Bà bầu tại sao không được ăn đào

Bà bầu có ăn đào được không là điều băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Ảnh Internet

1. Quan niệm ăn đào khi mang thai trong dân gian

Yeutre.vn cho rằng hầu hết mọi bà bầu đều đã được nghe về việc, ăn đào trong thai kỳ là điều đại kỵ hay cấm kỵ. Vì dân gian cho rằng, ăn đào khi mang thai có thể dễ sinh non, sảy thay, hay sinh con ra thì em bé nhiều lông, thậm chí có thể bị một số dị tật như bị câm điếc chẳng hạn.

Lời đồn thổi quanh trái đào ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và em bé được truyền tai từ rất lâu. Lời đồn ấy đã, đang và vẫn có tác động mạnh mẽ, khiến cho rất nhiều bà bầu không dám đụng đến trái đào ngay cả khi mình "nghén đào" đi chăng nữa.

Qua thời gian, quan niệm không ăn đào khi mang thai có vẻ giảm đi chút ít, nhưng đào vẫn là một trong những loại quả được khuyên là bà bầu không nên ăn, nhất là hoặc tối thiểu là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2. Giá trị dinh dưỡng của trái đào - bạn có biết?

Trước khi đi tìm lời giải đáp chính xác cho việc bà bầu có ăn đào được không hay, quan niệm dân gian có đúng và có thuận theo hay không, chúng ta cùng kiểm tra lại giá trị dinh dưỡng của trái đào xem sao nhé.

Theo thông tin dinh dưỡng liên quan đến trái đào, không khó để truy tìm ra giá trị dinh dưỡng của loại trái cây này. Tại bảng liệt kê giá trị dinh dưỡng do Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ [USDA] cung cấp, cứ 100g đào tươi, chúng ta có thể tìm thấy:

  • Calories: 39 Kcal
  • Protein: 0.91 g
  • Carbohydrate: 9.54 g
  • Fibre: 1.5 g
  • Sugar: 8.39 g
  • Fat: 0.25 g
  • Calcium: 6 mg
Hàm lượng dinh dưỡng trong trái đào rất đáng kể. Ảnh Internet
  • Iron: 0.25 mg
  • Magnesium: 9 mg
  • Phosphorus: 20 mg
  • Potassium: 190 mg
  • Zinc: 0.17mg
  • Vitamin C: 6.6 mg
  • Folate: 4 mcg
  • Vitamin A, RAE: 16 mcg
  • Vitamin, IU: 326 IU
  • Vitamin E: 0.73 mg
  • Vitamin K: 2.6 mcg

Như vậy, trái đào có hàm lượng dinh dưỡng cũng rất đáng kể, không thua bất cứ loại trái cây tốt cho sức khỏe nào khác - phải không bạn nhỉ! Chưa kể đến đào còn là loại trái mọng nước, có mùi thơm quyến rũ. Ngoài dùng trái khi còn tươi, chúng ta còn có thể dùng đào để làm bánh, làm mứt đào , pha chế nước uống,...Do đó việc nhiều người thích trái đào nhất là các bà bầu và băn khoăn về việc dùng nó hay cần tìm ra lời giải đáp tại sao đào tốt, dễ ăn, ăn ngon mà lại được khuyên là không nên ăn hoặc ăn vào độc là điều vô cùng dễ hiểu. 

Đào được dùng để chế biến nhiều món ăn thức uống rất được yêu thích. Ảnh Internet

3. Tại sao đào lại bị "kết tội" là độc và tránh ăn trong thai kỳ?

Chắc chắn đây là câu hỏi tiếp theo mà chúng ta ai cũng thắc mắc, sau khi nhìn thấy bảng thông tin chính xác về hàm lượng dinh dưỡng của trái đào.

Việc bạn bị "ngăn trở" khi ăn đào khi mang thai  nói riêng, hay nói chung với tất cả chúng ta cũng có lý do của nó. Bản thân trái đào giàu dinh dưỡng và không độc [trừ hạt đào], thế nhưng vấn đề gây độc lại nằm ở quy trình trồng cấy và bảo quản đào.

