Baài tập hóa sgk 11 sự điện li năm 2024

LuyenThi123.Com - a product of BeOnline Co., Ltd. (Cty TNHH Hãy Trực Tuyến) Giấy phép ĐKKD số: 0102852740 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 7/8/2008 Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội học tập trực tuyến số: 524/GP-BTTTT cấp ngày 24/11/2016 bởi Bộ Thông Tin & Truyền Thông

Tel: 02473080123 - 02436628077 (8:30am-9pm) | Email: [email protected] Địa chỉ: số nhà 13, ngõ 259/9 phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Phương pháp giải bài tập Hóa 11 bài 1: Sự điện li rất hay giúp các em nắm vững kiến thức và giải bài tập SGK hoàn chỉnh

BÀI 1. SỰ ĐIỆN LI

  1. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
  1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

– Thí nghiệm:

Dung dịch dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các hạt mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.

– Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước hoặc khi nóng chảy thành ion.

– Chất điện li là những chất khi tan trong nước phân li ra ion.

– Axit, bazơ, muối đều là những chất điện li.

II. PHÂN LOẠI

– Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li hoàn toàn.

Các axit mạnh, bazơ mạnh và hầu hết các muối là chất điện li mạnh.

Ví dụ:

Na2SO4 → 2Na+ + SO42-

KOH → K+ + OH–

HNO3 → H+ + NO3–

– Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, số phân tử hòa tan phân li một phần, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

Các axit yếu, bazơ yếu và một số muối là chất điện li yếu.

Ví dụ: CH3COOH ⇄⇄ CH3COO– + H+

  1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Phương pháp tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch khi biết nồng độ mol của chất:

Bước 1: Viết quá trình phân li của chất

Bước 2: Sử dụng cách tính theo phương trình phản ứng để từ nồng độ mol của chất tính được nồng độ mol của các ion.

  1. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 7 SGK Hóa học 11):

Các dung dịch axit như HCl, bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện được là do nguyên nhân gì?

Hướng dẫn giải:

Trong dung dịch: các axit, các bazơ, các muối phân li ra các ion dương và ion âm, các ion chuyển động tự do nên dung dịch của chúng có khả năng dẫn điện.

HCl → H+ + Cl–

NaOH → Na+ + OH–

NaCl → Na+ + Cl–

Còn các dung dịch như ancol etylic, đường saccarazơ, glixerol không dẫn điện vì trong dung dịch chúng không phân li ra các ion dương và ion âm.

Bài 2 (trang 7 SGK Hóa học 11):

Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu? Lấy thí dụ và viết phương trình điện li của chúng?

Hướng dẫn giải:

– Sự điện li là sự phân li thành các cation (ion dương) và anion (ion âm) của phân tử chất điện li khi tan trong nước.

– Chất điện li là những chất tan trong nước và tạo thành dung dịch dẫn được điện.

– Các chất là chất điện li như axit, các bazơ, các muối tan được trong nước.

– Chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.

Thí dụ:

H2SO4 → 2H+ + SO42-

KOH → K+ + OH–

Na2SO4 → 2Na+ + SO42-

– Chất điện li yếu là những chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

Thí dụ:

H2S ⇌ H+ + HS–

Bài 3 (trang 7 SGK Hóa học 11):

Viết phương trình điện li của những chất sau:

  1. Các chất điện li mạnh: Ba(NO3)2 0.10 M; HNO3 0,020 M; KOH 0,010 M. Tính nồng độ mol của từng ion trong dung dịch.
  1. Các chất điện li yếu HClO; HNO2.

Hướng dẫn giải:

  1. Các chất điện li mạnh phân li hoàn toàn nên phương trình điện li và nồng độ các ion trong dung dịch như sau:

Bài tập Hóa học lớp 11: Sự điện li

Bài tập Hóa học lớp 11: Sự điện li tổng hợp các bài tập tự luận nâng cao về sự điện li. Tài liệu này giúp các bạn ôn tập và nâng cao kiến thức về chương 1 môn Hóa 11, hi vọng sẽ giúp các bạn học tốt và đạt thành tích cao trong môn Hóa học lớp 11, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học môn Hóa hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

  • Bài tập điện li lớp 11
  • Bài tập chương Cacbon - Silic

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI.

Bài 1. H2O, SO2, Br2, H2CO3, C2H6, Ca(HCO3)2, H2SO4, NaClO, Mg(OH)2, CuSO4, C6H6, C2H5OH, CH3COOH, C6H12O6, CaO, CH3COONa .

