Bản the luận trong triết học cổ điển Đức

VII. TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

  • Kể từ cách mạng tư sản 1789 thì xã hội phong kiến đã bị cáo chung ở nhiều nước Châu Âu. Phương thức sản xuất tư bản của nghĩa chi phối mạnh mẽ đến xã hội Châu Âu. Giai cấp tư sản từng bước thống trị xã hội. Nói cách khác, hầu hết Châu âu đang chuyển mình theo CNTB, phục tùng sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, riêng nước Đức tiếp tục bảo vệ chế độ phong kiến. Các trí thức Đức ủng hộ tinh thần cách mạng tư sản bởi vì phương thức sản xuất phong kiến Đức lạc hậu, lỗi thời, nền sản xuất của nó thấp kém, đời sống vật chất của người Đức thời bấy giờ rất eo hẹp; còn chế độ chính trị ở Đức rất khắc nghiệt. Trong khi đó về lĩnh vực tinh thần, nước Đức lại đạt được những thành tựu khoa học - văn hóa rất đồ sộ, trên các lĩnh vực văn chương, triết học, thiên văn học và khoa học tự nhiên nói chung. Chính trong bối cảnh này nền triết học cổ điển Đức xuất hiện.
  • Trước hết, triết học cổ điển Đức là sự thể hiện vũ trụ quan và nhân sinh quan của quý tộc phong kiến Phổ nên các triết gia Đức thời bấy giờ luôn biện minh cho sự hợp lý của nhà nước phong kiến Phổ. Lập trường của họ dao động giữa duy tâm và duy vật.
  • Triết học cổ điển Đức đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, nó tiếp tục các luận điểm xem con người là trung tâm của lịch sử mà các nền triết học trước đã đề ra.
  • Triết học cổ điển Đức là một nền triết học đồ sộ dựa trên thành tựu của khoa học trong đó những tư tưởng biện chứng là đặc biệt quan trọng. Nhiều triết gia cổ điển Đức là những nhà triết học có tư tưởng biện chứng xuất sắc bởi lẽ nó phản ánh xu thế cách mạng mới ở Châu Âu.
  • Vũ trụ quan của Kant: Ở thời kỳ đầu, trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên đại cương và thuyết bầu trời” [1755], Kant đã lý giải nguồn gốc hình thành vũ trụ trên lập trường duy vật biện chứng. Ông cho rằng không chỉ trái đất mà cả vũ trụ được hình thành từ các khối tinh vân vận động và biến hoá trong không gian và thời gian. Tư tưởng này chứng tỏ rằng thế giới hình thành từ vật chất và thống nhất ở tính vật chất của nó. Đây là những tư tưởng duy vật biện chứng về tự nhiên được Mác, Ăngghen và Lênin đánh giá cao.
  • Nhận thức luận: Kant thừa nhận có thế giới “vật tự nó” ở bên ngoài con người, lúc này ông là người duy vật. Nhưng ông cho rằng cái thế giới vật thể xung quanh con người mà ta thấy được chỉ là hiện tượng biểu hiện của thế giới vật tự nó. Con người cảm giác được hiện tượng đó, còn bản chất “vật tự nó” là siêu nghiệm, muốn hiểu được bản chất của “vật tự nó” phải nhờ tri thức tiên thiên [tiên nghiệm]. Ở tư tưởng này ông đã ngã sang lập trường duy tâm. Vì vậy, người ta gọi học thuyết của ông là thuyết “bất khả tri”.

Sinh trong một gia đình quan lại cao cấp, giáo sư ở các trường Đai học lớn của Đức [Insenbec, Berlin].Hegel đã để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm triết học đồ sộ ở 3 bộ sách: Hiện tượng học tinh thần, Lôgíc học, Bách khoa toàn thư các khoa học.