Theo thông tin mà Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đưa ra từ năm 2008, đào là một trong số 12 loại trái cây có dư lượng  thuốc trừ sâu cao nhất. Đấy là chúng ta chưa đề cập đến, còn có khả năng có thêm các chất bảo quản để giúp giữ trái đào lâu hỏng, vì đào thuộc nhóm trái cây rất nhanh chín mềm, dễ dập và hỏng do vận chuyển...

Đào nằm trong số 12 loại rau củ quả có dư lượng thuốc trừ sâu cao. Ảnh Internet

4. Các chuyên gia nói gì về chuyện bà bầu ăn đào khi mang thai?

Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, bạn có thể ăn đào ngay cả khi mang thai. Vấn đề ăn đào cũng như nhiều loại trái cây hay thực phẩm khác, lời khuyên trong vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu là sẽ an toàn khi chọn đúng được loại đào sạch, nhất là đào trồng hữu cơ không có dư lượng thuốc trừ sâu, không có chất bảo quản. Và khi ăn đào bạn dùng điều độ không quá 500g đào/ ngày, do ăn quá nhiều rất nóng có thể gây chảy máu.

Cẩn thận hơn nữa, bạn tránh ăn đào trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhằm bảo đảm cao nhất việc bạn tiêu thụ loại đào sạch ở mức độ nào. Do ở tam cá nguyệt đầu tiên thai nhi đang hình thành và phát triển, nên mọi tác động ảnh hưởng dù là nhỏ nhất liên quan tới thuốc trừ sâu, đều làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở em bé.

Còn trong nước, chia sẻ của ThS. Bác sỹ Trần Thu Nguyệt của Viện Y học ứng dụng Việt Nam hay Lương y Bùi Hồng Minh nguyên là Chủ tịch Hội Đông y ở Quận Ba Đình Hà Nội, đến nay vẫn không có cơ sở khoa học nào chứng minh việc bà bầu ăn đào thì sinh con sẽ bị câm điếc.

Ăn đào quá nhiều có thể khiến bạn bị chảy máu. Ảnh Internet

5. Bà bầu có được ăn đào không?

Đến đây, câu trả lời cho bạn và cho tất cả các bà bầu hẳn nhiên là có.

Tuy nhiên, vấn đề còn lại là chúng ta ăn đào sao cho an toàn nhất có thể. Để làm được điều này, các bầu ghi nhớ những điểm sau:

  • Chọn đào sạch, an toàn cho sức khỏe, biết rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Chọn được đào trồng hữu cơ là an toàn hơn cả. Nhưng, hiện nay ở nước ta, đào trồng hữu cơ khá hiếm, nên các bầu cũng rất khó để mua được loại đào này.
  • Chọn đào con tươi nguyên không có dấu hiệu bị dập hay các đốm sẫm màu khác thường trên da quả đào.
  • Khi dùng, nên rửa thật sạch, ngâm nước muối loãng hoặc nước rửa rau củ quả ít phút, gọt vỏ trước khi ăn. Không nên lấy thịt đào quá sát hột đào.
  • Không dùng quá nhiều đào trong ngày hay ăn thường xuyên.
  • Và tốt nhất, hạn chế hoặc không ăn đào trong 3 tháng đầu thai kỳ, do chúng ta không đảm bảo tuyệt đối việc mình chọn được đào hoàn toàn sạch để dùng.
Ăn đào đúng cách để bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Ảnh Internet

Qua chia sẻ hữu ích liên quan đến vấn đề bà bầu có ăn đào được không như trên, có lẽ các bầu đã không còn băn khoăn quá nhiều nữa đúng không nào. Thời gian mang thai là một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, cần rất cẩn thận và có thể là các bầu phải hy sinh nhiều sở thích của mình. Không chỉ riêng trái đào, mà với các loại hoa quả hay thực phẩm khác, các bầu hãy tập thói quen kiểm tra thông tin liên quan kỹ lưỡng, chính xác và có cơ sở, để mình không phải lo lắng thái quá, dùng đúng cách để tốt cho thai kỳ của mình nhé.

Nguồn tham khảo: Mom Junction, Parenting First Cry, Health Fully, Medical News Today và USDA

Cát Lâm tổng hợp và lược dịch

Đào là một loại quả có vị ngọt, thơm ngon, có thể ăn trực tiếp hay làm đào ngâm. Vậy bà bầu ăn đào được không và có ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi không?

Thành phần dinh dưỡng của quả đào

Đào là một loại trái cây cung cấp rất nhiều vitamin và các khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Trong 100g đào có thể cung cấp:

- 39kcal

- 190 mg kali

- 8g đường

- 1,5g chất xơ

- 0,9g protein

- 6mg canxi

- 0,3mg sắt

- 9 mg magie

- 326 IU vitamin A = 10% DV

- 6,6 IU vitamin C = 17% giá trị hàng ngày [DV]

- 5% DV vitamin E

- Vitamin B3 [niacin]: 6% DV

- Các khoáng chất 8% DV kali, 5% DV đồng, 5% DV mangan,…

Với những thành phần dinh dưỡng trên đều là cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Đào là một loại quả có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt rất hấp dẫn người ăn và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Bà bầu ăn đào có ảnh hưởng gì không?

Đào là một loại quả có mùi thơm, vị ngọt, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Khoáng chất, vitamin trong đào có thể ngừa ung thư, giảm béo. Vitamin C trong đào có thể giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt.

Theo Đông y, đào có vị chua ngọt, có tác dụng nhuận tràng, giải khát, rất thích hợp cho những bà bầu bị đường huyết thấp, người bị bệnh phổi, cao huyết áp.

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn đào. Các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, C trong đào tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu vẫn có thể ăn đào. Đào có vị chua chua, ngọt ngọt tự nhiên có thể giúp mẹ bầu giảm ốm nghén. Tuy nhiên, đào có tính nóng, ăn nhiều có thể gây xuất huyết âm đạo nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, tuy bà bầu có thể ăn đào khi mang thai 3 tháng đầu nhưng chỉ ăn với 1 lượng rất ít và nếu có thể thì không ăn.

Bà bầu uống trà đào được không? Bà bầu vẫn có thể uống trà đào nhưng rất dễ gây rối loạn tiêu hóa, dễ bị kích ứng. Trên thực tế mẹ bầu vẫn có thể uống 1 lượng rất nhỏ, tuy nhiên, nếu không cần thiết thì không nên uống.

Bà bầu có thể ăn đào nhưng chỉ nên ăn một lượng nhỏ [Ảnh minh họa]

Bà bầu ăn bao nhiêu đào?

Bà bầu có thể ăn đào trong cả thai kỳ, tuy nhiên, chỉ nên ăn với 1 lượng vừa phải. Có thể ăn 2 - 3 quả 1 tuần để tận dụng được tốt những giá trị dinh dưỡng của quả đào.

Khi ăn đào mẹ cần gọt vỏ để loại bỏ hết lông ở vỏ, những loại lông này gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng. Bà bầu có thể ăn trực tiếp đào hoặc ép thành nước ép. Bà bầu chỉ ăn đào chín, không ăn đào xanh.

Bà bầu nào không nên ăn đào?

Tuy đào có nhiều vitamin và khoáng chất nhưng không phải bà bầu nào cũng nên ăn. Những bà bầu không nên ăn đào đó là:

- Mẹ bầu có dấu hiệu xuất huyết thì không nên ăn đào.

- Những mẹ bầu đang gặp tình trạng nhiệt, nóng trong người như cổ họng khô rát, da, môi khô, táo bón cũng không nên ăn đào.

- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể chất quá yếu, có dấu hiệu xuất huyết, bị nóng trong cũng không nên ăn đào.

- Những bà bầu bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn đào. Tuy lượng đường trong đào không cao nhưng cũng có thể làm tăng đường huyết nếu ăn nhiều.

Với những bà bầu có dấu hiệu bị xuất huyết, tốt nhất không nên ăn đào. Ảnh minh họa

Bà bầu ăn đào có tốt không, lợi ích gì?

