Bài thu hoạch xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

 

Bàn về công cuộc xây dựng nền văn hóa mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Xúc tiến công tác văn hóa để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”. Kế thừa và phát triển quan điểm của Người, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn đề cao vai trò của văn hóa cũng như quan tâm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011], nêu rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Đặc biệt, trong Nghị quyết số 33 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng ta nhấn mạnh: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học. Đồng thời, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; trọng tâm của việc xây dựng văn hóa là xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp.

Từ quan điểm và định hướng xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam giai đoạn trước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.

Như vậy, tựu chung lại, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đều hướng đến xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, “tiên tiến” là các giá trị văn hóa tiến bộ, hiện đại, văn minh của nhân loại đã được chắt lọc, kiểm chứng trong thực tiễn; trong khi “đậm đà bản sắc” là những yếu tố độc đáo, đặc sắc, biểu hiện “đặc tính dân tộc”, “cốt cách dân tộc”. Bản sắc văn hóa tạo nên sức mạnh cố kết, duy trì và phát triển đời sống của một cộng đồng với tư cách là một dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc gìn giữ và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc đang gặp phải không ít thách thức. Nói cách khác, việc nhận thức đúng về vai trò và đặt văn hóa vào vị thế tương xứng của nó trên thang bậc phát triển, có lúc có nơi, còn chưa được như kỳ vọng.

Chính vì lẽ đó, việc chấn hưng và phát triển văn hóa để nó phát huy được vai trò, vị thế là “nền tảng tinh thần” và “soi đường cho quốc dân đi”, là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay. Trong bài phát biểu nhân Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng [diễn ra vào sáng 24-11-2021], Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là tài sản vô cùng quý báu do tổ tiên, cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được; chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng và phát huy. Nếu không là chúng ta có tội với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, cha ông chúng ta”!

Trong dòng chảy văn hóa dân tộc suốt hàng ngàn năm qua, văn hóa xứ Thanh đã đóng góp một “nguồn riêng” rất đặc biệt. Nhắc đến Thanh Hóa, các sử gia thường có thiên hướng miêu tả vùng đất cuối Bắc - đầu Trung như là “sân khấu của những bản anh hùng ca vĩ đại” của nước Việt. Điều này có căn cứ thực tiễn khi xứ Thanh là mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử và được ví như tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc. Văn hóa xứ Thanh là sự giao thoa giữa cái tinh tế với cái mộc mạc, giữa sự trầm lắng với nét hào sảng của hai vùng văn hóa “đàng ngoài” và “đàng trong”.

Có lẽ cũng nhờ vậy mà mảnh đất nằm gọn trong vùng văn hóa sông Mã và tỏa rạng nền văn hóa Đông Sơn này, đã cần mẫn góp vào dòng chảy văn hóa dân tộc một lượng “phù sa văn hóa” phong phú, giàu giá trị và đậm đà bản sắc. Cái yếu tố “bản sắc” có khả năng gọi tên “đặc tính dân tộc”, “cốt cách dân tộc” ấy, không chỉ là những di sản vật thể, phi vật thể phong phú, với hơn nghìn di tích, hàng trăm lễ hội, trò chơi trò diễn dân gian, phong tục tập quán, văn chương, nghệ thuật, ẩm thực, ngôn ngữ...; mà còn là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự cường bất khuất; là tinh thần khoan dung, nhân ái; là lối sống nghĩa tình, trọng hòa hiếu... Bởi vậy, nếu văn hóa là tấm gương phản ánh những biểu hiện của niềm tin và những tập tục cổ truyền của một dân tộc; thì đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hiểu biết về dân tộc ấy!

Xác định rõ vai trò, vị thế của văn hóa đối với sự phát triển bền vững, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020–2025, đã khẳng định: “Phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân”; đồng thời “Phát triển mạnh văn hóa, thể thao, tạo nền tảng để Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn về văn hóa, thể thao của khu vực và cả nước. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa. Tiếp tục huy động các nguồn lực để tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể”. Để hiện thực hóa định hướng trên, bên cạnh các cơ chế, chính sách cụ thể và nguồn lực lớn; thiết nghĩ, càng cần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết và khát vọng phát triển quê hương, đất nước phồn thịnh, hạnh phúc trong mỗi người. Bởi suy cho cùng, con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng hưởng thụ văn hóa. Cho nên, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mỗi người. Như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, rằng “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”!

Theo baothanhhoa.vn

Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đòi hỏi chúng ta phải biết? sẽ được chúng tôi trả lời trong bài viết này.

Câu hỏi:

Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đòi hỏi chúng ta phải biết?

A. kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc

B. ra sức đón nhận cái mới

C. đầu tư phát triển kinh tế

D. quên đi quá khứ của cha ông

Đáp án đúng A.

Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đòi hỏi chúng ta phải biết kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc, là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần.

Giải thích vì sao chọn A là đáp án đúng:

Nhiệm vụ của văn hóa

– Vai trò: Là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần.

– Nhiệm vụ:

+ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

+ Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

+ Nền văn hóa stein tiến thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

– Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

– Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.

– Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

– Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề