thuộc top 10 thì cho em biết. Mấy tay vợt này nhất là nam hầu như em đã chụp qua.

Cám ơn Nikonian2006 , bạn có những thông tin rất thú vị , chỉ có người chụp nhiều tennis,giàu kinh nghiệm như bạn , mới có những suy nghĩ như trên.Thật ra tôi không mấy crazy là chụp cho được những tấm hình thật đĩnh , mà chỉnh ra là hiểu biết về tổ chức & điều hành
một giải đấu thế giới như thê nào.

Để hiểu thêm về cách tổ chức và quy luật của Rogers cup Tennis , tôi vào website rogerscup.com , vì muốn biết bao nhiêu players tham dự và xắp xếp giải đấu như thế nào.

//www.rogerscup.com/men/english/factSheet.php

trong phần đánh nam đơn

MAIN DRAW: Singles - 56 players in main draw

SINGLES QUALIFYING: 28 players in qualifying draw

· 24 direct acceptances
· 4 wild cards
· 12 seeded players

-Trong đó tôi biết chắc là 12 seeded players không phải chơi 1st round ,vào thẳng 2 rd round
- 4 wild cards là 4 Canadian được thêm vào vì là sân nhà

như vậy thì thật sự là bao nhiêu người đánh 1st round và bao nhiêu players vào được vòng 2, Nghĩ mãi mà cũng không tìm ra câu trả lời.

Bạn nào biết nhiều về cách tổ chức Tennis có thể giải thích được không ?

còn chử " BYE " trong tennis không hiểu nghĩa là gì ?

Sáng nay kết quả Draw cho giải đấu Rogers Cup Montreal đã có , tôi tóm tắc kết quả lên đây để anh em dể hiểu.

-Trong main draw sẽ có 56 players tham dư trong đó có hai nhóm, mỗi nhóm được bóc thăm là 28 người
-8 top players không phải đánh vòng 1 gồm có Novak,Andy,Ferrer,Nadal,Berdych,Potro,Gasquet,Wawr inka , chia đều trong 2 nhóm
-37 players có tên đánh vòng 1.trong đó có 4 wide cards là Canadian
-7 qualifier đánh vòng 1 .Sẽ có tổng cộng 28 players tranh tài riêng để dành vào 7 chổ qualifier này.[ 28 players này có thêm 4 wide cards Canadian]

Rogers cup 2nd day : qualify and pratice đủ điều kiện và luyện tập

Lukasz KUBOT[POL] tranh vào qualifier

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151653411.7lrqEBQI._A016786a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151654511.I7E2qJ1k._A016884a.jpg

Erick CHVOJKA[CAN] tranh vào qualifier

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151653880.LOq1jNXt._A016811a.jpg

Rafael NADAL[ESP] đang pratice

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151654388.EvqNrDIZ._A017120a.jpg

Anh NL

1. Em mới viết hướng dẫn cho anh em lỡ tay cái bị mất hết bài phải viết lại.

2. Do anh lần đầu tiên chụp cho nên em xin gửi một số hướng dẫn.

3. Khi anh chụp forehand hay backhand, anh nên chụp ở vị trí bóng cao sao cho bóng, vợt và mặt cùng nằm trong khoảng cách rất gần hoặc đường thẳng và anh chụp closeup vào nếu chụp mặt xuyên qua mặt vợt càng đẹp. Đây là vị trí rất khó. Nên hạn chế chụp cả body vì background sẽ loãng và không đẹp và chưa thấy đỉnh của ảnh.

4. Khi nào có nắng anh phải luôn nghĩ đến bóng đổ trên sân và anh leo lên khán đài cao chụp xuống sân. Loại ảnh này khó ở điểm không phải lúc nào cũng có khoảnh khắc đẹp để chụp như fore-back.

5. Khi lên cao, anh đứng trực diện tay vợt và chụp full body serving và nên nhìn background sao cho loại bỏ nó cho sạch.

6. Chụp closeup at serving chỉ headshot và banh. Cái này anh ngồi trong sân và phải dùng ống thật dài 400mm là ít.

7. Anh thử đi hỏi cho em xem văn phòng CPS nằm ở chỗ nào trong sân và anh đến đó anh nói cho họ biết cho em là anh dân Nikon anh muốn thử Canon nên anh muốn mượn 1dx và ống 500 hay 600mm chụp một buổi. Em không rõ ở bên anh cho nên anh tìm cơ hội thử. Nếu anh có 600mm anh chụp từ trên cao xuống sẽ đủ tiêu cự và cũng cho anh có dịp thử 1dx. Anh hãy hỏi nhân viên CPS họ sẽ chỉ cho anh cách set máy. CPS rất tốt và đây là lý do em từ bỏ Nikon. CPS và NPS đều có mặt tại hiện trường ở bất cứ giải nào cấp quốc tế như thế này. Nếu mà anh ở bên em, em dẫn anh đi rồi.

