Bài văn về ăn quả nhớ kẻ trồng cây năm 2024

  • Bài văn về ăn quả nhớ kẻ trồng cây năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Bài văn về ăn quả nhớ kẻ trồng cây năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt

Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Vậy "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Khi ăn quả, ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng

cây là người tạo ra thành quả, nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn

đến người tạo ra thành quả đó. Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc: Khi ăn những

trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào la phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón

của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh đó, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn

đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo

ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no

hạnh phúc như hôm nay.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của

cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành

quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống tạo

nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông

dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta

tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những người công

nhân. Cũng như những thành tựu văn hóa nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để

lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động

sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha

ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những

thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra

chúng ư? Một thời gian đằng đZng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu

rằng đã có biết bao lớp người đã ngã xuống lớp khác đứng lên quyết tâm đánh đuổi kẻ

thù...để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể

nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp

lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10 - 3 âm

lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không

quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng

nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các

anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh

liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với

cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân

mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng

mầm non đất nước. Ngày 20 - 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn

những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được

chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân

nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

Là học sinh, để thể hiện đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta

cần hết lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ

phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã

hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa.

Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ

đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người

và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất

cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Mẫu 2

Nghĩa đen của câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây là gì?

Câu tục ngữ 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây' như một lời khuyên quý báu. Nghĩa đen, khi chúng ta thưởng thức trái cây ngon lành, hãy nhớ đến những người đã trồng cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu sắc hơn, đó là biết ơn những người đã tạo nên thành quả ấy.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây khuyên chúng ta điều gì?

Câu tục ngữ là lời khuyên quan trọng đối với chúng ta. Trong những ý nghĩa cơ bản nhất, quả là kết quả tuyệt vời của một cây trồng, ảnh hưởng qua quá trình triển khai của nó. Khi ăn một trái quả ngon lành, ta phải tưởng nhớ đến những người đã trồng cây đó.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây cơ đánh cờ vọng nhờ thầy khi xưa có ý nghĩa gì?

Hai câu ca dao này có hàm ý muốn nhắn nhủ chúng ta đừng bao giờ quên công ơn của thầy cô, sau khi “công thành danh toại” thì hãy nhớ đến những người đã dạy dỗ chúng ta có được như ngày hôm nay.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là gì?

Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh “ăn quả” và “kẻ trồng cây” ý muốn nói rằng khi được hưởng thụ những hoa thơm, trái ngọt cần nhớ tới người đã vun trồng, chăm sóc. Từ đó, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là lời nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn.