Bánh tráng là bánh gì

Bánh tráng [miền bắc gọi là bánh đa] là món bánh có hình tròn, mỏng, làm từ bột gạo [hoặc có nơi dùng sắn, ngô, đậu xanh…].

Đây là món ăn gắn liền với văn hóa của người Việt, được chế biến phối hợp cùng với nhiều nguyên liệu và gia vị khác để tạo nên đa dạng các món ăn.

banh trang muoi toi gia si re

Bánh tráng hay miền bắc còn gọi là bánh đa. Tên bánh tráng xuất phát từ cách làm món bánh này, là dùng nguyên liệu bột tráng mỏng ra rồi phơi khô.

  • banh trang muoi toi gia si re

Cái tên bánh tráng xuất xứ từ miền nam. Trước đó, miền trung và miền bắc cũng dùng tên bánh tráng. Ngoài ra, một số vùng ở Thanh Hóa còn dùng thêm cả tên bánh đa, hoặc thêm tên bánh khô để chỉ loại bánh tráng dùng để nướng và ăn trực tiếp. Còn loại bánh tráng dùng để gói nem [bánh đa nem] thì được gọi là bánh chả, do món nem rán được gọi là chả.

Tên bánh đa được dùng phổ biến ở miền bắc bắt đầu từ thời chú Trịnh. Do chú Trịnh Tráng ở đàng ngoài có tên là Tráng nên để kiêng húy, người ta đổi bánh tráng thành bánh đa. Ở phía đàng trong do không chịu ảnh hưởng của chú Trịnh nên cái tên bánh tráng vẫn tiếp tục dùng cho tới ngày nay.

Nguyên liệu làm bánh tráng tùy mỗi khu vực, mỗi làng nghề và đặc trưng ẩm thực địa phương mà có đôi chút khác nhau.

banh trang muoi toi gia si re

Nguyên liệu chính thường là bột gạo, có nơi còn dùng thêm sắn, ngô, đậu xanh, hoặc pha trộn các loại với nhau. Bột nguyên liệu chính sẽ được pha lỏng với nước. Để bánh dẻo, thợ bánh cho vào thêm một ít bột sắn theo tỷ lệ hợp lý, giúp bánh ít bị bể và dễ tráng mỏng. Tuy nhiên, nếu cho bột sắn nhiều hơn sẽ làm cho bánh có vị chua. Ngoài nguyên liệu chính thì còn phối thêm các phụ gia khác như mè, muối, tiêu, tỏi, dừa, hành, đường… tùy vào loại bánh tráng và tùy khu vực.

Bột nguyên liệu chính được pha lỏng với nước, trộn thêm các loại phụ gia. Một tấm vải mỏng được căng phẳng trên miêng một nồi nước sôi để làm chín bánh.

Dùng gáo múc nước bột với lượng vừa đủ, đổ lên tấm vải nóng căng đầy hơi nóng, tráng mỏng để trải đều nước bột ra hình tròn. Bột được tráng mỏng làm sao để mỏng vừa phải mà vẫn đều, không bị chỗ dày mỏng quá. Động tác tráng bánh phải rất khéo léo và nhanh chóng, sau đó dùng nắp đậy kín lại cho bánh chín.

banh trang muoi toi gia si re

Bánh tráng khi được tráng thành hình tròn đều được gỡ ra, và phơi trên các vỉ được đan bằng tre hoặc lá dừa nước. Bánh để khô ngon cần được phơi nắng tốt và đủ nắng. Nếu trời thiếu nắng thì bánh sẽ dễ sinh mốc, khó bảo quản được lâu.

Bánh tráng có độ dày mỏng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Nếu bánh dùng để nướng thì cần tráng dày, thường có mè hoặc hành lá. Bánh cuốn ướt thì độ dày vừa phải, còn bánh cuốn khô để rán/chiên thì sẽ mỏng như tờ giấy. Tên tiếng Anh của bánh tráng là rice paper [giấy gạo] cũng là ở lý do này.

Bánh tráng sau khi phơi khô, tùy mục đích sử dụng là gì mà cách ăn sẽ khác nhau. Bánh dày loại chuyên dùng để nướng sẽ được nướng trên than hồng đến khi bánh phồng giòn lên. Bánh loại dùng để cuốn nếu loại dày thì thường được nhún qua nước để dễ cuốn. Loại bánh dùng để cuốn chả giò [nem rán] thường là loại tráng mỏng.

  • Bánh đa Kế: xã Dĩnh Kế, huyện Lạng Giang, Bắc Giang
  • Bánh đa nem Thổ Hà: xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
  • Bánh đa Đô Lương: xã Đà Sơn, thị trấn Đô Lương, xã Tràng Sơn, Đông Sơn, huyện Đô Lương
  • Bánh đa Cầu Bố: phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa
  • Bánh đa làng chòm: xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa, Thanh Hóa
  • Bánh đa Hải Bình: xã Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
  • Bánh tráng Hòa Đa, Phú Yên
  • Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Tây Ninh
  • Bánh tráng Mỹ Lồng                                  

Việt Nam là đất nước có nền ẩm thực rất đa dạng nên mỗi món ăn sau mỗi giai đoạn đều có những thay đổi, biến thể phù  hợp với thị hiếu tiêu dùng.

Ngày nay khi nhắc tới bánh tráng thì hầu hết đều biết đến món ăn nổi tiếng “bánh tráng trộn” và “bánh tráng nướng”.

Bánh tráng trộn là món ăn rất phổ biến trong giới sinh viên, học sinh và ngay cả giới văn phòng cũng rất yêu thích. Đây được xem là món ăn vặt, ăn nhẹ dễ làm xiu lòng người.

banh trang muoi toi gia si re

Món bánh này xuất xứ từ Tây Ninh [miền đông Việt Nam]. Thành phần chính của bánh tráng trộn là bánh tráng mỏng cắt sợi [hoặc miếng vuông], phổ biến trộn chung với muối tôm, chanh/tắc, bò khô, trứng cút, rau răm, mỡ hành, có thể thêm tôm khô, đu đủ hoặc xoài chua bào sợi.

banh trang muoi toi gia si re

Các thành phần của bánh tráng trộn tùy mỗi người bán sẽ có thêm bớt vài loại gia vị như sốt tương, đậu phộng, mực sợi, phổi bò. Bánh tráng trộn được đóng trong túi nilon đơn giản và bán với giá tương đối rẻ.

Xem thêm cách làm bánh tráng trộn ngon của người Sài Gòn.

Bánh tráng nướng là món ăn nhẹ xuất hiện đầu tiên ở Phan Rang [Ninh Thuận], sau đó được bán rộng rãi ở Đà Lạt, Phan Thiết và hiện tại rất phổ biến tại Sài Gòn. Nó được làm từ loại bánh tráng mỏng, đem nướng giòn lên kèm với các thành phần nhân bánh là xúc xích, khô gà, hải sản tôm cua, khô bò, phô mai, trứng gà hoặc trứng cút. Bánh tráng nướng nhìn qua giống như bánh pizza của Ý và có rưới kèm thêm nước sốt là tương ớt hoặc nước sốt me.

banh trang muoi toi gia si re

Loại bánh tráng nướng ở mỗi tỉnh hoặc tùy người bán mà có thể ăn chung với các món ăn vặt khác như hồ lô nướng, cá viên chiên, bạch tuộc nướng.

banh trang muoi toi gia si re
  • Bánh tráng trộn
  • Bánh tráng nướng
  • Bánh tráng cuốn
  • Bánh tráng tây ninh
  • Bánh tráng nướng đà lạt
  • Bánh tráng trảng bàng
  • Bánh tráng mắm ruốc
  • Bánh tráng lụi
  • Bánh tráng cuốn bơ
  • Bánh tráng sa tế
  • Bánh tráng me
  • Bánh tráng chấm
  • Bánh tráng mỡ hành
  • Bánh tráng muối nhuyễn
  • Bánh tráng dừa
  • Bánh tráng tắc
  • Bánh tráng sa tế tỏi
  • Bánh tráng tỏi
  • Bánh tráng xoài
  • Bánh tráng dẻo
  • Bánh tráng chuối
  • Bánh tráng sữa
  • Bánh tráng muối tắc
  • Bánh tráng trứng
  • Bánh tráng muối
  • Bánh tráng trần
  • Bánh tráng chiên
  • Bánh tráng tôm
  • Bánh tráng chuối nướng
  • Bánh tráng mỡ hành
  • Bánh tráng kẹp
  • Bánh tráng rế
  • Bánh tráng ruốc
  • Bánh tráng nước dừa
  • Bánh tráng cuốn sốt me
  • Bánh tráng bò bía
  • Bánh tráng dẻo cay
  • Bánh tráng dẻo tôm
  • Bánh tráng cuốn trứng cút
  • Bánh tráng chà bông
  • Bánh tráng hành phi
  • Bánh tráng tỏi phi
  • Bánh tráng muối ớt
  • Bánh tráng trộn muối tôm
  • Bánh tráng sa tế tỏi ớt
  • Bánh tráng cuộn

Hầu hết tất cả chúng ta đều đã sử dụng qua bánh tráng, loại thực ăn này đã quá quen thuộc với mọi người, mọi gia đình. Vì tính tiện dụng cũng giá cả lại rất hợp lý của nó, nhưng có lẽ bạn vẫn chưa biết bánh tráng làm từ gì? Để giải đáp thắc mắc đó bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu bánh tráng được làm từ gì và những cách làm bánh tráng đơn giản, và những điều thú vị hay ho mà các bạn chưa biết về bánh tráng.

Hiện nay đa số các loại bánh tráng được làm từ gạo xay hoặc cũng có thể làm từ bột mì. Nếu như dùng gạo thì sẽ đem chúng ngâm qua đêm cho hạt gạo được mềm, rồi đem gạo đã ngâm đi xay nguyên. Sau đó người ta sẽ tráng mỏng và đem đi phơi nắng, cho đến khi bánh được khô. Để bánh được ngon hơn, người ta sẽ phơi bánh ở sương sớm thêm một lần nữa để bánh có được độ dẻo nhất định.

Bánh tráng là gì?

Bánh tráng Việt Nam được sử dụng làm rất nhiều món ăn ngon, chúng ta có thể kể tên những món ăn điển hình như gỏi cuốn, bánh tráng trộn, chả giò, bánh tráng nướng, bánh tráng cuốn… Ngoài thông tin bánh tráng làm từ gì thì hãy cùng tìm hiểu tiếp cách làm bánh tráng nhé!

Hầu hết các món ăn vừa kể trên đều rất nổi tiếng với hầu hết mọi người, không những thể hương vị của chúng cũng rất tuyệt vời, ngoài ra giá cả lại rất phải chăng nữa. Bên cạnh đó bánh tráng cũng có nhiều phiên bản khác nhau từ kích thước to hay nhỏ, rồi đến độ dày của bánh, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của con người. 

Ngoài ra hiện nay người ta còn chế biến ra nhiều loại bánh tráng kết hợp cùng với nhiều nguyên liệu khác như là sữa, xoài, mè, gạo lứt … để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Tham khảo bài viết: Cách làm bánh trứng sữa hấp 

Cách làm bánh tráng rất đơn giản, chỉ cần các nguyên liệu như  gạo hoặc là bột mì. Sau đó đem đi ngâm để qua đêm rồi đem đi xay nhuyễn. Sau đó, thợ làm bánh sẽ đổ vào lò và cán mỏng bánh, đem phơi cho đến khi bánh khô là được, nếu như muốn bánh được ngon hơn thì phơi thêm một lần sương nữa là được. 

Ngoài ra cũng có những loại bánh tráng khác như bánh tráng mít, xoài, bơ, mè, chúng được đa dạng chế biến tùy theo nhu cầu sử dụng của con người.

Bánh tráng trắng hiện nay là loại bánh tráng được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất, được người Việt Nam ta sử dụng từ xa xưa đến nay, không những giá thành rất rẻ mà loại bánh tráng này còn đa dạng trong việc chế biến nhiều loại món ăn khác nhau nữa. 

Cách làm bánh tráng trắng phơi sương

Cách làm bánh tráng trắng cũng rất đơn giản và nguyên liệu là gạo. Gạo đem đi ngâm qua đêm rồi đem xay nhuyễn, sau khi xay nhuyễn gạo, đem chúng hòa với nước, với tỉ lệ vừa đủ. Tiếp theo sau đó đem đi tráng rồi phơi cho bánh được khô là được. 

Để bánh được dẻo và ngon hơn thì nên đem bánh đi phơi sương bánh một lần nữa. Bánh tráng trắng cũng thường được dùng để làm gỏi cuốn, bánh tráng nướng, bánh tráng trộn, chả giò và nhiều món ăn ngon miệng khác và được rất nhiều bạn yêu thích.

Ngoài bánh tráng truyền thống là bánh tráng trắng thì còn có bánh tráng mè đen, các nguyên liệu cũng gồm gạo hoặc bột mì rồi thêm mè đen, cách làm cũng tương tự giống như cách làm của bánh tráng trắng. 

Chúng ta cho thêm mè đen vào bột rồi tráng như bình thường, nhưng lưu ý bạn nên  chọn loại mè tốt, cũng như chọn nơi mua mè uy tín, để mè không bị bở khi ăn. Trước khi sử dụng bạn cũng nên đem mè ngâm với nước để những hạt mè lép được nổi lên và ta vớt những hạt mè lép đó bỏ đi. 

Cách làm bánh tráng mè

Như vậy, thì chất lượng bánh tráng mè của bạn sẽ được ngon hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bánh tráng mè đen sẽ có độ dày hơn một chút so với bánh tráng thông thường, nên khi tráng bánh cần căn chỉnh để bánh không bị dày quá.

Bên cạnh đó bánh tráng mè đen thường được nướng lên để ăn, hoặc ăn kèm cùng các món ăn khác nhau, người ta vẫn thường dùng bánh mè đen để ăn kèm cùng các món khai vị trong các buổi tiệc

Bánh tráng xoài từ lâu đã là món ăn vặt yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh và sinh viên, bởi hương vị thị thơm ngon mà giá cả lại rất hợp túi tiền. Hương vị của món bánh tráng này cũng rất đặc biệt, ngọt ngọt pha lẫn vị chua của xoài, vị ngọt rất tự nhiên của xoài chứ không phải là hóa chất hay đường hóa học. 

Cách làm bánh tráng mè

Các nguyên liệu để làm bánh tráng xoài bao gồm xoài chín, chanh và mật mía. Cách làm món bánh tráng này cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy phần thịt xoài đem đi xay nhuyễn. Tiếp đến cho phần xoài đã được xay nhuyễn vào một cái nồi, cho thêm phần chanh lấy nước và mật mía đã chuẩn bị vào, sau đó nấu lên tầm 10ph là tắt bếp rồi để nguội.

Tiếp theo đổ phần hỗn hợp mà chúng ta đã chế biến ở trên ra khuôn, lưu ý nên lót giấy nướng bánh ở dưới trước. Canh chỉnh độ dày của bánh tráng sao cho phù hợp, bạn có thể cho vào lò nướng khoảng 6 tiếng hoặc có thể phơi ngoài nắng từ 2 đến 3 ngày.

Bánh tráng gạo lứt chắn hẳn sẽ rất quen thuộc với những ai đang theo chế độ ăn kiêng giảm cân, ăn healthy lành mạnh. Ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem cách làm bánh tráng gạo lứt sẽ như thế nào nhé.

Cách làm bánh tráng gạo lứt

Đầu tiên chúng ta sẽ chuẩn bị các nguyên liệu như gạo lứt, lưu ý bạn nên chọn loại gạo ngon , nên chọn mua gạo ở các cửa hàng uy tín. Chúng ta đem gạo lứt đi xay nhuyễn thành bột mịn.  

Sau đó, đem bột gạo lứt đã được xay nhuyễn cho thêm 1 ít nước sôi, 120 gram bột năng, và 1 xíu muối để canh chỉnh vị của bánh tráng sao cho phù hợp. Sau đó tráng bánh như bình thường rồi đem bánh đi phơi cho khô là có thể dùng được. Loại bánh tráng này rất tốt cho cơ thể vị hàm lượng tinh bột thấp và rất thích hợp cho những người đang có nhu cầu ăn kiêng giảm cân.

Tham khảo bài viết: Cách làm bánh mì nguyên cám 

Giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, chúng ta nên bảo quản bánh tráng ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ẩm mốc là được, nên bỏ bánh tráng ở trong bịch thực phẩm để bảo quản bánh tráng được tốt hơn, tránh các con ruồi, muỗi, côn trùng đậu vào, từ đó giữ được an toàn vệ sinh cho bánh tráng. 

Cách bảo quản bánh tráng

Nếu bảo quản bánh tráng ở điều kiện tốt thời gian sử dụng sẽ lên đến khoảng 6 hoặc 8 tháng. Nhưng nên sử dụng bánh tráng trong sớm để giữ được chất lượng tốt nhất của bánh bạn nhé!

Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về bánh tráng cũng như là bánh tráng làm từ gì? các cách làm bánh tráng khác nhau,cách bảo quản bánh tráng như thế nào và thời gian sử dụng của bánh tráng là bao nhiêu lâu. Nut Garden rất vui đã giúp bạn cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích này!

>> Xem thêm: Cách làm bánh yến mạch

MUA NGAY TRÊN SÀN
ĐỂ NHẬN NHIỀU KHUYẾN MÃI HẤP DẪN


Video liên quan

Chủ Đề