8. Em mong chờ là với tài năng của anh, sau khi anh chụp xong, em sẽ chọn ảnh cho anh để anh bỏ vào trong thư viện ảnh thi ảnh POW nhe. Nó sẽ quan trọng về uy tín của anh trên forum cho những ai chưa biết anh là ai.

9. Ảnh post-action emotion là rất khó có khoảnh khắc để chụp nên anh dành cho những trận từ bán kết trở đi nhe. Lúc đó, anh đừng quan tâm đến ảnh action, anh chỉ tập trung chụp emotion. Anh mà cố gắng chụp cả hai là anh sẽ miss. Em guarantee. Emotion phải thật strong thì ảnh mới đẹp.

Cám ơn Nikonian2006 , từ từ tôi sẽ ngẩm nghỉ advise của bạn , cảm nhận 2 ngày chụp là ngồi trong sân , chụp 400 mm không phải dễ , mất đầu mất vợt tùm lum.Cái lense 200-400 cũa tôi xài rất thích hợp , đang tập zoom in & out trong lúc chụp , tuy nhiên 400 mm cũng bị hư nhiều.

Rogers Cup 3rd Day : 2 round Qualify and Pratice đợt hai tranh đủ điều kiện & thực tập.

Benjamin BECKER [GER] qualifier

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151670646.XXMzyq24._A018690a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151670665.3q4JjzE8._A018696a.jpg

Adrian MANNARINO[FRA] Qualifier

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151670692.GgGOp9zQ._A018835a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151670708.GpYiBFU3._A018883a.jpg

Novak DJOKOVIC Pratice

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151670502.IdNp7Dcx._A018585a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151670629.dFPcLyYk._A018635a.jpg

Anh NL

1. Ống 200-400mm [cả Canon và Nikon] là ống kính mà em thích nhất khi chụp tennis vì em không cần phải dùng 70-200mm khi ngồi ngay trong sân. Với ống này nếu em cần trong điều kiện ánh sáng nắng em có thể gắn extender vào để chụp serving từ trên cao và em đã chụp rất nhiều ảnh tennis từ ống này. Từ khi em sang Canon thì do Canon lúc đó chưa có ống zoom nên em phải liên tục thay ống kính khi nào em chụp trong sân thì không dùng 600mm nhưng khi em chụp từ trên cao em phải mang ít nhất 500mm.

2. Ảnh của anh ở trên vẫn chưa close-up background còn distract và nếu có closeup thì anh bị mất hình cho nên anh sẽ cần phải tập làm quen với ống kính tiêu cự dài. Lúc đầu em cũng gặp khó khăn tương tự không phải chỉ mình anh.

3. Khi em đi chụp, việc đầu tiên là em phải làm homework. Em lên trang ảnh của Getty link đây //www.gettyimages.com.au/editorial/us-open-tennis-championships-pictures#9 và em chọn ra những bố cục nào mà em thấy hay. Vì nền tảng kinh nghiệm em đã có cho nên hầu như bất cứ bức ảnh nào trong đó em cũng biết là nó chụp thế nào [kể cả dùng ống kính tiêu cự nào và ngồi ở đâu trong sân]. Nếu như anh chưa quen có gì khó khăn trong việc phân tích ảnh thì post lên cho em biết trước khi chụp chính thức vào cuối tuần ở những trận quan trọng.

4. Em lấy ví dụ cho anh xem với bức ảnh này anh phải chụp 400mm ngồi ngay trong sân khi anh chụp Nadal là anh phải lưu ý //www.gettyimages.com.au/detail/news-photo/number-two-seed-rafael-nadal-of-spain-serves-to-number-one-news-photo/125621828. Chụp tấm này không nên crop nhiều chỉ crop một ít. Nadal là một vận động viên nhiều emotion trong những điểm quan trọng ở những trận lớn cho nên anh sẽ cần phải để ý việc này để chụp emotion. Chụp emotion phải lưu ý là biểu cảm cần phải thật dữ dội thì ra hình mới đẹp phải như thế này và không phải lúc nào cũng có //www.gettyimages.com.au/detail/news-photo/serena-williams-of-the-us-reacts-against-victoria-azarenka-news-photo/151662930 cho nên là một phóng viên phải biết chọn thời cơ hợp lý. Em mất khoảng hai năm mới master được việc chụp emotion này.

5. Đây là một ví dụ hình minh họa về điều em nói ở trên khi chụp forehand-backhand phải chờ banh lên cao sao cho banh, vợt và mặt đều nằm trong một đưởng thẳng. Lúc đó, phải dùng tiêu cự thật dài để loại bỏ hoàn toàn background và chỉ tập trung vào head và shoulder shot. Khi nào anh quen anh nhìn vào viewfinder anh sẽ cảm nhận được lúc nào banh sẽ bay lên cao dựa trên tay của player chuẩn bị đánh. //blog.oregonlive.com/tennis/2010/01/roger_federer_turns_weakness_into_strength_to_win_ fourth_australian_open_title.html. Nếu không thì đa số ảnh sẽ phải bỏ vì banh quá thấp do dân professional nó đánh banh rất thấp và rất thấp thì phải lấy nhiều background và ảnh không đẹp.

6. Anh cứ lấy Getty làm chuẩn làm homework ở nhà đầy đủ và chọn bố cục nào anh thích sau đó ghi nhớ trong đầu hoặc mang ảnh đó vào trong iphone để trong túi khi vào đến sân lấy ra và chụp. Đây là cách em đã làm đến bây giờ thì em không cần làm nữa vì em đã quá quen thuộc với tất cả các bố cục em chỉ cần ngồi vào là em chụp.

7. Mỗi người chụp sẽ kiểm tra được sự tiến bộ bản thân thông qua số ảnh lấy được tính trên số ảnh bỏ đi. Tỉ lệ của chúng càng lớn thì khả năng càng tăng. Cái gì ban đầu cũng khó khăn cả anh NL chụp lần đầu tiên sẽ không tránh khỏi.

Cám ơn Nikonian2006. Chụp hình Nadal đang serves banh mà chỉ thấy khuông mặt thì rất khó.Mình nhìn trong viewfinder ở tiêu cự 400 mm lia máy theo cho khuông mặt đã quá khó rồi ,chứ còn đang serve banh thì còn khó hơn nữa.

Tôi thấy anh em chụp 70-200 mm hơi nhiều , có thể là khi player ở sân gần mình , chụp nguyên body với động tác đẹp thì OK , nhưng những actions như vậy ít xảy ra hơn là chụp close up.Nếu cứ chụp 70-200 mm hoài thì cũng hơi chán.Phần tôi thì tôi alternating đổi ống kính .

Adrian Nannarino của Pháp bi loại khỏi vòng qualifier

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151691024.XoxJqLgo._A018849a.jpg

Anh NL

Rất tiếc là em không đi chụp chung với anh cho nên không chụp thử cho anh xem được. Năm 2012 em đã chụp được tấm tương tự trên khuôn mặt như hình Nadal trong ảnh của Gilles Simon tay vợt người Pháp vì tay vợt này có mái tóc rất đẹp. Để vài tháng nữa em sẽ chụp Nadal cho anh xem nhe y như hình em quote. Năm 2013 Nadal bị chấn thương cho nên không tham gia giải.

Để được một bức ảnh action đẹp đôi khi nó phải khó chứ không thì không cần đến phóng viên nhưng vì chúng ta cần phải nâng cao tay nghề cho nên chúng ta phải tập.

Để chụp tấm đó anh không phải chỉ zoom vào trong mặt không mà anh zoom vào head and một ít shoulder, chụp raw để crop tốt hơn chụp jpg và sau đó anh crop lại. Vì 1dx có mp cao cho nên crop sẽ tốt hơn D3s của Nikon trừ phi anh chụp D4. Khi em chụp trên 1dx em sẽ dùng group focus và đầu tiên em focus ngay khuôn mặt để cho 1dx nó biết là mặt là nơi em cần phải focus tracking. Sau đó thì anh chờ đến khi tay chuẩn bị đánh bóng sau khi bóng đã bay lên thì anh chụp. Nếu anh chụp sớm hơn thì chỉ uổng hình chưa đến mà thôi.

Vì đây là topic của anh cho nên em không post hình của em chụp ở vị trí tương tự cho anh thấy bằng 1d4 và ống Canon 400mm fixed DO. Nhưng vài tháng nữa khi em đi chụp tennis 2014 em sẽ show hình ở bố cục này của Nadal cho anh và các bạn xem. Đây là một bố cục mà anh nên thử vì anh có rất nhiều ngày để chụp.

Anh NL

Rất tiếc là em không đi chụp chung với anh cho nên không chụp thử cho anh xem được. Năm 2012 em đã chụp được tấm tương tự trên khuôn mặt như hình Nadal trong ảnh của Gilles Simon tay vợt người Pháp vì tay vợt này có mái tóc rất đẹp. Để vài tháng nữa em sẽ chụp Nadal cho anh xem nhe y như hình em quote. Năm 2013 Nadal bị chấn thương cho nên không tham gia giải.

Để được một bức ảnh action đẹp đôi khi nó phải khó chứ không thì không cần đến phóng viên nhưng vì chúng ta cần phải nâng cao tay nghề cho nên chúng ta phải tập.

Để chụp tấm đó anh không phải chỉ zoom vào trong mặt không mà anh zoom vào head and một ít shoulder, chụp raw để crop tốt hơn chụp jpg và sau đó anh crop lại. Vì 1dx có mp cao cho nên crop sẽ tốt hơn D3s của Nikon trừ phi anh chụp D4. Khi em chụp trên 1dx em sẽ dùng group focus và đầu tiên em focus ngay khuôn mặt để cho 1dx nó biết là mặt là nơi em cần phải focus tracking. Sau đó thì anh chờ đến khi tay chuẩn bị đánh bóng sau khi bóng đã bay lên thì anh chụp. Nếu anh chụp sớm hơn thì chỉ uổng hình chưa đến mà thôi.

Vì đây là topic của anh cho nên em không post hình của em chụp ở vị trí tương tự cho anh thấy bằng 1d4 và ống Canon 400mm fixed DO. Nhưng vài tháng nữa khi em đi chụp tennis 2014 em sẽ show hình ở bố cục này của Nadal cho anh và các bạn xem. Đây là một bố cục mà anh nên thử vì anh có rất nhiều ngày để chụp.

Cám ơn Nikonian2006. post hình lên đi bạn , nhìn hình dễ học hỏi hơn nhiều.

Tôi đang thử nhiều loại focus 9 điểm và 51 điểm focus xem loại nào thích hợp hơn , thấy sự khác biệt giữa 2 loại set-up nhưng không rõ cái nào ngon hơn cái nào

Djokovic NOVAK in second round [06 Aug 2013]

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151710975.876JJKjX._A019703a.jpg

Anh NL

1. Đây là hình em chụp bằng máy 1d4 ống kính Canon 400mm DO [đây là một ống kính rất đặc biệt của Canon] em luôn luôn chụp ưu tiên tốc độ và set 1000 cho ảnh closeup thỉnh thoảng em set 1250 và không hơn vì không cần thiết phải set hơn nếu không chỉ làm ảnh hưởng đến khẩu độ và phải nâng ISO lên khi thiếu nắng không tốt. Với ảnh mà em chụp từ xa chụp full body thì em luôn để khoảng 640 là an toàn nhất để 500 cũng OK không cần thiết phải để 1000. Em đã có viết một bài giải thích chi tiết trên forum sự tương quan giữa khoảng cách và tốc độ chụp cho ảnh action tại sao có thể xuống 500 mà không bị thiếu tốc độ.

2. Khi em chụp tấm này, điểm nhấn của em là sự tập trung của đôi mắt khi serving và nét đẹp của bộ tóc của một ít tay vợt trong đó Gael Monfils là một trong ít tay vợt có mái tóc đẹp như ở trên. Thể loại ảnh này anh sẽ chụp đa số cho nữ có tóc dài và khi serving thì tóc bung ra tứ phía. Nếu anh theo dõi ảnh Getty sẽ thấy họ chụp rất nhiều thể loại này cho nữ vì tóc dữ dài và nhiều tay vợt có tóc xoăn rất đẹp ví dụ Caroline Worniaczki [cựu số một thế giới].

3. Vì ảnh của em em chỉ upload ở thư viện ảnh của vnphoto mà không dùng flickr cho nên thư viện chỉ giới hạn size tối đa phải 300kb. Vì vậy ảnh nói trên em phải sửa kích thước nhỏ xuống để upload. Nếu không, em có thể upload size thật to cho anh thấy thật rõ ví dụ 600 x 900. Trong ảnh gốc này em crop rất ít nhưng size ảnh nhỏ là do thư viện ảnh của vnphoto.

4. Anh sẽ lưu ý là em chủ ý chụp ngược nắng để cho mái tóc được đẹp hơn trong vị trí.

5. Đối với thể loại ảnh này, khi anh chụp anh phải lưu ý:

- chọn vị trí sao cho phải nên thấy sự tập trung của đôi mắt vào banh

- nên chụp ở những tay vợt mà họ thể hiện nhiều emotion ở trên mặt khi serving [Maria Sharapova là một ví dụ nếu sau này anh chụp cô ta].

- nên lưu ý đến nét đẹp của tóc xù hoặc tóc dài so với những tay vợt tóc ngắn. Djokovic là tóc ngắn cho nên ảnh của anh chỉ tập trung vào tính dữ dội của mặt nếu chụp thẳng ngay mặt. Theo em nghĩ anh nên chụp Nadal tóc sẽ đẹp hơn.

- Hãy chỉnh sao cho đừng để bị mất cả khuôn mặt trong bố cục ảnh như ảnh anh đưa lên vì khuôn mặt là điểm nhấn quan trọng nhất của hình nên nó phải hoàn hảo.

6. Khi em còn chụp máy Nikon, em luôn luôn set ở ngay sau máy chế độ chup group focus nghĩa là khi nào khuôn mặt thay đổi vị trí trong nhóm đã group thì nó sẽ tự tracking và refocus lại cho anh cho nên sẽ không bị out.

7. Anh nên chụp thể loại này vào buổi sáng trời nắng đẹp khả năng focus sẽ nhanh hơn trời tối dùng đèn như trong ảnh của anh quote.

8. Ở thể loại chụp closeup, nếu anh đã chưa, anh nên xoay máy thẳng lên portrait để lấy được nhiều hình hơn và không bị cắt ảnh. Ảnh của anh quote hình như anh chụp ngang và anh để khoảng trống ở bên phải như vậy là thừa bố cục.

