Việt nam và trung quốc bình thường hóa quan hệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp đồng chí Trương Khánh Vĩ, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn Phó Ủy viên trưởng Nhân đại Trương Khánh Vĩ đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc sang Việt Nam tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Thủ tướng nhấn mạnh, Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Trong chiến công vang dội này có nhiều dấu ấn và đóng góp quan trọng của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, bạn bè quốc tế, đặc biệt là của Trung Quốc. Với truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, thủy chung, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và trân trọng sự giúp đỡ to lớn, quý báu, chí tình, chí nghĩa của Đảng, Chính phủ và Nhân dân Trung Quốc.

Thủ tướng tiếp Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Khánh Vĩ khẳng định Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, luôn coi đây là phương hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc; sẵn sàng thúc đẩy trao đổi cấp cao, tăng cường kết nối hạ tầng giao thông giữa Trung Quốc và Việt Nam, xây dựng cửa khẩu thông minh, mở rộng hợp tác phát triển xanh, chuyển đổi số, khoáng sản then chốt; mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam; đẩy nhanh tiến độ giải quyết vấn đề tồn đọng tại một số dự án hợp tác; đề nghị hai bên tập trung triển khai tốt các Thỏa thuận hợp tác giữa Nhân đại toàn quốc Trung Quốc với Quốc hội Việt Nam ký kết tháng 4/2024 vừa qua, làm sâu sắc hơn nữa giao lưu hữu nghị và hợp tác thiết thực giữa cơ quan lập pháp hai nước, qua đó thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược không ngừng phát triển sâu rộng, thực chất hơn nữa trong thời gian tới./.

Nhờ yếu tố địa lý, hai nước có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, tư tưởng, chính trị. Từ rất sớm, hai nước cùng chia sẻ những giá trị chung của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Ở thời kỳ cận đại và hiện đại, hai nước cùng phải đối diện với các thế lực xâm lược phương Tây (Âu - Mỹ), trở thành các nước thuộc địa, mất quyền độc lập, tự chủ; người dân bị áp bức bóc lột nặng nề, đời sống khổ cực, mất quyền tự do. Trong bối cảnh đó, hai nước đã nương tựa vào nhau trên con đường giải phóng dân tộc.

Để đánh đổ ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc, hai nước đều đi theo con đường cách mạng vô sản, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản hai nước. Lựa chọn con đường này, cách mạng hai nước đã giành được thắng lợi.

Sau khi giành được độc lập, cả hai nước đều tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hai nước đã hỗ trợ nhau cả về vật chất và tinh thần. Ngày 18-1-1950 đi vào lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc như một mốc son quan trọng. Sau khi được thành lập không lâu, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Trong suốt thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc Việt Nam, quan hệ hai nước tiếp tục được bồi đắp vì cùng chung chiến hào chống chủ nghĩa đế quốc, nhất là trong thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo đất nước.

Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ chính trị - ngoại giao ngày càng tin cậy. Năm 1999, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã xác định phương châm quan hệ hai nước là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Tiếp theo đó, bổ sung tinh thần “bốn tốt”, gồm “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Trong quan hệ đối ngoại, Trung Quốc đáp ứng đầy đủ 4 ưu tiên trong chiến lược đối ngoại của Việt Nam là quan hệ với nước lớn, nước láng giềng, nước có quan hệ truyền thống và cùng hệ tư tưởng. Ngược lại, Việt Nam nằm trong chiến lược ưu tiên đối ngoại của Trung Quốc với các nước láng giềng.

Trên cơ sở đó, năm 2008, hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Từ đây, quan hệ hai nước ngày càng được củng cố, mở rộng theo hướng tin cậy và chặt chẽ hơn. Các cuộc tiếp xúc cấp cao được tăng cường, diễn ra thường xuyên để định hướng, dẫn dắt mối quan hệ hai nước. Ngoài tuần suất tiếp xúc thường xuyên, thời điểm các chuyến thăm cũng thể hiện sự coi trọng cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ. Hai nước thường xuyên có những chuyến thăm lẫn nhau sau mỗi kỳ Đại hội Đảng. Ngay trước khi có chuyến công du đến Việt Nam ngày 12-12-2023, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhận xét rằng: “Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thường xuyên thăm lẫn nhau như họ hàng thân thiết”[1].

