Bài giảng Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Ngữ văn 8

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

7  XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC 

1.KiÕn thøc: Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.

2. KÜ n¨ng: Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.

  – Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề,viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.

  – Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.

3.Th¸i ®é: Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt bộ môn.

4. Năng lực: Kĩ năng hợp tác, giao tiếp, nhận thức,giải quyết vấn đề, nghe tích cực, quản lí thời gian,…

II/THIẾT BỊ DẠY HỌC

   – GV: Gi¸o ¸n, tranh ảnh

   – HS:  Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

III/ THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Ổn định tổ chức: [ 1  phút]

                       8A:…./…..                                            8B:…../…..

B. Kiểm tra bài cũ: [ 4  phút]

            Em hãy nêu bố cục của văn bản ? Cách trình bày phần thân bài?

C. Dạy và học bài mới:

I. Hoạt động khởi động:

 – Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

 – Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp

 – Thời gian: 1 phút

        * GV giới thiệu: Từ dùng để làm gì? > tạo câu. Muốn dựng đoạn văn cần làm gì ? > Liên kết các câu. Muốn tạo lập một văn bản hoàn chỉnh, chặt chẽ phải có điều kiện gì? > từng đoạn văn cụ thể. Vậy đoạn văn là gì ? Nhiệm vụ của từng đoạn văn có gì khác nhau, có những cách xây dựng đoạn văn như thế nào. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu…

                                          Điều chỉnh, bổ sung

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

II. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Thế nào là đoạn văn ?

– Mục tiêu : HS nắm được khái niệm đoạn văn.

– Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …

– Kĩ thuật : Động não

– Thời gian: 10 phút

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung cần đạt

        GV: cho h/s đọc đoạn văn

? Văn bản trên gồm mấy ý?

        – Văn bản gồm 2 ý.

? Mỗi ý viết thành mấy đoạn văn?

        – Mỗi ý viết thành 1 đoạn văn.

? Em dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

– Dấu hiệu hình thức:

Viết hoa lùi đầu dòng và chấm xuống dòng.

? Hãy cho biết đặc điểm cơ bản của đoạn văn?

                      – H/s nêu

? Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là đoạn văn?

               H/s trả lời, nhận xét

GV chốt kiến thức phần chấm 1 ghi nhớ

I/Thế nào là đoạn văn

1. Ví dụ

2. Nhận xét

– Đặc điểm:

+ Nội dung thường biểu đạt một ý trọn vẹn.

+ Hình thức: bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

Điều chỉnh, bổ sung

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Hoạt động 2:  Từ ngữ và câu trong đoạn văn

– Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn; cách trình bày nội dung đoạn văn.

– Phương pháp: Đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, giải thích, thuyết trình,…

– Kĩ thuật : Động não

– Thời gian: 15 phút

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung

GV: yêu cầu hs đọc lại đoạn văn 1 trong văn bản ở mục I.

? Hãy tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn?

? Từ ngữ chủ đề trong đoạn văn trên là từ nào ?

? Em hiểu thế nào là từ ngữ chủ đề ?

         * HS nêu k/niệm [Sgk]

GV: cho h/s đọc đoạn văn 2 và nêu câu hỏi.

? Hãy tìm câu then chốt của đoạn văn 2?

           HS thảo luận nhóm – trình bày

? Vì sao em chọn câu đó là câu then chốt của đoạn văn?

? Từ việc tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là câu chủ đề ?

         * HS nêu k/n câu chủ đề [sgk]

  GV cho h/ s đọc các đoạn văn trong Sgk.

GV: nêu các câu hỏi, sau đó yêu cầu h/s thảo luận – trình bày.

? Các đoạn văn trên có câu chủ đề không? vị trí của câu chủ đề? Nội dung của các đoạn văn trên được trình bày theo trình tự nào?

GV: nhận xét – bổ sung

GV: giải thích – phân tích các cách trình bày cho h/s hiểu.

? Từ việc phân tích các đoạn văn trên, em hãy nêu các cách trình bày nội dung trong đoạn văn?

  • H/s trả lời, nhận xét
  • GV củng cố kiến thức

         GV gọi h/s đọc phần ghi nhớ.

II/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.

a. Từ ngữ chủ đề.

–  Các từ: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn.

– Từ ngữ chủ đề: Ngô Tất Tố.

b. Câu chủ đề.

– Câu : “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”. Vì câu này mang nội dung khái quát cho cả đoạn.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn.

a. Tìm hiểu các đoạn văn.

Đoạn văn 1:

–  Không có câu chủ đề.

– Yếu tố duy trì đối tượng: từ ngữ chủ đề

– Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn là quan hệ bình đẳng.

– Nội dung được triển khai theo trình tự

song hành.

Đoạn văn 2.

– Câu chủ đề: “ Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”

– Vị trí : Đầu đoạn văn

– Nội dung được trình bày theo trình tự: diễn dịch.

* Đoạn văn ở mục [ b]

– Có câu chủ đề

– Vị trí: cuối đoạn văn

– Nội dung trình bày theo trình tự: quy nạp.

b. Các cách trình bày.

–  Trình bày theo cách diễn dịch

– Trình bày theo cách qui nạp

– Trình bày theo cách song hành.

* Ghi nhớ [ SGK]

Điều chỉnh, bổ sung

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

III. Hoạt động luyện tập

 – Mục tiêu: HS khắc sâu hơn kiến thức đã học.

 – Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, …

 – Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏỉ

 – Thời gian:  8 phút

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung cần đạt

Yêu cầu h/s thực hiện cá nhân.

  * GV hướng dẫn học sinh luyện tập theo yêu cầu.

HS làm bài, trình bày, nhận xét. GV sửa chữa, bổ sung.

III/ Luyện tập

     Trình bày nội dung đoạn văn theo  cách mà em đã học [ chủ đề: Lao động]

                                                 Điều chỉnh, bổ sung

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

IV. Hoạt động vận dụng

– Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện.

– Phương pháp: Thuyết trình

– Kĩ thuật:  Động não

– Thời gian: 1 phút

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung

        H/s thực hiện ở nhà. NhËn xÐt

  Trình bày nội dung đoạn văn theo các cách mà em đã học [ chủ đề tự chọn]

                                                   Điều chỉnh, bổ sung

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

V. Hoạt động tìm tòi, nghiên cứu

– Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện.

– Phương pháp: Thuyết trình.

– Kĩ thuật : Động não

– Thời gian :  1 phút

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung

             HS tự tìm tòi.

Sưu tầm các đoạn văn và phân tích.

                                                   Điều chỉnh, bổ sung

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

D. Củng cố: [ 3 phút]

    Hãy nhắc lại thế nào là đoạn văn? Thế nào là từ ngữ chủ đề,câu chủ đề? 

    Nêu các cách trình bày nội dung trong đoạn văn ?

E. Hướng dẫn học bài: [ 1 phút]

– Về nhà học bài. Hoàn thiện bài tập. 

– Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.

Ngày soạn:  19/09/2020

Ngày giảng: 8A: 25/9/2020

                     8B: 26/9/2020

       Tiết 11

                          XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

                                                      [ Tiếp theo]

I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC 

1.KiÕn thøc: Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.

2. KÜ n¨ng: Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.

  – Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề,viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.

  – Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.

3. Th¸i ®é: Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt bộ môn.

4.Năng lực: Kĩ năng hợp tác, giao tiếp, nhận thức,giải quyết vấn đề, nghe tích cực, quản lí thời gian,…

II/THIẾT BỊ DẠY HỌC

   – GV: Gi¸o ¸n, tranh ảnh

   – HS:  Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

III/ THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Ổn định tổ chức: [ 1  phút]

                       8A:…./…..                                            8B:…../…..

B. Kiểm tra bài cũ:

                                Kiểm tra trong quá trình học.

C. Dạy và học bài mới:

I. Hoạt động khởi động:

 – Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

 – Phương pháp: Thuyết trình

 – Thời gian:  1 phút

        * GV giới thiệu:  Giờ học trước các em đã tìm hiểu phần lý thuyết của bài, để hiểu sâu được kiến thức hơn nữa cô và các em sẽ ôn tập và thực hành những nội dung đã học….                                        

                                               Điều chỉnh, bổ sung

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

II. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1:  Lý thuyết

– Mục tiêu : HS nắm được phần lý thuyết đã học

– Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …

– Kĩ thuật : Động não

– Thời gian:  8 phút

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung cần đạt

GV yêu cầu học sinh nhắc lại phần lý thuyết. Trình bày, nhận xét

GV nhận xét, nhấn mạnh. Cho điểm

I/ Lý thuyết

– Khái niệm đoạn văn

– Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề

– Cách trình bày nội dung đoạn văn

                                               Điều chỉnh, bổ sung

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

III. Hoạt động luyện tập

 – Mục tiêu: HS khắc sâu hơn kiến thức đã học.

 – Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, …

 – Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏỉ

 – Thời gian: 28 phút

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung cần đạt

Yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm bàn BT1, BT2

HS làm bài, trình bày, nhận xét.

GV sửa chữa, bổ sung.

GV hướng dẫn h/s. HS thực hiện cá nhân, trình bày, nhận xét.

Có thể tham khảo đoạn văn sau :

– Đoạn văn theo cách diễn dịch :

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Đó là những chiến công vẻ vang từ thời Bà Trưng, Bà Triêu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Đó là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy chấn động địa cầu năm 1954, là Đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước.

– Đoạn văn theo cách quy nạp :

Chúng ta tự hào về những chiến công vẻ vang từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Nối tiếp tinh thần của các vị anh hùng dân tộc đó, dân tộc ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và Đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại với những chiến công lẫy lừng, hiển hách. Điều đó chứng tỏ rất rõ ràng tinh thần yêu nước của dân ta.

GV hướng dẫn h/s. HS thực hiện cá nhân, trình bày, nhận xét.

Có thể tham khảo đoạn văn sau :
Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

      GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân. Trình bày, nhận xét.

III/ Luyện tập

1] Bài tập 1: Đọc và xác định các ý diễn đạt ở văn bản. Nêu nhận xét về cách viết đoạn.

Văn bản trên gồm hai đoạn với hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

– Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh.

– Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều “chết nhầm”.

2] Bài tập 2: Với nội dung cho trước xác định ý của các câu và cho biết các đoạn văn đó viết theo kiểu nào?

a] Câu chủ đề “Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương” – triển khai theo kiểu diễn dịch [từ khái quát đến cụ thể] >diễn dịch.

b] Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời -> triển khai theo kiểu song hành.
c] Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề [Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác… ->; triển khai theo kiểu song hành.

3] Bài tập 3: chọn ý trong bài “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, sau đó viết thành một đoạn, phân tích cách trình bày trong nội dung đó.

4] Bài tập 4

– Viết đoạn văn.

5] Bài tập 5

Trình bày nội dung đoạn văn theo các cách mà em đã học [ chủ đề: học tập]

                                                 Điều chỉnh, bổ sung

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

IV. Hoạt động vận dụng

– Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện.

– Phương pháp: Thuyết trình

– Kĩ thuật:  Động não

– Thời gian: 2 phút

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung

         GV yêu cầu h/s thực hiện ở nhà.

Viết đoạn văn trình bày nội dung theo các cách mà em đã học [ chủ đề tự chọn]

                                                   Điều chỉnh, bổ sung

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

V. Hoạt động tìm tòi, nghiên cứu

– Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện.

– Phương pháp: Thuyết trình.

– Kĩ thuật : Động não

– Thời gian:  1 phút

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung

             HS tự tìm tòi.

Sưu tầm các đoạn văn và phân tích cách trình bày nội dung.

                                                   Điều chỉnh, bổ sung

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

D. Củng cố: [ 3 phút]

      Hãy nhắc lại thế nào là đoạn văn? Thế nào là từ ngữ chủ đề,câu chủ đề?  Nêu các cách trình bày nội dung trong đoạn văn ?

E. Hướng dẫn học bài: [ 1 phút]

– Về nhà học bài. Hoàn thiện bài tập. Chuẩn bị: Văn bản “Lão Hạc”

Tiết 10                     XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN.

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Nắm được các khái niêm đoạn văn , từ ngữ chủ đề , câu chủ đề ,quan hệ giữa các câu trong đoạn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn .

 – vận dụng kiến thức đã học , viết được đoạn văn theo yêu cầu .

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức.

– Khái niệm đoạn văn , từ ngữ chủ đề , câu chủ đề , quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.

2. Kĩ năng:

– Nhận biết được từ ngữ chủ đề , câu chủ đề , quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đó cho .

– Hình thành chủ đề , viết các từ ngữ và các câu chủ đề , viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định .

– Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp , diễn dịch , song hành , tổng hợp .

3. Thái độ

– Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.

4. Năng lực phát triển.

a. Các năng lực chung.

– Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học

b. Các năng lực chuyên biệt.

– Năng lực tìm kiếm,tổ chức, xử lí thông tin.

– Năng lực sử dụng tiếng Việt

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: SGK – SGV – Giáo ỏn – Máy chiếu ghi ví dụ

2. Trò: SGK – Soạn bài – vở luyện tập Ngữ văn

VI. TỔ CHỨC  DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

CH1: Thế nào là bố cục của văn bản?

 CH2: Trình bày cách bố trớ sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Khởi động

  • PPDH: Thuyết trình, trực quan
  • Thời gian: 1- 3'
  • Hình thành năng lực: Thuyết trình.

*GV đưa ra một số câu hái cho hs:  Muốn dựng đoạn văn phải làm gì? 

 Muốn tạo lập một văn bản hoàn chỉnh, chặt chẽ phải có điều kiện gì? 

Kĩ năng quan sát nhận xét, thuyết trình

       Muốn dựng đoạn văn ta phải biết  liên kết các câu lại víi nhau. Muốn tạo lập một văn bản hoàn chỉnh, chặt chẽ phải có những đoạn văn cụ thể. Vậy đoạn văn là gì, đoạn văn trong văn có nhiệm vụ ntn? Xây dựng ra sao chúng ta tìm hiểu bài học

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức PPDH: Khai thác kênh chữ, vấn đáp, phân tích, thuyết trình

  • Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, KTB
  • Thời gian: 15-20'

Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc, hợp tác, tổng hợp

I. HD HS hình thành khái niệm đoạn văn 

I. Thế nào là đoạn văn

1.Gọi HS đọc văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn”. Nêu yêu cầu:

– Văn bản trên gồm mấy ý ? Mỗi ý  được viết thành mấy đoạn văn

– Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn ?

1.Văn bảnNgô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn

– Văn bản có 2 ý, mỗi ý được viết thành một đoạn:

+ Đ1: Giới thiệu về Ngô Tất Tố

+ Đ2: Giới thiệu về tp “Tắt đèn”

– Dấu hiệu nhận biết:

+ Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng

+ Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

2.Kết hợp quan sát các đoạn văn trong văn bản “Người thầy đạo cao, đức trọng”, hãy nhận xét số lượng câu trong mỗi đoạn văn và vai trò của đoạn văn trong văn bản?

– Mỗi đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành [có đoạn chỉ có một câu ]

– Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường biểu đạt một ý tưởng đã hoàn chỉnh.

3.Qua việc tìm hiểu đặc điểm của đoạn văn. Hãy  cho biết thế nào là đoạn văn ?

*GV chốt lại điểm 1/ghi nhớ

 2. Ghi nhớ: điểm 1/36

II. HD HS tìm hiểu từ ngữ  và câu trong đoạn văn

B1. HD tìm hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn.

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

4. Đọc lại đoạn văn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn ?

Các câu khác trong đoạn có quan hệ ntn víi đối tượng này?

– Các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn

– Mối quan hệ: các câu trong đoạn thuyết minh cho đối tượng đó

5. Đọc đoạn văn thứ hai và tìm câu then chốt của đoạn [câu chủ đề]? Tại sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn ?

– Câu then chốt của đoạn văn này: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố

– Vì đây là câu mang ý nghĩa khái quát nội dung toàn đoạn văn lời lẽ ngắn gọn

6.Tìm câu chủ đề của đoạn văn trong BT2 [phần a]/36, từ đó  nhận xét vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn ?

7.Vậy em hiểu thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề ?

Chúng có vai trò gì trong văn bản ?

*GV tóm tắt => điểm 2 /ghi nhớ, gọi hs đọc

– Câu chủ đề: TĐK rất biết yêu thương

– Vị trí : thường đứng đầu đoạn văn hoặc đứng cuối đoạn văn

 – Từ ngữ chủ đề: các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc lặp lại nhiều lần

Câu chủ đề: Câu mang nội dung khái quát ->định hướng nội dung của đoạn văn

  * Ghi nhớ: điểm 2/36

B2. HD HS tìm hiểu cách trình bày nội dung đoạn văn

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

8.So sánh cách trình bày ý của 2 đoạn văn trong văn bản trên. Hãy cho biết:

– Đoạn văn nào có câu chủ đề? Đoạn văn nào không có câu chủ đề?

– Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn ?

– Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn như thế nào?

– Nội dung đoạn văn được triển khai theo trình tự nào?

* Đoạn 1

– Không có câu chủ đề, các từ ngữ chủ đề đã duy trì đối tượng trong đoạn văn.

– Các câu trong đoạn có quan hệ  bình đẳng về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa, cùng liệt kê các tài năng của  NTT

->trình tự song hành

                                    *Đoạn 2:

– Có câu chủ đề.

– Các câu trong đoạn tập trung làm rõ chủ đề [quan hệ phụ thuộc]    

->trình tự : khái quát- cụ thể [diễn dịch]                          

9.Đọc và quan sát đoạn văn 2b. Hái:

– Đoạn văn trên có câu chủ đề không ? Nếu có thì nó ở vị trí nào ?

– Nội dung của đoạn được trình bày theo thứ tự nào ?

– Đoạn văn có câu chủ đề. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn

– Nội dung của đoạn được trình bày theo trình tự: Các câu trước câu chủ đề là các ý chi tiết, cụ thể để từ đó rút ra ý chung, khái quát [qui nạp]

10. Qua việc tìm hiểu các đoạn văn, em rút ra kết luận gì về cách trình bày nội dung trong đoạn văn?

11. Bài học hôm nay cần ghi nhớ những gì ?

*GV chốt lại GN, gọi hs đọc.

=>Các câu trong đoạn đều có nhiệm vụ triển khai làm sáng tỏ chủ đề bằng các cách: diễn dịch, quy nạp, song hành…

*Ghi nhớ :  [sgk/36]

Hoạt động 3: Luyện tập.

  • PPDH:  Tái hiện thông tin, phân tích, giải thích, so sánh.
  • KTDH: Kĩ thuật động não, trình bày 1phút.
  • Thời gian: 5-7'
  • Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo, hợp tác

III. HD HS luyện tập

Kĩ năng tư duy, sáng tạo

III. Luyện tập

12.Cho HS quan sát, đọc đoạn văn BT1. Hái:

Văn bản đó có thể chia làm mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn ?

13.Gọi HS đọc 3 đoạn văn BT2. Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn a, b, c ?

Bài 1: Xác định đoạn văn trong văn bản

Văn bản chia làm 2 ý – Mỗi ý được diễn đạt bằng 1 đoạn văn

Bài 2: Phân tích cách trình bày nội dung đoạn văn

– Đoạn a: cách trình bày diễn dịch

– Đoạn b+c: cách trình bày song hành

14. Nêu yêu cầu: Víi câu chủ đề, hãy viết 1 đoạn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp sau đó biến đổi ngược lại

Bài 3.Viết đoạn văn víi câu chủ đề: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta” 

Đoạn văn tham khảo

       Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi nhà Hán giành lại độc lập cho đất nước sau hơn hai thế kỉ bị bọn phong kiến phương Bắc cai trị. Năm 938, Ngô Quyền đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một nghìn năm, khôi phục lại quyền độc lập của dân tộc. Thế kỉ XIII, dưới sự lãnh đạo của nhà Trần, nhân dân ta đã ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược. Cuộc kháng chiến chống giặc Minh ở thế kỉ XV do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo trong 10 năm gian khổ đã thắng lợi vẻ vang. Dưới sự lãnh đạo thiên tài của Quang Trung-Nguyễn Huệ nhân dân ta đã đánh tan quân Thanh xâm lược ở thế kỉ XVIII.  Đến thế kỉ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kì, đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh Pháp và Mĩ, giành độc lập tự do cho nhân dân , thống nhất Tổ quốc

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

 –  Thời gian: 10 phút

–  Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề

–  Kĩ thuật:  Động não

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Viết đoạn văn diễn dịch

– HS làm

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

–  Thời gian: 2 phút

–  Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề

–  Kĩ thuật:  Động não

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hãy sưu tầm hoặc tự viết một đoạn văn và phân tích cách trình bày nội dung trong một đoạn văn đó.

– HS sưu tầm, viết đoạn văn

4: Giao bài và hướng dẫn học bài , chuẩn bị bài về nhà.

– Làm bài tập bài 4/37.

– Học thuộc phần ghi nhớ SGK/36.

– Chuẩn bị. Lão Hạc

*******************************

Tập làm văn: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I.MỤC TIÊU: Qua bài, HS đạt được :

  • Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
  • Vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn văn theo yêu cầu.

2.Kỹ năng:

  • Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
  • Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.

  • Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
    1. Thái độ: – Nghiêm túc trong viết đoạn văn, say mê văn chương
  • Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Phẩm chất: tự tin, tự chủ.

Video liên quan

Chủ Đề