9. Em hy vọng đã giúp được cho anh bằng bài viết. Lẽ ra đi chụp chung với nhau thì sẽ dễ dàng học kỹ thuật mới hơn nhiều khi nói chuyện và em chụp thử cho anh xem. Vì anh chụp lần đầu tiên cho nên như em ngày xưa cũng rất khó khăn phải có thời gian mới quen được trong khi em đã có năm năm chụp thể loại này trong giải lớn.

//www.vnphoto.net/data/p22/2313_gaelmonfilsresize9087jpg.jpg

1. Tiếp theo bài viết trên của em, em xin lấy ví dụ minh họa cho mọi người thấy bố cục ảnh tennis khi chụp với tay vợt có mái tóc đặc biệt. Bên dưới là ảnh của Getty chụp với Caroline tay vợt mà em đã nói đến ở trên.

2. Em viết dòng này không phải chỉ cho anh NL mà cho tất cả những ai kể cả em khi bước vào một lĩnh vực chụp ảnh thể thao mới cần nên biết và nên làm theo. Bản thân em là em đã làm theo chứ không phải nên làm. Với một thể loại ảnh thể thao mới chúng ta sẽ không bao giờ biết được bố cục nào cần phải chụp. Nếu như không có Getty em cũng đã không biết là có thể chỉ chụp bộ tóc mà không cần thấy vợt và banh điều mà ai cũng nghĩ là chụp tennis là phải có.

3. Getty nó sẽ dạy cho mình nhiều bố cục khác nhau cho nên trước khi đi chụp bất cứ một thể loại ảnh thể thao nào ở nhà phải ngồi xem nhiều ảnh của họ nhất là xem trên Yahoo Sports đều có ảnh mới mỗi ngày. Đối với tennis thì hãy vào các trang website chính của Grand Slam ảnh trong đó rất nhiều.

4. Sau đó, chọn ra những bố cục mà bạn thích và lưu nó vào trong iphone mang theo người vì nhiều bố cục quá bạn sẽ không nhớ hết khi chụp. Sau đó trước khi chụp thì scan qua và chọn vị trí sao cho bạn chúp đúng hoặc gần đúng y chang như Getty chụp.

5. Nếu như bạn chụp không được như họ, mà già sử là bạn không hiểu tại sao, thì bạn sẽ cần vào forum [nếu có người đã chụp chuyên nghiệp] và hỏi các anh ấy tại sao bạn lại không làm được. Trong trường hợp ảnh tennis thì cứ post lên hỏi em. Bản thân em không có gì trong lĩnh vực chụp thể thao em biết mà em không giải đáp cho mọi người biết. Đây chính là cách học để có kỹ năng tương đương với phóng viên Getty. Bản thân em trước đây em toàn là phải đi tự học vì không có ai trong forum để em hỏi cả.

//media3.washingtonpost.com/wp-srv/photo/gallery/090908/GAL-09Sep08-2576/media/PHO-09Sep08-176848.jpg

Cám ơn Nikonian2006. Bài viết có ý tưởng rất hay.

Hai ngày nay round 1 & 2 đều bị mưa , mỗi lần vậy trận đánh phải ngưng .Có trận phải ngưng tới 2 lần.
Sau cơn mưa là phải lau, xấy cho sân thật khô.Vì chương trình đã định sẳn không thể vãng hồi , mỗi ngày mười mấy trận phải thi đấu cho xong thành ra mọi người phải chờ cho hết mưa , lau ,xấy cho thật khô rồi đánh tiếp.
Hôm qua đi làm về ghé qua chụp trận 2nd round của tay vợt Candian Milos Raonic , chưa chụp xong set đầu , trời đổ cơn mưa chỉ vài giọt thế là phải ngưng . Nãn quá thôi bỏ về ăn cơm , bước ra khỏi sân thì trời lại tạnh mưa. Quá nãn thôi về luôn chưa chụp được gì.

Đọc bài viết của 2 anh NguyenLang và anh Nikonian2006 rất hay . biết thêm những điều mới. hic nhưng ko biết khi nào mới có dịp chụp những môn thể thao như thế này và xài những ống kính chuyên nghiệp như trên.

sắp tới có giải U.S Open không biết nhà mình có ai đi chụp ko nhỉ ?

Đọc bài viết của 2 anh NguyenLang và anh Nikonian2006 rất hay . biết thêm những điều mới. hic nhưng ko biết khi nào mới có dịp chụp những môn thể thao như thế này và xài những ống kính chuyên nghiệp như trên.

50 % anh em photographers trong sân xài 70-200 mm f 2.8 , đâu cần phải ống kính khủng. Tôi thấy có anh còn chụp bằng lense kid nữa. Tôi khuyên anh em nào thích chụp hình sport thì nên cố gắng xin tham gia vào các giải thi đấu thể thao càng nhiều càng tốt.Lúc được lúc không,nhưng cần phải kiên trì.Cần phải góp nhặc credentials của mình thật tốt khi đó thì xin đâu họ cũng cho vì references quá ấn tượng.

