Bài học rút ra khi sử dụng mạng xã hội

Đề bài: Suy nghĩ của em về vấn đề sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Suy nghĩ của em về vấn đề sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay

I. Dàn ý suy nghĩ của em về vấn đề sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay.

2. Thân bài:

a. Giải thích

Mạng xã hội là nền tảng trực tuyến giúp mọi người chia sẻ, cập nhật tin tức, dễ dàng kết nối với nhau.

b. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay

- Mạng xã hội được mọi người sử dụng rộng rãi, phổ biến, đặt biệt là giới trẻ.
- Thời gian sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng.

c. Mặt lợi và mặt hại của việc sử dụng mạng xã hội

- Lợi ích của mạng xã hội:

+ Trên mạng xã hội, người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề đời sống, xã hội.+ Mạng xã hội có tính giải trí cao với nhiều lĩnh vực giải trí khác nhau được cập nhật liên tục.

+ Mạng xã hội có nhiều thông tin hữu ích, lí thú.

- Mặt hại của mạng xã hội:

+ Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, công việc.+ Thiếu sự kết nối với mọi người xung quanh trong cuộc sống đời thực.

+ Bên cạnh những thông tin hữu ích, mạng xã hội còn có những thông tin không lành mạnh, tiêu cực.

d. Cách sử dụng mạng xã hội hữu ích

- Sử dụng mạng xã hội như là một công cụ hữu ích.- Hạn chế khoảng thời gian sử dụng mạng xã hội.

- Biết chắt lọc thông tin khi sử dụng mạng xã hội.

e. Liên hệ bản thân

- Cần ý thức được mặt lợi, mặt hại của mạng xã hội để không mất thời gian vào những vấn đề vô bổ trên mạng xã hội.
- Tập trung vào cuộc sống đời thực.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

>> Xem chi tiết Dàn ý suy nghĩ của em về vấn đề sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay  tại đây

Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển, hàng loạt các trang mạng với hàng trăm triệu người dùng như Facebook, wechat, weibo, Instagram,... đã cho thấy sự thu hút cực kì mạnh của loại công cụ này. Đặc biệt, với giới trẻ, những thế hệ nắm bắt tốt xu hướng, tinh nhạy trước những đổi mới của internet thì việc ham mê và sử dụng mạng xã hội là một điều tất yếu. Đa số các bạn trẻ hiện nay, hầu hết đều có cho mình một tài khoản Facebook, weibo, zalo,... chúng ta có thể được tự do bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của mình, được thể hiện bản thân mình.

Mạng xã hội giúp chúng ta cập nhật được những tin tức hàng ngày, lưu giữ những kỉ niệm đẹp mà được ghi lại bằng những bức ảnh hay video thú vị. Nó cũng là nơi giao lưu kết bạn, trò chuyện học hỏi vô cùng hiệu quả, kết nối những con người chưa từng quen biết nhưng vì cùng chung sở thích, cùng nhau một đam mê nào đó mà rút khoảng cách, mang con người lại gần nhau hơn. Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng để tìm kiếm thông tin học tập với những bài chia sẻ hay, bổ ích, những trích dẫn, kinh nghiệm học tập vô cùng lý thú. Nhiều bạn còn tận dụng tài khoản của mình để tập tành kinh doanh, vừa mang lại nguồn thu nhập khá khá vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh qua mạng. Mạng xã hội với tốc độ truyền tin nhanh chóng, giúp ta nắm bắt được những thông tin nóng đang diễn ra mỗi ngày, giúp ta biết nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ để chia sẻ và đồng cảm với họ thông qua các hoạt động từ thiện qua mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta cũng không thể phủ nhận rằng giới trẻ hiện nay đang nghiện mạng xã hội trầm trọng. Mạng xã hội trở thành một chất gây nghiện lớn mà người tiêu thụ nó lớn nhất phải kể đến nó là những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều người xem đó là nguồn sống, dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng chỉ để lướt dạo như một thói quen. Đến giảng đường không học bài, hoặc ngủ hoặc chơi facebook, hoặc chụp ảnh đăng. Đi ăn, đi làm, ngủ, nghỉ thậm chí là đi vệ sinh cũng mang theo chiếc điện thoại của mình mà không biết chán. Mạng xã hội đang từng ngày ăn sâu và làm xói mòn đi sức khoẻ, tiền bạc, tình cảm của con người mà ta vô tình không để ý tới. Nhiều người trẻ còn coi đó là nơi để trút những bực tức, giận hờn, ghen tuông, xỉa xói, chửi rủa nhau thậm tệ. Đáng nói hơn, một số còn lan truyền những thông tin không lành mạnh, những tin rác chưa được kiểm chứng gây bức xúc trong dư luận, đồng thời hạ uy tín và danh dự của người khác. Vì thế mà nhiều khi chỉ một vài lời nói thiếu thiện ý, hoặc gây hiểu nhầm nhau trên mạng xã hội mà gây nên những hậu quả nghiêm trọng như đánh nhau. Nhiều học sinh chỉ lao vào thế giới ảo mà trở nên trầm cảm, tự ti, không tham gia giao tiếp với mọi người, mất dần khả năng hợp tác, hoà nhập với đời sống thực tại.

