Bài 3.1 sbt toán 8 taapj2 trang 9 năm 2024

\(\displaystyle {{7x} \over 8} - 5\left( {x - 9} \right) = {1 \over 6}\left( {20x + 1,5} \right)\) \((1)\)

\(2\left( {a - 1} \right)x - a\left( {x - 1} \right) = 2a + 3\) \((2)\)

LG a

Chứng tỏ rằng phương trình \((1)\) có nghiệm duy nhất, tìm nghiệm đó.

Phương pháp giải:

Để giải các phương trình đưa được về \(ax + b = 0\) ta thường biến đổi phương trình như sau :

+ Thực hiện phép tính để bỏ dấu ngoặc và chuyển vế các hạng tử để đưa phương trình về dạng \(ax + b=0\) hoặc \(ax=-b\).

+ Tìm nghiệm của phương trình dạng \(ax+b=0\).

Lời giải chi tiết:

Nhân hai vế của phương trình \((1)\) với \(24\), ta được :

\(\displaystyle 24.\left[{{7x} \over 8} - 5\left( {x - 9} \right)\right] = 24.\left[{1 \over 6}\left( {20x + 1,5} \right)\right]\)

\(\eqalign{ &\Leftrightarrow 21x - 120\left( {x - 9} \right) = 4\left( {20x + 1,5} \right) \cr & \Leftrightarrow 21x - 120x - 80x = 6 - 1080 \cr & \Leftrightarrow - 179x = - 1074 \cr & \Leftrightarrow x = 6 \cr} \)

Vậy phương trình \((1)\) có một nghiệm duy nhất \(x = 6\).

LG b

Giải phương trình \((2)\) khi \(a = 2\).

Phương pháp giải:

Để giải các phương trình đưa được về \(ax + b = 0\) ta thường biến đổi phương trình như sau :

+ Thực hiện phép tính để bỏ dấu ngoặc và chuyển vế các hạng tử để đưa phương trình về dạng \(ax + b=0\) hoặc \(ax=-b\).

+ Tìm nghiệm của phương trình dạng \(ax+b=0\).

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(\eqalign{ & 2\left( {a - 1} \right)x - a\left( {x - 1} \right) = 2a + 3 \cr & \Leftrightarrow \left( {a - 2} \right)x = a + 3 \quad \quad (3)\cr} \)

Thay \(a=2\) vào phương trình (3) ta được: \((2-2)x=2+3\Leftrightarrow 0x=5\) (vô nghiệm)

Suy ra phương trình \((2)\) vô nghiệm.

LG c

Tìm giá trị của a để phương trình \((2)\) có một nghiệm bằng một phần ba nghiệm của phương trình \((1)\).

Phương pháp giải:

Để giải các phương trình đưa được về \(ax + b = 0\) ta thường biến đổi phương trình như sau :

+ Thực hiện phép tính để bỏ dấu ngoặc và chuyển vế các hạng tử để đưa phương trình về dạng \(ax + b=0\) hoặc \(ax=-b\).

+ Tìm nghiệm của phương trình dạng \(ax+b=0\).

Lời giải chi tiết:

Theo điều kiện của bài toán, nghiệm của phương trình \((2)\) bằng một phần ba nghiệm của phương trình \((1)\) mà phương trình (1) có nghiệm \(x=6\) (theo câu a) nên nghiệm của phương trình (2) là \(x=2\).

Theo câu b ta biến đổi được phương trình (2) thành phương trình \(\left( {a - 2} \right)2 = a + 3\) (3) nên lúc này \(x = 2\) là nghiệm của phương trình (3).

Câu 3.1 trang 9 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2


Cho hai phương trình:

Cho hai phương trình:

\({{7x} \over 8} - 5\left( {x - 9} \right) = {1 \over 6}\left( {20x + 1,5} \right)\) (1)

\(2\left( {a - 1} \right)x - a\left( {x - 1} \right) = 2a + 3\) (2)

  1. Chứng tỏ rằng phương trình (1) có nghiệm duy nhất, tìm nghiệm đó
  1. Giải phương trình (2) khi a = 2
  1. Tìm giá trị của a để phương trình (2) có một nghiệm bằng một phần ba nghiệm của phương trình (1).

Giải:

  1. Nhân hai vế của phương trình (1) với 24, ta được:

\(\eqalign{ &\Leftrightarrow 21x - 120\left( {x - 9} \right) = 4\left( {20x + 1,5} \right) \cr & \Leftrightarrow 21x - 120x - 80x = 6 - 1080 \cr & \Leftrightarrow - 179x = - 1074 \cr & \Leftrightarrow x = 6 \cr} \)

Vậy phương trình (1) có một nghiệm duy nhất x = 6.

  1. Ta có:

\(\eqalign{ & 2\left( {a - 1} \right)x - a\left( {x - 1} \right) = 2a + 3 \cr & \Leftrightarrow \left( {a - 2} \right)x = a + 3 \cr} \) (3)

Do đó, khi a = 2, phương trình (3) tương đương với phương trình 0x = 5.

Phương trình này vô nghiệm nên phương trình (2) vô nghiệm.

  1. Theo điều kiện của bài toán, nghiệm của phương trình (2) bằng một phần ba nghiệm của phương trình (1) nên nghiệm đó bằng 2. Do (3) nên phương trình (2) có nghiệm x = 2 cũng có nghĩa là phương trình \(\left( {a - 2} \right)2 = a + 3\) có nghiệm x = 2. Thay giá trị x = 2 vào phương trình này, ta được\(\left( {a - 2} \right)2 = a + 3\). Ta coi đây là phương trình mới đối với ẩn a. Giải phương trình mới này:

\(\left( {a - 2} \right)2 = a + 3 \Leftrightarrow a = 7\)

Khi a = 7, dễ thấy rằng phương trình \(\left( {a - 2} \right)x = a + 3\) có nghiệm x = 2, nên phương trình (2) cũng có nghiệm x = 2.