NADAL Rafael[ESP] chơi vòng tứ kết với JANOWICZ [POL]

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151754253.mKJp3ECq._A014698a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151754462.h2Huph2B._A014508a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151755134.C6NZRPE3._A014493a.jpg

Milos RAONIC [CAN] Vs DEL POTRO [ARG] 3rd round

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151755382.yF9RjbZ5._A012081a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151755612.uAIMiP3O._A012045a.jpg

1. Yay, anh NL thấy em nói ngay từ đầu chính xác không. Em nói là anh do chưa quen bố cục tennis khi chụp lần đầu tiên cho nên chỉ cần anh làm homework và đi học bố cục của Getty thì anh sẽ chụp được như họ vì kỹ năng cơ bản chụp ảnh thể thao và kinh nghiệm ở lĩnh vực khác anh đã có rồi. Sau này khi nào anh bước vào bất cứ lĩnh vực thể thao nào anh cứ làm homework như em đã và đang làm là không có lĩnh vực nào mà anh không chụp được.

2. Những ảnh trên anh vừa post nhất là ảnh Nadal là rất xuất sắc không thua gì dân Getty chụp. Chúc mừng anh.

3. Vì để tránh anh sẽ còn những ảnh đẹp nữa của Djokovic trong trận bán kết hiện đang diễn ra anh đang chụp, em chờ anh post hết ảnh lên nhe. Sau đó em sẽ chọn ảnh cho anh để anh post lên thư viện ảnh của vnphoto để dự thi ảnh POW nhe dựa trên kinh nghiệm của em. Em không phải nằm trong nhóm các anh chọn ảnh POW nhưng em có thể dự đoán ra điều kiện cần và được hay không sẽ còn tùy vào người chọn nhưng em rất tin rằng ảnh của anh có một tấm sẽ được chọn trong series masters ở Montreal này. Em mong là anh sẽ chịu khó post vào trong thư viện sau đó nhe anh. Nó sẽ lưu lại trên forum để mọi người mới vào biết anh là ai và chụp lĩnh vực gì.

4. Anh ducnc, trong forum có ba anh ở Mỹ có ống kính đủ chụp US Open là tmj, nguoikhongcomay và trandzung nhưng muốn có media pass vào đây chụp không phải dễ dàng. Anh NL rất tiếc là ở xa nên không biết có sang NY chụp được không vì muốn đi phải hy sinh rất nhiều kể cả mất tiền khi đi làm. Để xin chụp cho grand slam phải xin từ ba tháng trước nghĩa là giải diễn ra tháng 8 thì phải xin từ tháng 5. Em ví dụ như với giải Australian Open 2014 tháng 1 năm sau thì từ tháng 10 em đã phải nộp đơn vào xin. Sau tháng 10 là cho dù có đủ tiêu chuẩn cũng không xin được vì hồ sơ quá nhiều mỗi năm cho nên BTC chỉ mở ra giới hạn. Vì vậy theo em nghĩ forum sẽ không có ai chụp US Open lần này. Để đi tìm tờ báo địa phương [hoặc nổi tiếng trên thế giới nếu không phải địa phương] để bảo lãnh cho xin media pass không phải là chuyện dễ dàng. Rất khó khăn để xin vào chụp ở những giải như Grand Slam đối với người bình thường không phải là phóng viên ảnh thật sự.

5. Một lần nữa em chúc mừng anh NL nhe, ảnh anh rất đẹp. Em chụp lần đầu tiên không được như anh đâu. Các bạn khác, cho dù anh NL nói là anh thấy chụp 70-200mm nhưng mà khi chụp Grand Slam 90% số người chụp trở lên là dùng ít nhất 300mm bình thường là 400mm ngồi tại trong sân. Nếu bạn muốn biết, bạn hãy tìm lại topic Australian 2011 hay 2012 của em sẽ thấy em chụp số phóng viên đang ngồi trong sân và dùng ống kính thế nào. Em rất ít dùng 70-200mm vì nó không closeup cho nên ảnh rất loãng.

6. Anh NL chụp bán kết và chung kết đừng quên dành thời gian chụp post-action emotion nhe anh nhất là Nadal đây là một tay vợt emotion rất đẹp sau những cú ăn điểm quan trọng. Ảnh đó mà anh có là em kêu anh post lên thư viện ngay.