Nhờ sự tương đồng về thể chế chính trị, quan hệ giữa hai Đảng rất gắn bó, tin cậy, với nhiều hoạt động phong phú. Hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế giao lưu, hợp tác thường xuyên giữa các ban Ðảng, nhất là trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, xây dựng Ðảng, phát triển lý luận về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự hợp tác giữa hai Đảng cầm quyền ở hai nước góp phần củng cố nền tảng chính trị vững chắc cho quan hệ hợp tác giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là ở các địa phương vùng biên giới.

Trên phương diện kinh tế

Hiện nay, hai nước đã thiết lập được một hệ thống các cửa khẩu, chợ vùng biên; giao thông hai nước kết nối chặt chẽ bằng cả đường bộ, đường biển, đường không.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ năm 2004, đồng thời là nước cung ứng hàng hóa lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Mỹ). Ngược lại, Việt Nam cũng đã trở thành quốc gia có quy mô trao đổi thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc (sau Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản). Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt trên 175,5 tỷ USD[2]. Con số đó cho thấy hai nước là những đối tác thương mại thiết yếu không thể thiếu của nhau.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước có tính bổ sung cho nhau. Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như rau quả, đồ gỗ, thủy sản. Ngược lại, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu lớn nhiều loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nhiều loại sản phẩm, nguyên vật liệu khác. Cơ cấu hàng hóa trao đổi mang tính bổ sung cho nhau tạo thuận lợi để hai nước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước, đồng thời duy trì sự gắn kết bền vững.

Hợp tác trong lĩnh vực du lịch hai nước trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng. Năm 2019, thời điểm trước đại dịch Cocid-19, lượng khách Việt Nam tới Trung Quốc đạt 7.948.000 lượt[3], ngược lại có 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam[4]. Trong những năm của đại dịch, do phải ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, khách du lịch hai nước có giảm mạnh, nhưng từ khi hai nước mở cửa trở lại, thì lượng khách du lịch tăng trở lại. Có thể khẳng định rằng, Trung Quốc là điểm đến hàng đầu của khách du lịch Việt Nam, ngược lại, Việt Nam cũng là điểm đến hàng đầu của khách Trung Quốc. Lượng khách du lịch lớn qua lại giữa hai nước có vai trò thúc đẩy lĩnh vực du lịch, dịch vụ phát triển ở mỗi nước.

Trung Quốc cũng là một trong những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, có nguồn vốn dồi dào. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam tăng nhanh, thứ hạng cải thiện rõ rệt. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đến nay, thứ hạng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng gần 10 bậc. Trong bối cảnh Trung Quốc tích cực triển khai Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI), năm 2017, hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng liên quan đến hợp tác kinh tế, thương mại, kết nối hạ tầng, mở ra những cơ hội mới trong hợp tác đầu tư giữa hai nước. Hiện nay, Trung Quốc đứng thứ 6 trong hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam[5]. Quan hệ đầu tư giữa hai nước tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động hai nước.

Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng và giao lưu nhân dân

Việt Nam và Trung Quốc có chung biên giới trên bộ và trên biển, trong đó riêng biên giới trên bộ đã trên 1400 km. Vì vậy, hợp tác an ninh - quốc phòng và giao lưu nhân dân giữa hai nước rất được coi trọng. Hai nước đã hình thành nhiều cơ chế hợp tác về an ninh - quốc phòng như Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, thiết lập cơ chế phối hợp biên phòng ba cấp (Trung ương, quân khu, cấp tỉnh). Lực lượng biên phòng hai bên đã thiết lập đường dây nóng nhằm kịp thời trao đổi thông tin, thông báo quy định, chính sách mới trong quản lý bảo vệ biên giới, cửa khẩu; đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên biên giới, hoặc thông báo trao đổi xử lý khi có tình huống đột xuất.

Từ năm 2015, Việt Nam và Trung Quốc triển khai cơ chế đối thoại an ninh cấp thứ trưởng, thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam và Trung Quốc đều đứng trước những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Vì vậy, hợp tác Việt Nam - Trung Quốc ngày càng được tăng cường, đẩy mạnh. Các cơ chế hợp tác giữa hai nước diễn ra chặt chẽ.

Gắn liền với quan hệ quốc phòng - an ninh, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, thời gian qua, các hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước đã được đẩy mạnh với hình thức phong phú, đa dạng. 50 tỉnh/thành phố của Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các tỉnh/thành phố/khu tự trị của Trung Quốc. Các cơ chế, chương trình giao lưu hợp tác giữa địa phương hai nước được tổ chức thường xuyên. Từ năm 2010, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc phối hợp luân phiên tổ chức Diễn đàn nhân dân Việt Nam - Trung Quốc. Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc bắt đầu từ năm 2000 đã được mở rộng về quy mô. Liên hoan nhân dân biên giới Trung-Việt được tổ chức đa dạng, sinh động. Năm 2017, Cung Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc được coi là công trình mang tính biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị và giao lưu mật thiết về văn hóa đã được khánh thành và đưa vào sử dụng[6].

Các tác phẩm kinh điển truyền thống của Trung Quốc được nhiều người dân Việt Nam biết đến, các tác phẩm truyền hình đương đại Trung Quốc cũng rất được người dân Việt Nam yêu thích. Nhiều ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đang rất thịnh hành trên mạng xã hội Trung Quốc, ca sĩ Việt Nam nhận được số lượng lớn người hâm mộ Trung Quốc khi tham gia chương trình truyền hình giải trí của Trung Quốc. Giao lưu nhân dân giữa hai nước ngày càng mật thiết, “giống như các dòng suối nhỏ vươn dài chảy mãi, hội tụ thành dòng sông giao lưu hữu nghị rộng lớn giữa hai nước”[7].

Có thể nói, giao lưu nhân dân giữa hai nước đã phát triển sâu rộng, bền vững, đặc biệt là ở các vùng biên giới. Đây là nền tảng vững chắc để củng cố quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng giữa hai nước.

TS NGUYỄN VĂN CHUYÊN, Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


[1] “Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên báo Nhân Dân”, https://vtc.vn, ngày 12/12/2023.

[2] “Thương mại Việt Nam-Trung Quốc tăng hơn 8 lần sau 15 năm”, https://vov.vn, ngày 08/12/2023.

[3] Hồng Hà, “Hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam- Trung Quốc ngày càng hiệu quả”, https://bvhttdl.gov.vn, ngày 21/6/2023.

[4] “Trung Quốc - thị trường truyền thống hàng đầu của du lịch Việt Nam”, https://vietnamtourism.gov.vn, ngày 17/02/2023. .

[5] “Thương mại Việt Nam-Trung Quốc tăng hơn 8 lần sau 15 năm”, https://vov.vn, ngày 08/12/2023.

[6] Nguyễn Thị Phương Hoa, “Tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”, https://www.tapchicongsan.org.vn, ngày 28/10/2023.

[7] “Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên báo Nhân Dân”, https://vtc.vn, ngày 12/12/2023.

Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm bao nhiêu?

Tính đến năm 2024, Việt Nam mới chỉ thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Nga,Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc. Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc - Việt Nam được khôi phục và phát triển nhanh chóng.nullQuan hệ Trung Quốc – Việt Nam - Wikipediavi.wikipedia.org › wiki › Quan_hệ_Trung_Quốc_–_Việt_Namnull

Đâu là sự kiện khiến cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam xấu đi rõ rệt vào năm 1978?

Vào tháng 1/1978, Trung Quốc đã hủy bỏ hiệp ước về lãnh sự với Việt Nam, sau đó, đến này 17/6/1978, Bắc Kinh yêu cầu các lãnh sự quán Việt Nam ở Côn Minh, Quảng Châu và Nam Ninh phải dời về nước, để gây sức ép với Việt Nam, khiến quan hệ Việt-Trung tiếp tục xấu đi.nullTháng 12/1978: Trung Quốc hạ quyết tâm xâm lược Việt Nam - Sputnikkevevn.vn › chien-tranh-bien-gioi-viet-trung-thang-12-bac-kinh-ha-quyet-...null

Ngày 18 tháng 1 năm 1950 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện lịch sử gì trong mối quan hệ với Việt Nam?

Đại sứ Phạm Sao Mai nhấn mạnh, ngày 18/1/1950 là dấu mốc lịch sử quan trọng khi Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Quốc cũng là nước đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là ...nullTin kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốcvnembassy-beijing.mofa.gov.vn › vi-vn › News › EmbassyNews › Trangnull

Nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 192 (một trăm chín mươi hai) nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 221 (hơn hai trăm hai mươi mốt) thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế như: Cộng đồng Pháp ngữ (1970) Liên Hợp Quốc (1977).nullQuan hệ ngoại giao của Việt Nam - Wikipediavi.wikipedia.org › wiki › Quan_hệ_ngoại_giao_của_Việt_Namnull