Bài tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

       Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức câu lạc bộ là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung.

   Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó nhà trường đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng HSG, tổ chức câu lạc bộ là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò.

Hoạt động sôi nổi khi thảo luận tìm hiểu vấn đề CLB Toán lớp 5A.

1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG, tổ chức CLB.
- Trường có cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn, có sáng tạo và nhiệt tình với công việc được giao.
2. Khó khăn:
- Giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả không cao là điều tất yếu.
- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi chưa cao.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
- Thời gian chuẩn bị và tổ chức các CLB còn hạn chế và chồng chéo với các HĐ khác. Ví dụ: CLB Tiếng Anh, CLB Toán Tiếng Anh, CLB Olympic Tin học trẻ chủ yếu tập trung ở một nhóm số ít học sinh giỏi ở lớp chọn các em phải phân thời gian học dàn trải các môn nên chất lượng chưa được cao. Hơn nữa do nguyên nhân khách quan nên việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức ở các lớp dưới chưa được chú trọng dẫn tới các em lên lớp 5 nhưng kiến thức nâng cao của chương trình lớp 3 - 4 còn hổng rất nhiều nên giáo viên phụ trách CLB phải dành nhiều thời gian để giảng giải dạy lại dẫn đến thời gian để luyện đề và ôn thi rất hạn chế.

Về phía Phụ huynh học sinh: Đa số PHHS còn chưa chú trọng tới việc ôn tập rèn luyện của con, đôi khi còn phàn nàn vì con phải bồi dưỡng thêm vào cuối giờ. Đây cũng là đặc thù và khó khăn chung của học sinh Tân Tiến. 

      Sau đây tôi trình bày: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn và tổ chức các CLB
       - Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý để tạo điều kiện cho giáo viên phụ trách có thời gian bồi dưỡng học sinh hợp lý.

        - Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
       - Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng các CLB khá nặng thường xuyên GV phải soạn đề, in tài liệu…. phát thường ngày cho học sinh để làm nhưng chưa có nguồn đa phần GV tự bỏ tiền ra.

        + Lên kế hoạch Bồi dưỡng, và kế hoạch tổ chức CLB ngay từ đầu năm học.
      + Thông qua giáo viên chủ nhiệm, GV bộ môn, kế hoạch nhà trường định hướng, để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia.

         -  Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp và các buổi chiều riêng, không nên để gần thi mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác của học sinh.
Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng, và tham gia CLB:
        - Muốn có HSG, tích cực và phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng Internet. Không ngừng sáng tạo và đổi mới để tạo ra các sân chơi bổ ích…
       - Trong công tác BDHSG nâng cao chất lượng mũi nhọn khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh khâu này rất quan trọng . Như phần trên tôi nói, đó là: Chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tố chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
       - Bước tiếp theo, sau khi lựa chọn được học sinh, chúng ta lập kế hoạch cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà cá nhân tôi thấy đó là hữu hiệu nhất mà tôi sử dụng.
       - Nắm vững phư­ơng châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao

      - Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phư­ơng pháp t­ư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.
       - Để giải đ­ược các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống,vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt.
Về chương trình bồi dưỡng và tổ chức CLB:
       - Giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần.
      - Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lập. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông .
Về thời gian bồi dưỡng và tổ chức CLB:
- Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khi thi vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của học sinh, lồng ghép trong giờ học qua góc chuyển giao .
Đối với học sinh:
      Cần phải tạo cho các em hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu và tham gia các HĐ của học sinh.
     - Cách tốt nhất bồi d­ưỡng hứng thú cho học sinh là hư­ớng dẫn dìu dắt cho các em đạt đ­ược những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu ch­ưa bộc lộ rõ năng khiếu nh­ưng sau quá trình đ­ược dìu dắt đã trư­ởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao.
      - Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập.
      - Học sinh phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.
      - Học sinh phải cần cù tích lũy và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác cũng như quan sát kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày.

Đối với phụ huynh:
      - Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tậpvà tham gia các HĐ của CLB tốt hơn.
      - Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình của con mình.

Đối với lãnh đạo phụ trách chuyên môn:
       Lãnh đạo phụ trách chuyên môn quan tâm đi sâu đi sát hơn với hoạt động bồi dưỡng, tích cực giao lưu với các đ/c phụ trách chuyên môn ở các đơn vị khác để nắm bắt, định hướng cho giáo viên phụ trách CLB bồi dưỡng đạt hiệu quả hơn.

      Trên đây là kinh nghiệm và giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nâng cao chất lương mũi nhọn và tổ chức các CLB của tôi nhằm phát huy hiệu quả kiến thức, năng lực và phẩm chất cho HS. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí.

                                                        Người viết 

                                                     Nguyễn Thị Hằng
     

Chủ Đề