  • Vũ trụ quan của Hegel:
    • Hegel kế thừa tư tưởng của Platon, thừa nhận có một ý niệm tuyệt đối [Platon: ý niệm] độc lập với ý thức con người. Ý niệm vận động như một dòng sông chảy, đến một lúc nào đó nó sinh ra tư nhiên. Giới tự nhiên sinh ra con người. Con người có ý thức, ý thức con người trở lại nhận thức cái ý niệm, lúc đó đạt đến “Tinh thần tuyệt đối”. Từ các quan niệm trên chứng tỏ Hegel là một triết gia duy tâm khách quan.
    • Tuy nhiên Hegel đã giải thích được nguồn gốc của sự vận động là mâu thuẫn bên trong của ý niệm. Chính Hegel cũng vạch ra con đường phát triển của ý niệm. Đó là hạt nhân hợp lý của phép biện chứng. Nhưng biện chứng của Hegel là bản chất của ý niệm nên biện chứng của ông là biện chứng duy tâm. Có thể nói Hegel là nhà biện chứng lỗi lạc, là bậc tiền bối của triết học Mac, là đỉnh cao của nền triết học cổ điển Đức. Engels đã viết về Hegel như sau: ông không chỉ là một thiên tài sáng tạo mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa nên trên mọi lĩnh vực, ông xuất hiện ra là một người vượt thời đại.
    • Tư tưởng biện chứng của Hegel: Ông là người đầu tiên xây dựng tư tưởng biện chứng thành hệ thống, phép biện chứng của Hegel hàm chứa các vấn đề cơ bản sau đây.

+ Hegel cho rằng sự phát triển của các sự vật hiện tượng gắn liền với sự phủ định biện chứng.

+ Theo Hegel mâu thuẫn nội tại là động lực của mọi quá trình phát triển

+ Hegel còn chỉ ra rằng mọi quá trình phát triển còn được diễn ra bằng quá trình những thay đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất ngược lại.

c. Lutvích Phoiơbắc [1804 -1872]

  • Sinh trong gia đình luật sư năm 1823 vào Đại học, tốt nghiệp đại học 1828, làm giảng sư đại học nhưng Feuerbach ủng hộ cách mạng nên ông bị đuổi khỏi giảng đường. Năm 1836 ông về nông thôn 25 năm liền. Năm 1870 ông tham gia Đảng Dân chủ xã hội.
  • Về bản thể luận: Feuerbach thừa nhận giới tự nhiên là cơ sở đầu tiên duy nhất, không có gì sinh ra nó cả, đồng thời ông quan niệm giới tự nhiên bao gồm cả con người. Con ngừơi là một bộ phận của tự nhiên. Đối với triết học Feuerbach, xuất phát điểm là giới tự nhiên nhưng Feuerbach không dám tự xưng mình là người duy vật mà chỉ dám gọi triết học của mình là triết học nhân bản vì lúc này chủ nghĩa duy vật tầm thường đang phát triển ở Đức.
  • Về lí luận nhận thức: Ông cho rằng con người có thể nhận thức được thế giới thông qua giác quan của mình. Ông nêu mối quan hệ biện chứng giữa cảm tính và lý tính. Feuerbach viết: “Năm giác quan của con người là hoàn toàn đủ để nhận thức thế giới”. Tuy nhiên Feuerbach không hiểu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức [Feuerbach hiểu thực tiễn là đi buôn, là gian lận].
  • Về chính trị, xã hội: Feuerbach có công khôi phục địa vị của chủ nghĩa duy vật thế kỷ 18. Trên cơ sở kế thừa và phát triển triết học Feuerbach mà Mác và Anghen đã đi đến chủ nghĩa duy vật biện chứng [Mác viết “không có con đường nào khác để chúng ta đi tới chân lý và tự do ngoài con đường băng qua suối lửa”, suối lửa là nghĩa của chữ Feuerbach].

Hạn chế của triết học Feuerbach là ở chỗ ông phủ nhận sạch trơn phép biện chứng của Hegel đồng thời ông còn duy tâm về lĩnh vực xã hội. [Ông ca ngợi tình yêu giữa người và người không phân biệt giai cấp. Ông coi tình yêu nam nữ như một thứ tôn giáo, xem đó là cái thiêng liêng cao quý mà con người phải tôn thờ và coi đó là một động lực của sự phát triển lịch sử].

Ý nghĩa lịch sử của triết học cổ điển Đức là ở chỗ nó là một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin. Triết học Cổ điển Đức đã đặt ra những vấn đề chủ yếu của quan niệm biện chứng về tự nhiên, xã hội và nhận thức nhưng chưa giải quyết được đúng đắn vì còn duy tâm và siêu hình. Nội dung chủ yếu của triết học Mác cũng là sự tiếp tục giải quyết những vấn đề đó nhưng trên cơ sở mới. Khi tổng kết sự phát triển lịch sử của triết học cổ điển Đức thì càng thấy sự cần thiết phải đem lại cho chủ nghĩa duy vật một hình thức mới, hình thức biện chứng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin
  • Đại học An Giang

Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học

06:39 CH @ Thứ Hai - 20 Tháng Ba, 2006

Lời giới thiệu

Nhận thức luận và đạo đức là những vấn đề cốt lõi trong triết học cổ điển Đức. Các nhà triết học cổ điển Đức đã có đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu những vấn đề vốn đã được nhân loại quan tâm trong nhiều thế kỷ và rút ra những kết luận quyết định đến sự phát triển triết học sau này. Đặc biệt triết học cổ điển Đức có ảnh hưởng lớn và là một trong ba tiền đề lý luận cho việc ra đời của triết học Mác.

Với ý nghĩa đó, Nxb Chính trị Quốc gia phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản cuốn Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học. Cuốn sách gồm các tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia Hội thảo khoa học quốc tế về vấn đề triết học cổ điển Đức nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của I.Cantơ - nhà triết học vĩ đại, người sáng lập triết học cổ điển Đức.

Các tham luận tập trung nghiên cứu làm rõ bản chất nhận thức luận và đạo đức của các nhà triết học cổ điển Đức, khẳng định những giá trị cơ bản của đạo đức trong triết học cổ điển Đức, nhất là triết học của I.Cantơ, làm rõ ảnh hưởng của triết học cổ điển Đức đối với sự hình thành của triết học Mác và các trào lưu, khuynh hướng triết học phương Tây khác sau này, khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu triết học cổ điển Đức nói riêng và lịch sử triết học nói chung, trên cơ sở đó ứng dụng và tìm cách phát triển việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập triết học ở nước ta.

Đây là một Hội thảo khoa học triết học chuyên ngành sâu. Để tôn trọng chính kiến học thuật của các tác giả, Nxb giữ nguyên nội dung quan điểm khoa học của bản tham luận để bạn đọc tham khảo.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!

Tháng 12 năm 2005
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

Mục lục

Lời giới thiệu của Ban biên tập trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

- Nhận thức luận và đạo đức học trong triết học cổ điển Đức

- Triết học cổ điển Đức - Một di sản trí tuệ cần được tiếp tục nghiên cứu g

Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ NHẬN THỨC LUẬN

- Phương thức tư duy chủ thể tính của I.Cantơ về những gợi mở của nó đối với đương đại

- Ảnh hưởng của triết học phương Tây đối với triết học Trung Hoa

- Thực chất "cái siêu việt" của lý tính trong lý luận nhận thức của I.Cantơ và tư tưởng của ông về một nền triết học khoa học

- Lútvích Phoiơbắc và sự thắng thế của CNDV và chủ nghĩa vô thần trong triết học cổ điển Đức thế kỷ thứ XIX

- Quan hệ giữa triết học với tôn giáo trong tư tưởng phương Đông qua cách nhìn của Hêgen và một số học giả phương Tây

- Immanuen Cantơ và nền triết học hiện đại ở phương Tây

- Tư tưởng của I.Cantơ về sự thống nhất của lý luận nhận thức, đạo đức học trong nhân học

- Hạt nhân hợp lý của phép biện chứng Hệgen trong tư bản của C. Mác

- Vấn đề văn hoá trong triết học cổ điển Đức - đối chiếu quan điểm của I.Cantơ và Hêgen
- Nan đề và hoá giải nan đề từ hướng tiếp cận toàn thể của I.Cantơ đến toàn thể luận đương đại

- Bản thể luận Huxéc: với CNDT tiên nghiệm I.Cantơ

- Triết học Mác với tư cách là thông diễn học thực tiễn

- Immanuen Cantơ và nhận thức luật hiện đại

- Lý luận nhận thức của I.Cantơ thời kỳ "phê phán" - Giá trị và hạn chế

- Một hướng tiếp cận đặc điểm lý luận nhận thức trong triết học cổ điển Đức

- Từ triết học phê phán đến nghiên cứu con người

- Nhận thức luận của Cantơ - Nhìn từ triết lý Đông phương

- Vấn đề "kinh nghiệm", "quy nạp" và bản chất của tri thức khoa học trong triết học Cantơ

- Quan niệm của Cantơ về bản chất và giới hạn của nhận thức

- Chất thể và mô thức của tư duy [Góp thêm lời bàn cho vấn đề nội dung và hình thức của tư duy]

- Tính cổ điển tương đối và ảnh hưởng của triết học cổ điển Đức đối với các trào lưu triết học phương Tây

- Châu Đôn Di và Cantơ về mô hình thế giới

- Quan niệm của Cantơ về bản chất của nhân thức và ý nghĩa của nó

- Một thế giới của các sự kiện – Những cội rễ của triết học phân tích trong triết học Đức

- Phạm trù "thực tiễn" trong triết học cổ điển Đức


Phần II: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC HỌC

-Đạo đức học của Cantơ và ý nghĩa hiện thời của nó

- Triết học đạo đức của Cantơ và ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây

- Trả lời như là bổn phận - Suy tư về trách nhiệm

- Sự chuyển biến về tư tưởng từ chủ nghĩa nhân bản đến thần học qua "logic" đạo đức của L. Phoiơbắc

- Tìm hiểu một số quan niệm đạo đức với quan niệm đạo đức của I.Cantơ [Qua so sánh với quan niệm đạo đức của Mạnh Tử]

- Chủ nghĩa nhân đạo trong đạo đức học của I. Cantơ: ảo tưởng hay hiện thực? [Qua phân tích ý tưởng của I.Cantơ về một nền hoà bình vĩnh cửu]

- Quan hệ giữa cá thể và cộng đồng trong học thuyết đạo đức học của Cantơ

- Từ sự phê phán của Mác đối với quan niệm pháp quyền của Hêgen đến khái niệm công lý trong xã hội định hướng bởi thị trường

- Đạo đức học của C.Mác và Ph. Ăngghen - Bước phát triển mới so với các tư tưởng đạo đức học của các nhà triết học cổ điển Đức

- Triết học Cantơ - một triết học văn hoá

- Thế giới đạo đức trong triết học thực tiễn của Cantơ

- Đạo đức học Cantơ và tu tưởng văn hóa hòa bình

- Tha nhân trong đạo đức học của Cantơ, Levinas và văn hóa của Việt Nam

- Định hướng phê phán duy hạnh phúc luận trong đạo đức học Cantơ

- Quan niệm của I. Cantơ về mối quan hệ giữa ý chí tự do và ý chí phục tùng các quy tắc đạo đức

- Về sự kế thừa đạo đức học của I.Cantơ trong tác phẩm Lý thuyết về công lý của John Rawls

- Một nền hoà bình vĩnh cửu và toàn cầu hoá

- Tư tưởng về loài người như mục đích tự thân trong học thuyết đạo đức học Cantơ

- Đạo đức học của Cantơ và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

- Quan hệ giữa đạo đức với các lĩnh vực đời sống xã hội khác trong quan điểm đạo đức học của Cantơ

- Mệnh lệnh tuyệt đối và ý nghĩa thời đại của nó

- Một số khía cạnh đạo đức trong triết học Cantơ

- Quan mệm của I.Cantơ về niềm tin tôn giáo và vai trò của ý thức đạo đức trong việc tạo dựng niềm tin cho con người

- Quan hệ giữa tự do, pháp quyền và nhà nước trong học thuyết pháp quyền của G.Phíchtơ

- Giá trị nhân bản trong dạo đức học của L.Phoiơbắc

- I. Cantơ và phạm trù nghĩa vụ đạo đức

Phần III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

-Tư duy triết học với việc giảng dạy lịch sử triết học ở Việt Nam

- Chú trọng và đổi mới việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triết học phương Tây ở Việt Nam

- - Triết học cổ điển Đức với triết học Mác

- Vấn đề giảng dạy và nghiên cứu triết học ngoài mácxí ở Việt Nam hiện nay

- Góp thêm ý kiến về việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu triết học cổ điển Đức ở nước ta hiện nay

Nguồn:NXB Chính trị quốc gia

LinkedInPinterestCập nhật lúc:04:06 CH @ 24/11/2012

Video liên quan

Chủ Đề