Bằng đánh giá cơ lực bằng tay

1. Định nghĩa Thử cơ bằng tay là phương pháp đánh giá một cách khách quan khả năng của người bệnh điều khiển một cơ hay một nhóm cơ hoạt động.

2. Những điều cần thiết khi thử cơ


Phải có kiến thức về giải phẫu học cả về mô tả lẫn chức năng của hệ vận động. Đặt tư thế khởi đầu đúng. Chú ý giữ vững từng phần cơ thể hoặc chi thể [để tránh cử động thay thế] Biết rõ các điểm sờ của các cơ thử nghiệm. Nhận biết được hiện tượng thay thế của một cơ hay nhóm cơ khác đối với cơ đang thử nghiệm. Biết đúng vị trí và cách trợ giúp hay đề kháng bằng tay đối với cơ được thử. Có khả năng giải thích và hướng dẫn người bệnh để đạt được sự hợp tác tối đa. Ghi chép tầm hoạt động bị giới hạn do co rút hay co cứng.

3. Hệ thống bậc cơ


Có nhiều hệ thống bậc cơ được đề xuất. Để đơn giản sử dụng thử cơ bằng số, được chia từ 0 – 5 và được quy định như sau: Bậc 0: không có sự co cơ. Bậc 1:[ rất yếu] co cơ nhẹ, có thể sờ thấy nhưng không tạo cử động. Bậc 2:[ yếu] cử động hết tầm độ nhưng không kháng được trọng lực. Bậc 3:[ khá] cử động hết tầm độ đối trọng lực. Bậc 4,5 : [ tốt] cử động hết tầm độ đối trọng lực và sức đề kháng tối đa ở cuối tầm độ.

Trong trường hợp sức cơ không đủ để xếp vào mức của một bậc trên nhưng lại lớn hơn mức của bậc dưới kế tiếp thì dùng phương pháp xác định bằng cách ghi thêm dấu [+] hoặc [-] theo quy ước.

Bậc 0: không có sự co cơ. Bậc 1: có sự co cơ nhưng không có cử động. Bậc 1+: cử động được 1/3 tầm hoạt động không có trọng lực. Bậc 2-: cử động được 1/2 tầm hoạt động không có trọng lực. Bậc 2+: cử động được 1/3 tầm hoạt động đối trọng lực. Bậc 3 -: cử động được 1/2 tầm hoạt động với đối trọng lực. Bậc 3: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực. Bậc 3+: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực và sức đề kháng tối thiểu ở cuối tầm. Bậc 4 -: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực và sức đề kháng từ tối thiểu đến vừa phải ở cuối tầm. Bậc 4: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực và sức đề kháng phải ở cuối tầm. Bậc 4+: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực và sức đề kháng từ vừa phải đến tối đa. Bậc 5: cử động hết tầm hoạt động với đối trọng lực và sức đề kháng tối đa ở cuối tầm hoạt động.

4. Các thử nghiệm chọn lọc

Thử cơ chi tiết đòi hỏi nhiều thời gian của người khám và có thể gây mệt cho người bệnh. Do đó cần có những thử nghiệm chọn lọc để hạn chế bớt thời gian thử cơ. Với kinh nghiệm, người khám có thể tự đề ra nhiều cách thử nghiệm nhanh, đặc biệt đối với những người bệnh suy yếu toàn thân và trẻ chưa biết đi. Với những người bệnh có khả năng di chuyển, có thể thực hiện các thử nghiệm chọn lọc bằng cách phân tích dáng đi ở giai đoạn đứng và đi. Với trẻ còn quá nhỏ, ta có thể dùng các kích thích lên chi thể để phát hiện chi yếu, liệt trước khi thử cơ để xác định bậc cơ.

5. Các nguyên tắc của kỹ thuật thử cơ bằng tay

5.1. Tư thế người bệnh Trong mọi thử nghiệm người bệnh cần đặt ở tư thế thoải mái nhất và dễ thực hiện thao tác chính xác. Tư thế người bệnh tuỳ thuộc vào nhu cầu khám một cơ hay một nhóm cơ và ở bậc thử cơ.

ở mỗi tư thế nên khám một loạt các cơ cần khám để tránh bắt người bệnh phải thay đổi nhiều tư thế trong khi khám vì vừa mất thời giờ vừa gây mệt người bệnh.

Tài liệu hướng dẫn chi tiết thử cơ bằng tay

Download

Giới thiệu cơ bản

1. Định nghĩa

Thử cơ bằng tay là phương pháp dùng tay đáng giá cơ một cách khách quan khả năng của người bệnh điều khiển một cơ hay một nhóm cơ hoạt động.

2. Mục đích

− Làm cơ sở cho việc tái rèn luyện cơ và lượng giá cho sự tiến triển trong tập luyện cơ.

− Dùng để chẩn đoán tình trạng cơ, thần kinh.

− Làm cơ sở cho việc chỉ định vật lý trị liệu, nẹp chỉnh hình, chân tay giả cũng như phẫu thuật chỉnh hình.

3. Một số điều kiện khi thử cơ

− Người thử cơ cần có kiến thức về giải phẫu, nhất là giải phẫu chức năng.

− Đặt tư thế khởi đầu đúng rất quan trọng

− Cố định từng phần cơ thể hoặc chi thể để tránh cử động thay thế trong khi thao tác thử cơ.

− Sờ nắn đúng các cơ cần thử.

− Nhận biết được hiện tượng thay thế của một cơ hay một nhóm cơ khác với cơ đang được thử.

− Biết cách đề kháng hay trợ giúp bằng tay đối với cơ đang thử.

− Hướng dẫn người bệnh để họ hợp tác tối đa.

− Xác định cơ bị co cứng hay co rút.

4. Hệ thống bậc cơ

− Bậc 0: khi kích thích không có dấu vết co cơ, cơ liệt hoàn toàn.

− Bậc 1: co cơ rất yếu, có thể sờ thấy sự co của gân cơ, nhưng không thực hiện được động tác.

− Bậc 2: co cơ thực hiện hết tầm hoạt động của khớp sau khi loại bỏ hết trọng lực chi thể.

− Bậc 3: co cơ thực hiện được hết tầm hoạt động và thắng được trọng lực của chi thể.

− Bậc 4: co cơ thực hiện hết tầm hoạt động, thắng được trọng lực chi thể và thắng được sức cản vừa phải từ bên ngoài.

− Bậc 5: co cơ thực hiện hết tầm hoạt động, thắng được trọng lực chi thể và thắng được sức cản mạnh từ bên ngoài.

5. Hạn chế của thử cơ bằng tay

− Mức độ chính xác vừa phải.

− Khi tổn thương neuron vận động cao như: bại não, liệt trung ương, liệt nửa người… do thay đổi trương lực cơ nên có khi liệt hoàn toàn mà người lượng giá vẫn cứ tưởng là co cơ bậc 1.

− Phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thử cơ

6. Khi thử cơ phải có phiếu thử cơ.

− Ghi rõ cơ nào được thử, bên phải hay bên trái, bậc cơ được đánh giá tại thời điểm đó.

Cập nhật lần cuối vào 26/07/2021

Bài viết trình bày phương pháp thử cơ thân mình bằng tay [trunk manual muscle testing, MMT] và một số lượng giá sức bền cho thân mình.

Xem thêm: GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG THÂN MÌNH. PHẦN 2: CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ

GẬP THÂN TRÊN

Các cơ:

  • Rectus abdominis [thẳng bụng]
  • Obliquus externus abdominis [chéo bụng ngoài]
  • Obliquus internus abdominis [chéo bụng trong]
  • Psoas major [thắt lưng lớn]
  • Psoas minor [thắt lưng bé]

Tư thế:

Hướng dẫn bệnh nhân: “Nhấc đầu, vai, ngực lên khỏi mặt giường càng cao càng tốt“, để hở hai bả vai.

Cơ lực Bậc  5

Cơ lực Bậc 4

Cơ lực bậc 3

Dưới bậc 3 có thể thử cơ theo 3 bước:

Tư thế ban đầu

Bước 1: Nhấc đầu, người khám sờ sự co cơ bụng

Bước 2: Trợ giúp, người khám sờ sự co cơ bụng 

Đánh giá:

  • Có kéo hạ xương sườn: Bậc  2
  • Hoặc chỉ co cơ thẳng bụng: Bậc  1
  • Nếu không có co cơ thẳng bụng: Bậc  0

Bước 3: Yêu cầu bệnh nhân ho

Đánh giá:

  • Nếu có ho, kéo xương sườn: Cơ bậc  2, 
  • Nếu co nhẹ cơ thẳng bụng thì cơ bậc  1, 
  • Không co: Cơ bậc 0

Lưu ý:

Test các cơ gấp cổ [và gấp háng với hạ chân] trước khi gập thân

Bảng phân độ cơ lực:

Bậc 5: Hai tay sau đầu, nhấc mạnh bả vai khỏi giường
Bậc  4Hai tay bắt chéo trước ngực; nhấc bả vai khỏi giường
Bậc 3Hai tay dọc thân; nhấc bả vai khỏi giường
Bậc 2Hai tay dọc thân; nhấc một phần bả vai khỏi giường
Bậc 1Co cơ bụng vết [trace]; sờ hoặc nhìn thấy khi ho
Bậc 0Không có co cơ bụng 

GẬP THÂN DƯỚI

Đánh giá co cơ ly tâm [hạ hai chân từ tư thế nằm ngửa gập háng, thẳng gối]

Tư thế:

Yêu cầu bệnh nhân từ từ hạ hai chân xuống trong lúc vẫn giữ nghiêng chậụ ra sau [thắt lưng sát mặt giường] và đánh giá góc độ giữ chân khi hạ xuống.

Tư thế khởi đầu

Bậc 4 +

Bảng Phân độ:

Bậc 5: 
Có thể thực hiện nghiêng chậu ra sau và giữ thắt lưng sát giường trong khi hạ hai chân xuống tư thế duỗi thẳng [0-15 độ] so với mặt giường
Bậc 4+Có thể thực hiện nghiêng chậu ra sau và giữ thắt lưng sát giường trong khi hạ hai chân xuống một góc 15-30 độ so với mặt giường
Bậc 4Có thể thực hiện nghiêng chậu ra sau và giữ thắt lưng sát giường trong khi hạ hai chân xuống một góc 30 – 45 độ so với mặt giường
Bậc 4-Có thể thực hiện nghiêng chậu ra sau và giữ thắt lưng sát giường trong khi hạ hai chân xuống một góc 45-60 độ so với mặt giường
Bậc 3+Có thể thực hiện nghiêng chậu ra sau và giữ thắt lưng sát giường trong khi hạ hai chân xuống một góc 60-75 độ so với mặt giường
Bậc 3Có thể thực hiện nghiêng chậu ra sau và giữ thắt lưng sát giường trong khi hạ hai chân xuống một góc >75 độ so với mặt giường
Bậc  3- và thấp hơnKhông thực hiện được

DUỖI THÂN

Các cơ:

  • Iliocostalis thoracis
  • Iliocostalis lumborum
  • Longissimus thoracis
  • Spinalis thoracis [often indistinct]
  • Semispinalis thoracis
  • Multifidi [nhiều đầu]
  • Rotatores thoracis and lumborum [11 đôi]
  • Interspinales thoracis and lumborum
  • Intertransversarii thoracis and lumborum
  • Quadratus lumborum [vuông thắt lưng]
  • Gluteus maximus [cố định xương chậu để tạo nền cho duỗi thân]

Tư thế:

Tư thế khác:

Hướng dẫn bệnh nhân: 

“Nâng cao đầu, vai và ngực khỏi giường càng cao càng tốt”.

Bậc  1, 0: sờ sự co cơ

Bảng Phân độ:

Bậc 5: Hai tay đặt sau đầu; giữ tư thế chắc, mạnh
Bậc 4Hai tay sau đầu; giữ tư thế không chắc [rung, gắng sức]
Bậc 3Hai tay dọc thân
Bậc 2Hai tay dọc thân; thực hiện một phần ROM [không hở rốn]
Bậc 1Co vết, sờ và nhìn thấy
Bậc 0Không co

Lưu ý:
Test các cơ duỗi háng và duỗi cổ trước khi đánh giá duỗi thân

BẮT CẦU MỘT BÊN

Đánh giá sức bền

Các cơ: 

  • Vuông thắt lưng, 
  • Các cơ ngang bụng

Tư thế: 

Như hình vẽ, yêu cầu bệnh nhân nhấc hông lên tạo thành một đường thẳng.

Tư thế khởi đầu

 

Tư thế kết thúc

Bảng Phân độ:

Bậc  5: Có thể nhấc chậu khỏi giường và giữ thẳng người 20-30 giây
Bậc 4Có thể nhấc chậu khỏi giường và khó giữ thẳng người 15-20 giây
Bậc 3Có thể nhấc chậu khỏi giường và khó giữ thẳng người 10-15 giây
Bậc 2Có thể nhấc chậu khỏi giường và không giữ thẳng người được 1-10 giây
Bậc 1Không thể nhấc chậu khỏi giường
Bậc 0

LÀM VÁN [PLANK]

Giữ thân mình ở tư thế làm ván càng lâu càng tốt

Tư thế:

Bảng phân  độ:

Bậc 5: Giữ tư thế làm ván 120 giây
Bậc 4Không thể giữ làm ván >90 giây
Bậc 3Không thể giữ tư thế lâu được
Bậc 2Chỉ có thể giữ làm ván ở tư thế chạm gối
Bậc 1Không thể làm ván
Bậc 0

Tham khảo thêm: trunk MMT

Tài liệu tham khảo:

Daniels and Worthingham’s Muscle Testing, 10 th edition. Dale Avers, Marybeth Brown. Elsevier 2019.

Video liên quan

Chủ Đề