Đào là một loại quả vị chua ngọt, thơm đặc trưng. Khi còn xanh thì có độ giòn, ngọt. Khi chín thì có độ chua chua, ngọt ngọt hấp dẫn và rất thơm. Bà bầu ăn đào cũng có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe.

- Bổ sung vitamin A, C, Folate

Có bầu ăn đào có thể cung cấp 1 lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, beta – carotene và vitamin C. Đào cũng chứa nhiều vitamin E, vitamin B1, B2, B3, B6, folate và axit pantothenic. Các chất dinh dưỡng này đều rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Đặc biệt là vitamin C góp phần quan trọng trong tổng hợp canxi giúp phát triển hệ xương cho thai nhi. Folate góp phần phát triển trí não, tránh dị tật thai nhi.

- Bổ sung kali

Với hàm lượng kali cao có thể bổ sung cho mẹ khi mang thai. Kali là khoáng chất thiết yếu giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng tối ưu trong cơ thể mẹ và bé. Kali hỗ trợ bà bầu chống lại các bệnh phổ biến khi mang thai như phù, mệt mỏi, chuột rút…

Đào bổ sung các vitamin và khoáng chất cho mẹ khi mang thai [Ảnh minh họa]

- Bổ sung khoáng chất

Đào cũng là loại quả chứa một lượng lớn các loại chất khoáng như canxi, kali, magie, sắt, mangan, photpho, kẽm và đồng.

Đặc biệt, đào còn chứa rất ít calo, chỉ 46 calo cho 100gr, không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol và là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời mà mà bà bầu có thể sử dụng hàng ngày.

- Tăng cường hệ miễn dịch

Cả vỏ đào và thịt của trái đào đều cung cấp những chất chống oxy hóa rất quan trọng. Các chất chống oxy hóa trong đào bao gồm lutein, zeaxanthin và beta – cryptoxanthin giúp đào có khả năng thu thập các gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ cơ thể chống lại ảnh hưởng của rất nhiều bệnh do gốc tự do gây nên.

- Chống ung thư

Trong quả đào rất giàu phenolic và carotenoid, là những chất có tác dụng chống ung thư và chống các chất gây ung thư, đồng thời có tác dụng chống lại một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư phổi và ung thư đại tràng.

Axit chlorogenic và axit neochlorogenic trong đào có tác dụng hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác của cơ thể. Điều này khác hẳn với biện pháp hóa trị trong điều trị ung thư, khi mà biện pháp này sẽ ảnh hưởng lên cả tế bào ung thư và các tế bào khỏe mạnh khác.

- Tăng cường hệ tiêu hóa

Thành phần chất xơ trong quả đào còn giúp thúc đẩy hệ thống tiêu hóa, duy trì hệ tiêu hóa của mẹ bầu khỏe mạnh. Chất xơ này sẽ hấp thụ nước một cách dễ dàng, thúc đẩy nhu động ruột trơn tru, ngăn ngừa nguy cơ táo bón, viêm loét, viêm dạ dày trong thai kỳ. Thêm nữa, loại quả này còn có tác dụng giải độc, thải độc tố ra khỏi cơ thể mẹ.

- Làm đẹp da

Trong đào cũng được cho là có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm sỏi thận và sỏi bàng quang. Để dùng như một thứ trái cây tươi mát của mùa hè, bạn có thể thưởng thức đào chín nguyên trái hoặc dùng nước ép đào, sinh tố đào mát lạnh sẽ giúp bạn giải nhiệt, đẹp da, giảm cân, là điều mà bất cứ chị em nào cũng mong muốn.

Trên thực tế, bà bầu có thể ăn đào nhưng hãy chú ý chỉ nên chọn những quả đào chín và ăn một lượng nhất định. Để đảm bảo an toàn mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được những tư vấn cụ thể hơn.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ba-bau-an-dao-co-sao-khong-d212813.htmlNguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ba-bau-an-dao-co-sao-khong-d212813.html

Xem thêm chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ

Theo Bình An [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề