Bài tập viết phương trình con tính ãit năm 2024

Bài toán tìm câu trả lời (còn gọi là bài toán lựa chọn câu trả lời hay tìm câu trả lời tốt nhất) là một bài toán chính trong hệ thống hỏi đáp. Khi một câu hỏi được đăng lên forum sẽ có nhiều người tham gia trả lời câu hỏi. Bài toán lựa chọn câu trả lời với mục đích thực hiện sắp xếp các câu trả lời theo mức độ liên quan tới câu hỏi. Những câu trả lời nào đúng nhất sẽ được đứng trước các câu trả lời kém liên quan hơn. Trong những năm gần đây, rất nhiều mô hình học sâu được đề xuất sử dụng vào nhiều bài toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) trong đó có bài toán lựa chọn câu trả lời trong hệ thống hỏi đáp nói chung và trong hệ thống hỏi đáp cộng đồng (CQA) nói riêng. Hơn nữa, các mô hình được đề xuất lại thực hiện trên các tập dữ liệu khác nhau. Vì vậy, trong bài báo này, chúng tôi tiến hành tổng hợp và trình bày một số mô hình học sâu điển hình khi áp dụng vào bài toán tìm câu trả lời đúng trong hệ thống hỏi đáp và phân tích một số thách thức trên các tập dữ liệu cho bài toán trên hệ thố...

Bài tập toán cao cấp.Tập 3,Phép giải tích nhiều biến số. DSpace/Manakin Repository. ...

Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích hiệu quả hiệu quả lợi nhuận sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là phân tích hiệu quả lợi nhuận của hộ trồng cam sành ở Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang bằng cách tiếp cận phương pháp hồi quy. Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 200 nông hộ trồng cam sành theo phương pháp chọn ngẫu nhiên vào thời điểm tháng 5 năm 2022. Trong giai đoạn đầu chúng tôi sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) để tính toán hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng cam sành. Ở giai đoạn 2, để khắc phục hạn chế của phương pháp bao dữ liệu nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bootstrap truncated để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận của các hộ nói trên. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả lợi nhuận trung bình của các hộ sản xuất cam sành được khảo sát là 0,486, nó dao động từ 0,034 đến 1,000. Điều đó có nghĩa rằng các nông hộ có nhiều tiềm năng để cải thiện hiệu quả của lợi nhuận sản ...

Cốt liệu cao su được nhận định sẽ giúp tăng khả năng kháng nứt do co ngót của vật liệu xi măng. Tuy nhiên hiện không nhiều các nghiên cứu sử dụng cốt liệu phế thải này trong lớp móng cấp phối đá dăm (CPĐD) gia cố xi măng (GCXM). Nghiên cứu này sử dụng cốt liệu cao su cỡ hạt 1÷3 mm thêm vào CPĐD Dmax25 gia cố 4% xi măng với tỉ lệ 1%, 2% và 5% khối lượng cốt liệu khô. Các loại CPĐD-cao su GCXM này được thí nghiệm đánh giá các chỉ tiêu cường độ và đặc biệt triển khai thi công thí điểm 2 loại CPĐD GCXM sử dụng 0% và 2% cao su. Kết quả cho thấy CPĐD GCXM trộn thêm 1% và 2% cao su đạt cường độ yêu cầu làm lớp móng trên. Ngoài ra, đã quan sát được 2 vết nứt rộng khoảng 1 mm xuất hiện ở ngày thứ 30 trên lớp móng GCXM không trộn thêm cốt liệu cao su trên toàn bộ bề rộng lớp móng (3,25 m), trong khi đó CPĐD GCXM thêm 2% cao su không xuất hiện vết nứt. Điều này chứng tỏ cốt liệu cao giúp CPĐD GCXM giảm co ngót và hạn chế nứt do co ngót. Nghiên cứu góp phần thúc đẩy sử dụng cốt liệu cao su được...

Calculation of He atomic energy levels using the first order perturbation theory taught in the Basic Quantum Mechanics course has led to relatively large errors. To improve its accuracy, several methods have been developed but most of them are too complicated to be understood by undergraduate students. The purposes of this study are to apply a simple matrix method in calculating some of the lowest energy levels of He atom (1s2, triplet 1s2s, and singlet 1s2s states) and to reduce errors obtained from calculations using the standard perturbation theory. The convergence of solutions as a function of the number of bases is also examined. The calculation is done analytically for 3 bases and computationally with the number of bases using MATHEMATICA. First, the 2-electron wave function of the Helium atom is written as the multiplication of two He+ ion wave functions, which are then expanded into finite dimension bases. These bases are used to calculate the elements of the Hamiltonian mat...

Bài tập cân bằng phương trình Hóa học Lớp 8 có đáp án được VnDoc biên tập, tổng hợp và đăng tải hướng dẫn bạn đọc cân bằng phương trình Hóa học 8 từ cơ bản đến nâng cao. Tài liệu giúp các em vận dụng vào giải các bài tập về Cân bằng Hóa học lớp 8. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Cân bằng phương trình hóa học là gì?

Phương trình hóa học được dùng để biểu diễn một phản ứng hóa học. Theo định luật bảo toàn khối lượng, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước khi tham gia phản ứng sẽ bằng số nguyên tử sau khi tham gia phản ứng. Vì vậy, chúng ta cần phải cân bằng phương trình hóa học. Từ một phương trình hóa học đã được cân bằng, ta có thể nhận biết được số lượng các chất phản ứng, chất sản phẩm cũng như tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất.

B. Cách cân bằng phương trình hóa học

Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

Bước 3: Viết phương trình hóa học.

Một số phương pháp cân bằng cụ thể

1. Phương pháp “chẵn - lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ 1: Cân bằng phương trình phản ứng sau

Al + HCl → AlCl3 + H2­

Hướng dẫn cân bằng phản ứng

Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl.

Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2­

Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2­

Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Ví dụ 2: Cân bằng phương trình phản ứng sau:

P + O2 → P2O5

Hướng dẫn cân bằng phương trình

Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng

P + O2 → P2O5

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố/nhóm nguyên từ

Vế trái: 1 nguyên tử P, 2 nguyên tử O

Vế phải: 2 nguyên tử P, 5 nguyên tử O

Làm chẵn số nguyên tử O là nguyên tố có nhiều nhất ở vế trái phản ứng, cân bằng số nguyên tử O ở hai vế, thêm hệ số 5 vào O2 và hệ số 2 vào P2O5 ta được:

P + O2 ---→ 2P2O5

Cân bằng số nguyên tử P haii vế, thêm hệ số 4 vào P ta được

4P + 5O2 ---→ 2P2O5

Bước 3. Viết phương trình hóa học

4P + 5O2 → 2P2O5

Ví dụ 3: Thiết lập phương trình phản ứng hóa học sau:

Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

Hướng dẫn giải chi tiết

Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng

Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố/nhóm nguyên tử

Vế trái: 1 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử O, 3 nguyên tử H

Vế trái: 2 nguyên tử Fe, 4 nguyên tử O, 2 nguyên tử H

Ta thấy ở vế trái số nguyên tử H bằng với số nguyên tử O, có thể làm chẵn số nguyên tử O hoặc H đều được

Ở đây ta lựa chọn làm chẵn số nguyên tử H trước, cân bằng số nguyên tử H hai vế, thêm hệ số 2 vào Fe(OH)3 và hệ số 3 vào H2O ta được:

2Fe(OH)3 --→ Fe2O3 + H2O

Kiểm tra số nguyên tử Fe và O hai vế đã được cân bằng

Bước 3: Viết phương trình hóa học

2Fe(OH)3 --→ Fe2O3 + H2O

Ví dụ 4: Thiết lập phương trình hóa học của phản ứng sau:

Al2(SO4)3 + BaCl2 → BaSO4 + AlCl3

Hướng dẫn giải chi tiết

Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng

Al2(SO4)3 + BaCl2 ---→ BaSO4 + AlCl3

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố/nhóm nguyên tử

Vế trái: 2 nguyên tử Al. 3 nhóm SO4, 1 nguyên tử Ba, 2 nguyên tử Cl

Vế phải: 1 nguyên tử Al, 1 nhóm SO4, 1 nguyên tử B, 3 nguyên tử Cl

Làm chẵn số nhóm SO4 là nhóm có nhiều nhất ở vế trái phản ứng, cân bằng số nhóm SO4 hai vế, thêm hệ số 3 vào BaSO4 ta được.

Al2(SO4)3 + BaCl2 ---→ 3BaSO4 + AlCl3

Cân bằng số nguyên tử Ba hai vế, thêm hệ số 3 vào BaCl2 ta được

Al2(SO4)3 + 3BaCl2 ---→ 3BaSO4 + AlCl3

Cân bằng số nguyên tử Al hai vế, thêm hệ số 2 vào AlCl3, ta được:

Al2(SO4)3 + 3BaCl2 ---→ 3BaSO4 + 2AlCl3

Bước 3: Viết phương trình hóa học

Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 + 2AlCl3

2. Phương pháp đại số

Tiến hành thiết lập phương trình hóa học theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … vào trước các công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn là các hệ số a, b, c, d, e, f, g….

Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.

Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng hóa học để hoàn thành phản ứng.

Chú ý:

Phương pháp đại số giải các ẩn số này được áp dung cho các phản ứng phức tạp và khó có thể cân bằng bằng phương phương pháo cân bằng nguyên tố lớn nhất, học sinh cần nắm chắc phương pháp cơ bản mới áp dụng được phương pháp đại số.

Các hệ số thu được sau khi giải hệ phương trình là các sô nguyên dương tối giản nhất.

Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau

Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (1)

Hướng dẫn cân bằng phản ứng

Bước 1: Đặt các hệ số được kí hiệu là a, b, c, d, e vào phương trình trên ta có:

aCu + bH2SO4 đặc, nóng → cCuSO4 + dSO2 + eH2O

Bước 2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).

Cu: a = c (1)

S: b = c + d (2)

H: 2b = 2e (3)

O: 4b = 4c + 2d + e (4)

Bước 3: Giải hệ phương trình bằng cách:

Từ pt (3), chọn e = b = 1 (có thể chọn bất kỳ hệ số khác).

Từ pt (2), (4) và (1) => c = a = d = 1/2 => c = a = d = 1; e = b =2 (tức là ta đang quy đồng mẫu số).

Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh.

Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Ví dụ 2. Thiết lập các phương trình hóa học dưới đây

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O

Hướng dẫn giải chi tiết

Bước 1: Đưa hệ số được kí hiệu a, b, c, d, e vào trước công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng ta được

aCu + bHNO3 → cCu(NO3)2 + dNO2 + eH2O

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở cả hai vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn, a, b, c, d, e ở trên

Cu: a= c (1)

H: b = 2e (2)

N: b = 2c + d (3)

O: 3b = 6c + 2d + e (4)

Bước 3. iải hệ phương trình bằng cách:

Ở bước này, ta sẽ gán hệ số bất kì bằng 1, sau đó dựa vào các phương trình cuả hệ để giải ra các ẩn.

Chọn: a = c = 1, từ phương trình (2), (3), (4) ta rút ra được hệ số phương trình

b = 2+ d => 3b = 6 + 3d

3b = 6 + 2d + e 3b = 6 + 2d + e

<=> 3d = 2d + e => d= e = 1/2b (5)

Từ phương trình (4), (5) ta có phương trình:

3b = 6 + 2.1/2b + 1/2b <=> 3b = 6 + 3/2b <=> 3/2b = 6 <=> b = 4

Thay vào ta có d = e = 2

Giải hệ phương trình cuối cùng ta có: a = 1, b = 4, c = 1, d = 2, e = 2

Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

3. Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron

  • Quy tắc xác định số Oxi hóa trong phản ứng Oxi hóa khử.

Quy tắc 1: Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

Quy tắc 2: Trong hầu hết các hợp chất :

Số oxi hóa của H là +1 (trừ các hợp chất của H với kim loại như KH, BaH2, thì H có số oxi hóa –1).

Số oxi hóa của O là –2 (trừ một số trường hợp như H2O2, F2O, oxi có số oxi hóa lần lượt là : –1, +2).

Quy tắc 3: Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0. Theo quy tắc này, ta có thể tìm được số oxi hóa của một nguyên tố nào đó trong phân tử nếu biết số oxi hóa của các nguyên tố còn lại.

Quy tắc 4: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử trong ion đó bằng điện tích của nó.

  • Các bước cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron

Bước 1. Viết sơ đồ phản ứng với các chất tham gia xác định nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

Bước 2. Viết phương trình:

Khử (Cho electron)

Oxi hóa (nhận electron)

Bước 3. Cân bằng electron: Nhân hệ số để

Tổng số electron cho = tổng số electron nhận

Bước 4. Cân bằng nguyên tố: nói chung theo thứ tự

Kim loại (ion dương)

Gốc axit (ion âm)

Môi trường (axit, bazo)

Nước (cân bằng H2O là để cân bằng hidro)

Bước 5. Kiểm tra số nguyên tử oxi ở hai vế (phải bằng nhau)

Ví dụ: Thiết lập các phương trình hóa học dưới đây:

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

Hướng dẫn giải chi tiết

Xác định sự thay đổi số oxi hóa

Cuo + HN+5O3→ Cu+2(NO3)2 + N+2O + H2O

Sau đó thêm 6 gốc NO3- (tron đó N không thay đổi số oxi hóa) nghĩa là tất cả có 8HNO3

Cuối cùng ta có

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

C. Ý nghĩa của việc cân bằng phương trình

Bảo toàn khối lượng: Cân bằng phương trình hóa học đảm bảo rằng tổng khối lượng của các chất tham gia và sản phẩm sau phản ứng là bằng nhau, khối lượng của các chất sẽ không thay đổi trong quá trình phản ứng hóa học.

Bảo toàn nguyên tử: Các nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng và sản phẩm sau phản ứng không bị mất đi hay tạo thêm. Tổng số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng là như nhau.

Bảo toàn điện tích: Việc cân bằng tổng số điện tích dương của các cation và số điện tích âm của các anion trong các chất tham gia và sản phẩm sau phản ứng là bằng nhau. Điều này bảo đảm tính điện trị của các chất không thay đổi.

Xác định lượng chất tham gia và sản phẩm: Cân bằng phương trình hóa học cho phép xác định tỷ lệ số mol giữa các chất tham gia và sản phẩm trong quá trình phản ứng. Điều này rất quan trọng trong việc tính toán và dự đoán hiệu suất và hiệu quả của các quá trình hóa học trong thực tế.

Tóm lại, cân bằng phương trình hóa học là một kỹ năng cơ bản và quan trọng trong hóa học. Nó giúp ta hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa các chất và các phản ứng hóa học diễn ra như thế nào. Việc cân bằng phương trình hóa học cũng giúp ta đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của các phản ứng trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.

D. Bài tập cân bằng phương trình hóa học có lời giải

Dưới đây là tổng hợp một số bài tập cân bằng phương trình hóa học thường xuyên được áp dụng vào các đề thi hóa học lớp 8. Phương pháp chủ yếu là phương pháp truyền thống.

Dạng 1: Cân bằng các phương trình hóa học

  1. MgCl2 + KOH → Mg(OH)2 + KCl
  1. Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O
  1. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
  1. FeO + HCl → FeCl2 + H2O
  1. Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
  1. Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3
  1. P + O2 → P2O5
  1. N2 + O2 → NO
  1. NO + O2 → NO2
  1. NO2 + O2 + H2O → HNO3
  1. Na2O + H2O → NaOH
  1. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + NaOH
  1. Fe2O3 + H2 → Fe + H2O
  1. Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O
  1. FeI3 → FeI2 + I2
  1. AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + KNO3
  1. SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
  1. Ag + Cl2 → AgCl
  1. FeS + HCl → FeCl2 + H2S
  1. Pb(OH)2 + HNO3 → Pb(NO3)2 + H2O
  1. NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O.
  1. NaCl + H2O → NaOH + Cl2 + H2
  1. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓+ NaCl
  1. SO3 + BaCl2 + H2O → BaSO4↓trắng + HCl
  1. MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

Đáp án cân bằng phương trình hóa học

  1. MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl
  1. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
  1. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
  1. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
  1. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
  1. Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
  1. 4P + 5O2 → 2P2O5
  1. N2 + O2 → 2NO
  1. 2NO + O2 → 2NO2
  1. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
  1. Na2O + H2O → 2NaOH
  1. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
  1. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
  1. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O
  1. 2FeI3 → 2FeI2 + I2
  1. 3AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + 3KNO3
  1. SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
  1. 2Ag + Cl2 → 2AgCl
  1. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
  1. Pb(OH)2 + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O
  1. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
  1. 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2.
  1. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓+ 2NaCl
  1. SO3 + BaCl2 + H2O → BaSO4↓trắng + 2HCl
  1. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Dạng 2. Chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học

  1. Al2O3 + ? → ?AlCl3 + ?H2O
  1. H3PO4 + ?KOH → K3PO4 +?
  1. ?NaOH + CO2 → Na2CO3 + ?
  1. Mg + ?HCl → ? +?H2
  1. ? H2 + O2 → ?
  1. P2O5 +? → ?H3PO4
  1. CaO + ?HCl → CaCl2 + H2O
  1. CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + ?

Đáp án cân bằng phương trình

  1. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 +3H2O
  1. H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O
  1. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
  1. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
  1. 2H2 + O2 → 2H2O
  1. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
  1. CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
  1. CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + CuCl2

Dạng 3. Lập phương trình hóa học của các phản ứng

Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3)

Lưu huỳnh đioxit +nước → Axit sunfurơ (H2SO3)

Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + H2

Điphotpho + nước → Axit photphoric (H3PO4)

Đồng (II) oxit + hiđro → Chì (Pb) + H2O

Đáp án cân bằng phương trình

CO2 + H2O → H2CO3 (1)

(kém bền)

SO2 + H2O → H2SO3 (2)

(kém bền)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2O (3)

P2O5 + H2O → 2H3PO4 (4)

CuO + H2 → Cu + H2O (5)

Dạng 4. Lập sơ đồ nguyên tử và cho biết số phân tử mỗi chất sau phản ứng hóa học

Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

  1. Na + O2 → Na2O
  1. P2O5 + H2O → H3PO4
  1. HgO → Hg + O2
  1. Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng

Lời giải: Đề bài khá khó hiểu, tuy nhiên cứ cân bằng phương trình hóa học thì mọi hướng đây sẽ rõ. Bài này đơn giản nên nhìn vào là có thể cân bằng được ngay nhé:

  1. 4Na + O2 → 2Na2O

Tỉ lệ: số nguyên tử Na: số phân tử O2: số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2. (Oxi không được để nguyên tố mà phải để ở dạng phân tử tương tự như hidro)

  1. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Tỉ lệ: Số phân tử P2O5: số phân tử H2O: số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2.

  1. 2HgO → 2Hg + O2

Tỉ lệ: số phân tử HgO: số nguyên tử Hg: số phân tử O2 = 2 : 2 : 1. (lý giải tương tự câu a), Oxi phải để ở dạng phân tử)

  1. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Tỉ lệ: số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 3. (phương trình này chưa có điều kiện xúc tác nên phản ứng sẽ khó xảy ra hoặc xảy ra nhưng thời gian là khá lâu)

Dạng 5. Cân bằng PTHH hợp chất hữu cơ tổng quát

  1. CnH2n + O2 → CO2 + H2O
  1. CnH2n + 2 + O2 → CO2 + H2O
  1. CnH2n - 2 + O2 → CO2 + H2O
  1. CnH2n - 6 + O2 → CO2 + H2O
  1. CnH2n + 2O + O2 → CO2 + H2O

Đán án

![\begin{array}{l}

  1. {C_n}{H_{2n}}\; + \left( {\frac{{3n}}{2}} \right){O_2}\; \to nC{O_2}\; + n\;{H_2}O\ 2)\;{C_n}{H_{2n + 2}}\;\left( {\frac{{3n + 1}}{2}} \right) + {O_2}\;\; \to nC{O_2}\; + \left( {n + 1} \right){H_2}O\ 3)\;{C_n}{H_{2n - 2}} + \left( {\frac{{3n - 1}}{2}} \right){O_2}\;\; \to \;\;nC{O_2}\; + \left( {n - 1} \right){H_2}O\ 4)\;{C_n}{H_{2n - 6}}\; + \left( {\frac{{3n - 3}}{2}} \right){O_2}\;\; \to nC{O_2}\; + \left( {n - 3} \right){H_2}O\ 5)\;{C_n}{H_{2n + 2}}O + \left( {\frac{{3n}}{2}} \right){O_2}\;\; \to nC{O_2} + \left( {n + 1} \right){H_2}O \end{array}](https://https://i0.wp.com/tex.vdoc.vn/?tex=%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0A1)%20%7BC_n%7D%7BH_%7B2n%7D%7D%5C%3B%20%2B%20%5Cleft(%20%7B%5Cfrac%7B%7B3n%7D%7D%7B2%7D%7D%20%5Cright)%7BO_2%7D%5C%3B%20%5Cto%20nC%7BO_2%7D%5C%3B%20%2B%20%20n%5C%3B%7BH_2%7DO%5C%5C%0A2)%5C%3B%7BC_n%7D%7BH_%7B2n%20%20%2B%20%202%7D%7D%5C%3B%5Cleft(%20%7B%5Cfrac%7B%7B3n%20%2B%201%7D%7D%7B2%7D%7D%20%5Cright)%20%2B%20%7BO_2%7D%5C%3B%5C%3B%20%5Cto%20nC%7BO_2%7D%5C%3B%20%2B%20%5Cleft(%20%7Bn%20%2B%201%7D%20%5Cright)%7BH_2%7DO%5C%5C%0A3)%5C%3B%7BC_n%7D%7BH_%7B2n%20%20-%20%202%7D%7D%20%2B%20%5Cleft(%20%7B%5Cfrac%7B%7B3n%20-%201%7D%7D%7B2%7D%7D%20%5Cright)%7BO_2%7D%5C%3B%5C%3B%20%5Cto%20%5C%3B%5C%3BnC%7BO_2%7D%5C%3B%20%2B%20%5Cleft(%20%7Bn%20%20-%201%7D%20%5Cright)%7BH_2%7DO%5C%5C%0A4)%5C%3B%7BC_n%7D%7BH_%7B2n%20%20-%20%206%7D%7D%5C%3B%20%2B%20%5Cleft(%20%7B%5Cfrac%7B%7B3n%20-%203%7D%7D%7B2%7D%7D%20%5Cright)%7BO_2%7D%5C%3B%5C%3B%20%5Cto%20nC%7BO_2%7D%5C%3B%20%2B%20%5Cleft(%20%7Bn%20-%203%7D%20%5Cright)%7BH_2%7DO%5C%5C%0A5)%5C%3B%7BC_n%7D%7BH_%7B2n%20%20%2B%20%202%7D%7DO%20%20%2B%20%5Cleft(%20%7B%5Cfrac%7B%7B3n%7D%7D%7B2%7D%7D%20%5Cright)%7BO_2%7D%5C%3B%5C%3B%20%5Cto%20nC%7BO_2%7D%20%2B%20%5Cleft(%20%7Bn%20%2B%201%7D%20%5Cright)%7BH_2%7DO%0A%5Cend%7Barray%7D)

Dạng 6*. Cân bằng các phương trình hóa học sau chứa ẩn

  1. FexOy + H2 → Fe + H2O
  1. FexOy + HCl → FeCl2y/x + H2O
  1. FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + H2O
  1. M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O
  1. M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O
  1. FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + SO2 + H2O
  1. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O

Đáp án

  1. FexOy + yH2 → xFe + yH2O
  1. FexOy + 2yHCl → xFeCl2y/x + yH2O

(3) 2FexOy +2yH2SO4 → xFe2(SO4)2y/x + 2yH2O

  1. 2M + 2nH2SO4 → M2(SO4)n + nSO2 +2nH2O
  1. M + 2nHNO3 → M(NO3)n + 2nNO + H2O
  1. (5x - 2y) Fe3O4 + (46x - 18y) HNO3 → 3(5x - 2y) Fe(NO3)3 + NxOy + (23x - 9y)H2O

D. Cân bằng phương trình phản ứng hóa học sau

  • Al + HNO3 → Al(NO3)3 + H2O + NO2
  • Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
  • Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
  • Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O
  • Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
  • Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O
  • Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2
  • Ag + HNO3 → AgNO3 + NO + H2O
  • Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO2 + H2O
  • Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O
  • Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O
  • Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
  • Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O
  • Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
  • FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
  • Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
  • KMnO4 + HCl = KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
  • Ag + HNO3 → AgNO3 + NO + H2O
  • Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO + H2O
  • Zn + H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + H2O
  • Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
  • Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2 + H2O
  • Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO2 + H2O
  • Ag + HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

Ghi chú đặc biệt: Phân tử không bao giờ chia đôi, do đó dù cân bằng theo phương pháp nào thì vẫn phải đảm bảo một kết quả đó là các hệ số là những số nguyên.