Vậy nguyên nhân nào thu hút các bạn trẻ sử dụng nhiều các trang mạng xã hội như vậy? Đó là do sự mới lạ, hấp dẫn của Facebook, Zalo,... Người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm, cách đánh giá, nhìn nhận của mình về một vấn đề nào đó được chia sẻ; được đăng những hình ảnh xinh đẹp của bản thân với hàng ngàn lượt like cùng những bình luận chém gió mang tính giải trí cao. Là những hội nhóm thần tượng được lập, những trang fanpage thu hút hàng triệu lượt like với những câu chuyện hấp dẫn, những bình luận bá đạo, những video đánh thẳng vào tâm lý hài hước, tò mò của giới trẻ khiến các bạn hào hứng và thấy thoải mái khi dùng chúng. Không phải ngẫu nhiên mà các trang mạng được nhiều người quan tâm, bởi bên trong nó chứa đựng những sự lý thú, bổ ích riêng mà cái khác không có. Bởi vậy, việc dùng mạng xã hội phần nào cũng cho thấy được giới trả khá nhanh nhẹn trong việc nắm bắt các trào lưu, xu hướng của thế giới.

Trong cuộc sống ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, các bạn trẻ nên nhìn nhận đúng về vai trò của nó trong cuộc sống mỗi người. Tức là phải hiểu rằng nó là công cụ phục vụ cho cuộc sống chúng ta, đừng biến nó thành kẻ điều khiển vô hình và để nó chi phối đời sống của mình. Thay vì lên các trang mạng quá nhiều, các bạn hãy dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ bạn bè, đọc sách giao lưu hay làm nhiều việc khác. Hãy dành những lúc rảnh rỗi cho các hoạt động xã hội, từ thiện hay tình nguyện hơn là việc nằm nhà đắm mình vào một thế giới ảo không có thực.

Đừng để mạng xã hội biến mình thành một nạn nhân, hãy nhiệt huyết với công việc, cống hiến sức trẻ và thành xuân của mình cho hoạt động cộng đồng, đừng phung phí thời gian cho lướt web, cho việc like hay bình luận dạo mỗi ngày. Đó là những điều vô bổ đang dần giết mòn cuộc sống chúng ta. Cần phân bố thời gian cho công việc, cuộc sống và mạng xã hội hợp lý, đừng để phụ thuộc vào mạng xã hội, biết chắt lọc những thông tin hữu ích trong thế giới ảo phục vụ cho cuộc sống của mình.

Mỗi chúng ta, hãy tự nhìn nhận lại mình, xem thời gian qua mình đã làm được những gì, đã sử dụng mạng xã hội như thế nào? Có quá phung phí nhiều thời gian cho chúng hay không? Hãy đặt chiếc điện thoại xuống, bước ra thế giới thực tại với vô vàn điều lý thú, hấp dẫn đang chờ đón bạn. Ngưng sống ảo đi!

-----------------------HẾT----------------------

Để có thêm những hiểu biết về vấn đề sử dụng mạng xã hội cũng như những mặt tiêu cực nảy sinh từ mạng xã hội và thế giới công nghệ thông tin, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận về hiện tượng anh hùng bàn phím trên mạng xã hội, Nghị luận xã hội bàn về vấn đề từ thiện trên mạng xã hội ngày nay, Nghị luận xã hội: Facebook là con dao hai lưỡi với giới trẻ, Nghị luận xã hội Hiện tượng nghiện Internet trong thanh niên, học sinh ngày nay.

Các em học sinh hãy đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân bằng việc viết bài văn suy nghĩ của em về vấn đề sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay để cùng làm rõ hơn vấn đề này. Theo em, liệu giới trẻ ngày nay có đang quá lạm dụng mạng xã hội dẫn đến những hậu quả đáng tiếc?

Viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về giới trẻ thời @ Bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng lạm dụng tình dục ở trẻ em Nghị luận xã hội về hiện tượng like là làm trong giới trẻ hiện nay Nghị luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em Suy nghĩ về hiện tượng chạy trốn bản thân trong xã hội hiện đại Suy nghĩ của em về vấn nạn làm nhục trên mạng xã hội

Hãy sử dụng mạng xã hội một cách văn minh!

[ĐCSVN] - ​Những bài viết, những clip thiếu trách nhiệm, có dụng ý xấu hoặc dùng ngôn từ thiếu văn hóa trên mạng xã hội cần phải được loại bỏ.

Có thể khẳng định, hầu hết trong số hơn 60 triệu người Việt tham gia mạng xã hội đều có thái độ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực với cộng đồng xã hội. Không những vậy, một bộ phận cộng đồng mạng rất có trách nhiệm trong phản biện, phát hiện và đấu tranh phê phán tình trạng vi phạm pháp luật; vi phạm đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục; thói hư tật xấu trong xã hội; góp phần đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng; mua quan bán chức; tình trạng trì trệ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận công chức, viên chức …

Ảnh minh họa: vtv.vn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận tham gia mạng xã hội có ý đồ xấu; thiếu trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng; cố tình làm hại lợi ích, xúc phạm danh dự của người khác; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục …

Trong bài viết này, người viết có đôi điều nói về hậu quả do bộ phận tham gia mạng xã hội có bài viết, video, clip, ảnh trái với đạo đức, thiếu chuẩn mực trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Xin nêu một số dẫn chứng về tình trạng tung tin bịa đặt, làm hại cộng đồng; vi phạm đời tư, danh dự cá nhân trên mạng xã hội và hậu quả của nó.

Tháng 7/2016, chủ một trang Facebook [FB] có tên D.T.N, đăng clip với danh nghĩa cảnh tỉnh người mua xoài, bằng cách bịa ra hình ảnh có một lớp nylon màu trắng trong quả xoài. Clip này đã làm người trồng xoài lao đao, nhưng sau khi xác minh, đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt.

Nông dân trồng vải thiều [huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang] không ít lần lâm vào cảnh giá vải rớt thê thảm vì những tin đồn thất thiệt. Mùa thu hoạch năm 2016, xuất hiện thông tin bịa đặt trên mạng xã hội “ăn vải thiều dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản”, làm cả người trồng vải, người tiêu dung vô cùng hoang mang. Đến mùa vải năm 2018, trên mạng xã hội lại xuất hiện thông tin sai sự thật, rằng ở Bắc Giang có nơi vải thiều bán với giá chỉ còn 3.000 đồng/kg, dân phải đổ xuống sông khiến người nông dân trồng vải nơi đây chịu cảnh bị ép giá, thiệt hại rất lớn.

Nguy hại hơn là tình trạng cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân trên mạng xã hội, khiến nhiều người bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng; trong đó, các đối tượng dễ tổn thương như học sinh, sinh viên lâm vào khủng hoảng tâm lý dẫn đến quyên sinh. Dưới đây là một vài ví dụ nhói lòng.

Tháng 6/2015, nữ sinh T [sinh năm 2000, tỉnh Đồng Nai] đã tự vẫn bằng thuốc diệt cỏ do bị bạn trai tung clip “nóng” lên mạng xã hội.

Tháng 9/2016, nam sinh B.Q.H [lớp 8, trường THCS U Lâu, tỉnh Yên Bái] quyên sinh vì quá uất ức khi clip ghi lại hành ảnh bản thân bị đánh và phải quỳ xin lỗi người đánh mình, đăng lên FB.

Tháng 3/2018, nữ sinh H.T.L [16 tuổi, ở Nghệ An] cũng quyên sinh sau khi một trang mạng đăng clip nữ sinh này và một nam sinh có hành vi “nhạy cảm”.

Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng đau lòng như trên là bởi tâm lý các em còn non nớt, dễ bị tổn thương, không chịu nổi những hành động ác ý có chủ đích của các đối tượng xấu lên mạng xã hội và vô vàn lời bình luận ác ý kèm theo, cố tình chà đạp danh dự của nạn nhân.

Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, khi người dân cả nước đang rất lo lắng, hoang mang bởi dịch Covid-19; khi các cấp, các ngành cùng đội ngũ y, bác sỹ đang gồng mình chống dịch thì nghịch cảnh là, nhiều người đã tán phát lên mạng xã hội hàng loạt những thông tin bịa đặt; rằng nơi này, nơi kia có người bị nhiễm hoặc bị chết vì Covid-19. Trong số này có cả những ca sĩ, nghệ sĩ tên tuổi mà lâu nay công chúng từng mến mộ...

Rất nhiều người đã bị xử phạt hành chính bởi hành vi tung tin đồn nhảm về dịch bệnh Covid-19, nhưng có lẽ chưa đủ sức răn đe nên việc tung tin đồn nhảm về dịch bệnh nguy hiểm này vẫn đầy rẫy trên mạng xã hội.

Giao tiếp, ứng xử, tương tác trên mạng xã hội, mỗi người cần hoàn thiện đạo đức, nhân cách của con người trong thời đại 4.0. Có như vậy mỗi bài viết, mỗi clip mới góp phần lan tỏa những quan điểm tư tưởng tiến bộ, những giá trị cao đẹp; tạo ra sự đồng thuận trong cộng đồng; mặt khác, góp phần đấu tranh với những tệ nạn tiêu cực, những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống …

Khi tham gia mạng xã hội, mỗi người cần có ý thức, rằng mình phải là người có trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng; biết tôn trọng nhân phẩm, danh dự, quyền lợi của người khác; và nhất là biết tôn trọng danh dự bản thân thì mới có trách nhiệm với mỗi bài viết, mỗi hình ảnh, mỗi comment khi đăng lên mạng xã hội.Với những kẻ cố tình sử dụng mạng xã hội để bịa đặt, xuyên tạc sự thật, làm hại người khác cần phải xử lý nghiêm minh theoquy định của pháp luật./.

Nguyễn Huy Viện

TIN LIÊN QUAN

  • Kỷ niệm Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào tại Quảng Châu [Trung Quốc]
  • Giao lưu hữu nghị kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào tại Bỉ
  • Yên Bái rà soát, bổ sung, xây dựng quy hoạch cán bộ các nhiệm kỳ đến năm 2031
  • Tiếp tục củng cố, phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa Hà Tĩnh và Khăm Muộn
  • Đoàn công tác Vụ Địa phương III thăm, tặng quà gia đình chính sách tại Bình Thuận
  • Xây dựng nông thôn mới ở Mù Cang Chải
  • Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh trao 61 suất học bổng cho con em người lao động

Video liên quan

Chủ Đề