Những chất nào là chất điện li.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Chất điện li gồm: H2O, H2CO3, Ca(HCO3)2, H2SO4, NaClO, Mg(OH)2, CuSO4, CH3COOH, CH3COONa.

Chất điện li mạnh là: Ca(HCO3)2, H2SO4, CuSO4, CH3COONa.

Bài 2. Cho các chất: HCl, HClO4, HNO3, H2SO4, H2CO3, H2S, CH3COOH, HClO, HF, H2SO3, HNO2, HI, NaOH, Bi(OH)3, KOH, Sr(OH)2, RbOH, Ba(OH)2, NaCl, Na3PO4, NaHCO3, CaCl2, KHSO4, KClO3, CuSO4, Mg(OH)2, CH3COONa.

  1. Chất nào là chất điện li mạnh? Viết phương trình điện li.
  1. Chất nào là chất điện li yếu? Viết phương trình điện li

Đáp án hướng dẫn giải

Chất điện li mạnh: axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối.

Chất điện li yếu: axit trung bình và yếu, bazo không tan.

Các chất điện li mạnh:

HCl, HClO4, HNO3, H2SO4, HI, NaOH, KOH, Ba(OH)2, NaCl, Na3PO4, NaHCO3, CaCl2, KHSO4, KClO3, CuSO4, CH3COONa

→ Các chất điện li yếu:

H2CO3, H2S, CH3COOH, HClO, HF, H2SO3, HNO2, Mg(OH)2

Bài 3. Viết phương trình điện li trong nước:

  1. Các hiđroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Cu(OH)2.
  1. Các muối: NaCl.KCl, K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, KCl.MgCl2.6H2O, NaHCO3, Na2HPO4, NaH2PO3, Na2HPO3, NaH2PO2, [Ag(NH3)2]Cl, [Cu(NH3)4]SO4, [Zn(NH3)4](NO3)2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

  1. sự phân li theo kiểu bazo: Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ + 2OH-

sự phân li theo kiểu axit: Zn(OH)2 ⇔ H+ + ZnO22-

sự phân li theo kiểu bazo: Pb(OH)2 ⇔ Pb2+ + 2OH-

sự phân li theo kiểu axit: Pb(OH)2 ⇔ H+ + ZnO22-

b)

NaCl.KCl → K+ + Na+ + Cl-

K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O → 2K+ + 2Al3+ + 4SO42−+ 24H2O

NaHCO3 → Na+ + HCO3−

HCO3− ⇆ H+ + CO32−

Na2HPO4 → 2Na+ + HPO42-

HPO42- ⇆ H+ + PO43-

Na2HPO3 → 2Na+ + HPO32−

NaH2PO3 → 2Na+

Ag(NH3)2]Cl → [Ag(NH3)2]+ + Cl−

Bài 4. Trong số các muối sau, muối nào là muối axit? Muối nào là muối trung hoà?

(NH4)2SO4, K2SO4, NaHCO3, CH3COONa, Na2HPO4, NaHSO4, Na2HPO3, Na3PO4, NaHS, NaClO.

Bài 5. Có bốn dung dịch: Kali clorua, rượu etylic, axit axetic, kali sunfat, đều có nồng độ 0,01 mol/l. Hãy so sánh khả năng dẫn điện của các dung dịch đó. Giải thích ngắn gọn.

Bài 6. Cho một dung dịch axit axetic CH3COOH (chất điện li yếu). Nếu hoà tan vào dung dịch đó một ít tinh thể natri axetat CH3COONa (chất điện li mạnh), thì nồng độ ion H+ có thay đổi không? nếu có thì thay đổi như thế nào? Giải thích.

Bài 7. Cho một dung dịch amoniăc, nếu hòa tan vào dung dịch này một ít tinh thể amoni clorua NH4Cl (chất điện li mạnh) thì nồng độ OH- có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào? Giải thích.

Bài 8. Viết biểu thức hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb cho các trường hợp sau:

NH4+, NO2-, HClO, CH3COO-, S2-, H2CO3.

Bài 9. Viết công thức của các chất mà khi điện li tạo ra các ion sau:

  1. K+ và PO43- b) Al3+ và NO3- c) Fe3+ và SO42- d) K+ và MnO42-
  1. Na+ và CrO42- f) Cu2+ và SO42- g) Rb+ và Cl- h) CH3COO- và Na+.

Bài 10. Trong một dung dịch chứa đồng thời các ion: Na+, Al3+, Cu2+, Cl-, SO42-, NO3-. Khi cô cạn dung dịch ta có thể thu được tối đa mấy muối? Viết công thức phân tử của các muối đó.

Bài 11. Có 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa 2 cation và 2 anion (không trùng lặp giữa các ống nghiệm) trong số các cation và anion sau: NH4+, Na+, Ag+, Ba2+, Mg2+, Al3+ và Cl-, Br-, NO3-, SO42-, PO43-, CO32-. Hãy xác định các cation và anion sau trong từng ống nghiệm.

Bài 12. Có thể pha chế dung dịch đồng thời chứa các ion sau không? Vì sao?

  1. Na+, Ag+, Cl- b) Ba2+, K+, SO42- c) Mg2+, H+, SO42-, NO3-
  1. Mg2+, Na+, SO42-, CO32- e) H+, Na+, NO3-, CO32- f) H+, NO32-, OH-, Ba2+.
  1. Br-, NH4+, Ag+, Ca2+ h) OH-, HCO3-, Na+, Ba2+ i) HCO3-, H+, K+, Ca2+.

Bài 13. Trong một dung dịch có chứa các ion: Ca2+, Na+, Mg2+, HCO3-, Cl-. Hãy nêu và giải thích:

- Trong dung dịch có thể có những muối nào?

- Khi cô cạn dung dịch có thể thu được những muối nào?

- Khi nung hỗn hợp chất rắn sau khi cô cạn có thể thu được những chất gì?

Bài 14. Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol HCO3- và d mol Cl-.

Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d và công thức tổng khối lượng muối trong dung dịch.

Bài 15. Trong một dung dịch có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol SO42-.

  1. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d.
  1. Nếu a = 0,1; c = 0,1; d = 0,3 thì b bằng bao nhiêu? Từ kết quả này hãy tính tổng khối lượng các muối có trong dung dịch.

Bài 16. Một dung dịch có chứa 2 loại cation Fe2+(0,1 mol) và Al3+(0,2 mol) cùng 2 loại anion là Cl-(x mol) và SO4 2-(y mol). Tính x ,y . Biết rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 46,9 gam chất kết tủa.

Bài 17. Có hai dung dịch, dung dịch A và dung dịch B. Mỗi dung dịch chỉ chứa 2 loại cation và 2 loại anion trong số các ion sau: K+(0,15 mol); Mg2+(0,1 mol); NH (0,25 mol); H+(0,2 mol); Cl-(0,1 mol); SO4 2- (0.075 mol); NO3 - (0,25 mol); CO3 2- (0,15 mol).

Bài 18. Dung dịch A chứa a mol K+, b mol NH4+, c mol HCO3- , d mol SO42- (không kể ion H+ và OH- của nước). Cho thêm (c+d+e) mol Ba(OH)2 vào dung dịch A thu được dung dịch X , khí Y và kết tủa Z. Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn. Tìm biểu thức liên hệ a, b, c, d, e trong dung dịch A và dung dịch X.

Bài 19. Một dung dịch chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3 .

  1. Khi thêm (a+b) mol BaCl2 hoặc (a +b) mol Ba(OH)2 vào dung dịch trên thì khối lượng kết tủa thu được trong hai trường hợp có bằng nhau không? Giải thích. Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn.
  1. Tính khối lượng kết tủa thu được trong trường hợp a = 0,1 mol và b = 0,2 mol.

Bài 20. Hãy xác định tổng khối lượng của các muối có trong dung dịch A chứa các ion Na+, NH4+ , SO42-, CO32-. Biết rằng :

- Khi cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư và đun nóng thu được 0,34 gam khí có thể làm xanh giấy quì ẩm và 4,3 gam kết tủa.

- Khi cho dung dịch A tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thì thu được 0,224 lít khí (đktc).

Bài 21. Dung dịch A chứa các ion Na+, NH4+, SO42-, CO32-.

  1. Dung dịch A trên có thể điều chế từ hai muối trung hoà nào?
  1. Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau :

Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư ,đun nóng ta thu được 4,3 gam kết tủa X và 470,4 ml khí Y ở 13,5oC và 1 atm.

Phần thứ hai cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 235,2 ml khí ở 13,5oC và 1 atm.

Tính tổng khối lượng các muối trong 1/2 dung dịch A.

Xác định dung dịch A và dung dịch B.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập Hóa học lớp 11: Sự điện li, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...