Milos RAONIC [CAN] giao đấu với Del POTRO [ARG]

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151783178.nsGrfCgZ._A011784a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151783523.sLRuk1QR._A011717a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151783561.JIo4Qr1r._A011658a.jpg

Del POTRO [ARG] giao đấu với Milos RAONIC [CAN]

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151783605.hwz0Zwvh._A012097a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151783650.rCq4Jp1K._A012066a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151783726.UEGp76uX._A012044a.jpg

Tứ kết Rafael NADAL [ESP] Vs JANOWICZ [POL]

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151783057.N48w1Bj4._A014581a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151783100.dwTf8mtE._A014557a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151783118.9XW7K8BS._A014510a.jpg

Third round Djokovic NOVAK [SRB] plays against F. MAYER [GER]

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151784002.STFutjU6._A012762a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151784024.FvvS95eb._A012750a.jpg

Tấm hình nguyên bản [ only re-size] của Djokovic NOVAK [SRB]

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151784136.Crgj5h8Z._A012697a.jpg

Anh NL, em muốn cho anh biết là tấm ảnh Djokovic đánh backhand anh post ngay ở trên [thứ hai từ dưới đếm lên ngay trên bài viết của em là một tấm ảnh rất xuất sắc rất đáng nên bỏ vào trong thư viện ảnh của forum để dự thi ảnh POW. Tấm ảnh đầu tiên của Raonic là anh chậm một nhịp cho nên chụp được khi banh đã bay khỏi vợt nếu tấm đó mà có banh ngay vợt thì rất đẹp. Em hy vọng là anh chụp được ảnh post-action emotion nhất là ở trận bán kết Djokovic và Nadal. Trận chung kết không hấp dẫn bằng.

Ba tấm đầu tiên của Nadal cũng nên post vào thư viện ảnh, quá đẹp.

Đọc phần này trên dpreview thấy đúng tâm trạng của 1 anh sport photographer , những tấm hình capture a great moment đều có phần rùa trong đó , khác biệt là professionals phần rùa cao hơn thôi.

Olivier Morin, photographer for Agence France-Presse [AFP] managed to capture champion runner Usain 'lightning' Bolt crossing the finishing line at the same time as an actual lightning bolt lit up the sky behind him. The image, captured at the IAAF World Championships in Moscow, was taken using a remote-controlled camera, one of five that Morin had set up by the side of the track to cover the finishing line.
Usain Bolt crosses the finish line as lightning illuminates the sky behind him. Picture: Olivier Morin

According to Morin, 'The remote-controlled camera that took this picture was the fifth of my rig, set pretty far back, about 30 metres, from the finish line. The idea was to make a photo of the winner with his arms raised and with the stadium in the background, as well as capturing a little bit of the sky. I was thinking more along the lines of an enduring feature photograph, rather than your typical news shot'.

//blogs.afp.com/english/public/.000_DV1540915_m.jpg

Morin has been shooting for AFP for more than 20 years, and is based out of Milan. He is refreshingly modest about the final image, saying 'Let's be honest: the only things I was able to control were the framing of the shot and when to hit the remote-controlled trigger. [...] In my 25 years as a photographer Ive never had an uncontrollable external element make a photo like this, and I imagine if I tried again for a similar result for the next 50 years, it wouldnt happen again. So, I only really give myself credit for one percent of this picture!'

Trận semi-final Rafael NADAL Vs Djokovic NOVAK

Đây là trận đấu gây cấn nhất của Rogers Cup năm nay.Hai tay vợt hạng 1 & 4 thế giới tranh tài , tuy rằng tranh bán kết nhưng đêm nay mọi người đều hiểu rằng kẻ thắng đương nhiên sẽ là người lấp Cup trong trận final sẽ diễn ra vào ngày mai. Tôi rất mê lối đánh cũa NADAL , hơn nữa hắn cũng thuận tay trái giống mình , thành ra chụp hình hắn nhiều hơn những tay vợt khác.

Rafael NADAL [ESP]

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151802875.YUqOlvVE._A015561a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151802897.0sN4CKII._A015576a.jpg

Djokovic NOVAK [SRB]

Được lòng khán giả Montreal,đương kim vô địch tennis thế giới, hai năm liên tiếp 2011 ,2012 lấy Rogers Cup.

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151803184.Dp7ZdgP6._A015849a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151803206.82dzul5x._A016709a.jpg

trận Semi-final Rafael NADAL hầu như những hình này chụp ngay lúc banh đụng vợt ,hoặc sau khi đụng vợt. Thường thì impression trên khuông mặt mãnh liệt hơn.Đối với những tay vợt nổi tiếng hoặc bất cứ 1 người nào nổi tiếng , nhìn họ biểu diễn mới thấy emotions của họ trên khuông mặt thay đổi rất rỏ rệt. Nhìn mặt NADAL có thể đoán biết được trái banh bay như thế nào.

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151821204.R3lI9ZvR._A015232a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151821382.JfBO84nE._A015575a.jpg

Trận Semi-Final Djokovic NOVAK

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151821284.SdIZcwfG._A015283a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151821312.Rz7wOSXE._A015363a.jpg

Tấm hình này tôi chụp ngay khi vừa xong set 2, NOVAK gở huề. Điều đặc biệt là trong lúc nghĩ như thế này , chẳn bao giờ bạn thấy players
show ra any emotion đang lúc đánh những trận quyết liệt như trận semi-final này.Ít khi nào bạn thấy chụp những tấm hình trong lúc player nghĩ , cũng có thể là không đẹp hoặc không hay để chụp những tấm đại loại như thế này chăng ?

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151821426.palbQNPD._A015743a.jpg

Những tấm post action emotions cũa NADAL sau đây mà Nikonian2006 thường hay nhắc tới , công nhận là có khác biệt ,tuy rằng diễn tả trên khuôn mặt nhìn không ác liệt như khi đánh trúng banh.

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151821423.YFtjoDe9._A015751a.jpg

Đánh thắng 1 trái , khuôn mặt NADAL nhìn như thế này.

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151834951.4jf7S1pN._A015779a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151835019.xjFqEnj8._A015790a.jpg

Đánh banh ra ngoài , khuôn mặt sẽ như thế này.

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151835026.XyWPdv2B._A015802a.jpg

Post action emotional picture.

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151821423.YFtjoDe9._A015751a.jpg

Anh NguyenLang

1. Em chỉ nhận xét ngắn cho anh tham khảo vì giải đã qua rồi năm sau anh chụp lại. Như em đã nói phải mất vài năm em mới có kinh nghiệm chụp post-action emotions.

2. Trừ phi anh post thêm ảnh ở bố cục khác, trong lần này anh chỉ chụp từ một ví trí ngồi trong sân và đa số ảnh là forehand/backhand chụp closeup nửa người.

3. Những tấm ảnh anh chụp có banh ngay tại vợt thì rất đẹp nhưng ảnh không có banh thì emotion của anh chưa đủ mạnh để hấp dẫn người xem. Vị trí mà anh gọi là post action đó hoặc không phải là post action [em ví dụ cú Nadal chuẩn bị đánh slide đó là pre-action] hoặc là emotion chưa đủ dữ dội. Em đã có nói, chụp emotion rất khó vì phải chờ đúng khi emotion lên đến đỉnh mới chụp được và khoảnh khắc đó trôi qua rất nhanh phải hiểu phút nào là quan trọng và phải canh rất lâu và chụp trước thì mới dính được. Nếu anh xem ảnh bộ của em ở năm 2012 và năm 2013 thì anh sẽ thấy trước đó em hoàn toàn không thể nào chụp được do không có kinh nghiệm.

4. Ngoài ra năm sau anh sẽ cần phải leo lên đến vị trí tuốt trên cao của sân để chụp full body xuống sân nhe và tận dụng bóng đổ xuống sân để tạo hình dạng cho ảnh. Anh có thể sẽ phải mua thêm extender 1.4 nếu đã chưa có gắn vào 200-400 của anh vì chụp xa thế mà 400mm là không đủ crop lại ảnh mất chất lượng. Em chụp từ trên cao em dùng 500mm và 600mm prime Canon không.

5. Con gái có nhiều emotion hơn con trai, cho nên năm sau nếu được anh xin media pass chụp cho con gái nhất là Azarenka, Williams và Sharapova những tay vợt này đánh những trận lớn sẽ có rất nhiều emotions hơn bình thường cho anh chụp. Anh chỉ lưu ý [bản thân em đã từng bị] là emotion phải thật dữ dội thì chụp mới đẹp. Emotion bình thường vì mình chụp đứng hình cho nên nhìn ở ngoài là OK nhưng chụp lên hình rất bình thường. Cái khó là ở chỗ này.

Nikonian2006 nói đúng ,tôi chỉ ngồi trong sân , qua lại cũng chỉ 1 số actions để chụp.Dù chụp dở cách mấy ,chụp hoài riết cũng dính.Bởi vậy anh em phó nhòm đa phần chụp hăng ở đầu & cuối trận , còn không thì ngồi xem , hoặc về media center viết bài. Tôi thấy tennis chụp cũng hơi boring , năm tới 2014 đến lượt ladies chơi ở Montreal có lẽ tôi cũng đi xem 1 lần cho biết.

Rafael NADAL

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151848395.qHHSXVDH._A015920a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151848404.o0UWP8Hk._A015941a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151848451.Fvd3UKX7._A015943a.jpg

//ic2.pbase.com/o9/17/480117/1/151848463.QImowRqc._A015975a.jpg

Trận bán kết Djokovic NOVAK [SRB] Vs Rafael NADAL[ESP]

//m0.i.pbase.com/o9/17/480117/1/151969150.YVM4OMAw._A016063a.jpg

//m4.i.pbase.com/o9/17/480117/1/151969184.Hj4c2Vw9._A016284a.jpg

Trái banh gở hoà ngoạn mục game 4 set 3 của Djokovic Novak

//m4.i.pbase.com/o9/17/480117/1/151969194.PVpaDkhH._A016495a.jpg

chúc mưng anh Lang giã cang vào sâu anh chup càng đẹp , lần đầu tiên anh chụp như vậy là quá xuất sắc ,giãi năm sao sẹ không thua Pro chụp cám ơn anh nhiều
Thân

hình chụp đẹp quá, thanks

Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2022 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề