Bảo lãnh dự thầu sai tên nhà thầu

Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư [KH&ĐT] vừa tiếp nhận một tình huống trong đấu thầu: HSMT quy định thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu là 210 ngày kể từ thời điểm đóng thầu [ngày 31/3/2017], tức là bảo lãnh dự thầu của các nhà thầu tham dự thầu phải có hiệu lực tối thiểu đến ngày 26/10/2017. Tuy nhiên, bảo lãnh dự thầu của nhà thầu A phát hành ngày 25/3/2017, thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu là 210 ngày kể từ ngày phát hành bảo lãnh, đồng nghĩa bảo lãnh dự thầu của nhà thầu A sẽ có hiệu lực đến ngày 20/10/2017.

Theo Cục Quản lý đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Điều 18 Khoản 2 Điểm d quy định một trong những tiêu chí đánh giá tính hợp lệ của HSDT là có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của HSMT. Đối chiếu với quy định nêu trên thì bảo lãnh dự thầu của nhà thầu A không đáp ứng về thời hạn có hiệu lực đã đưa ra tại HSMT và nhà thầu này được đánh giá là có HSDT không hợp lệ. Trong trường hợp này, theo quy định thì HSDT của nhà thầu A không được xem xét, đánh giá ở các bước tiếp theo.

Việc bảo lãnh dự thầu không đáp ứng yêu cầu về thời hạn hiệu lực đã đưa ra tại HSMT như trên không phải là hiếm gặp. Ngoài ra, từ thực tiễn đấu thầu, phóng viên Báo Đấu thầu đã từng gặp rất nhiều trường hợp nhà thầu bị loại vì bảo lãnh dự thầu với rất nhiều hình thức không đáp ứng quy định khác nhau.

Có trường hợp bảo lãnh dự thầu đề sai tên gói thầu, từ gói thầu A thành gói thầu B. Sự nhầm lẫn hẳn từ gói thầu này sang gói thầu khác, không phải là lỗi chính tả, lỗi do đánh máy trong ghi tên gói thầu. Theo một chuyên gia về đấu thầu, việc ghi chính xác tên gói thầu trong thư bảo lãnh là để đảm bảo trách nhiệm tham dự thầu của nhà thầu đối với một gói thầu cụ thể. Nếu tên gói thầu trong thư bảo lãnh bị ghi “nhầm” từ gói thầu này sang gói thầu khác thì cũng tương đương với việc không có bảo lãnh dự thầu, vì bảo lãnh dự thầu như vậy là không phải cho gói thầu mà nhà thầu đang tham dự, nên không có giá trị pháp lý.

Cũng có trường hợp bảo lãnh dự thầu không được ký bởi đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền hợp pháp của tổ chức tín dụng như kết luận của Thanh tra Bộ Y tế chỉ ra tại HSDT của Agimexpharm khi dự thầu Gói thầu Mua thuốc generic cho các cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế ngoài công lập có hợp đồng bảo hiểm y tế trong tỉnh Bình Dương năm 2015 - 2016 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Trong khi theo quy định của pháp luật về đấu thầu, thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên.

Thậm chí, Báo Đấu thầu đã tiếp nhận thông tin về rất nhiều trường hợp nhà thầu không có bảo lãnh dự thầu dù HSMT đã quy định rõ ràng và dù đây là lý do chắc chắn sẽ bị loại.

Những sai sót trong bảo lãnh dự thầu cho thấy tính chuyên nghiệp của các nhà thầu khi tham gia đấu thầu chưa cao. Đây có thể coi là lý do trượt thầu không đáng có, vì quy định của pháp luật về đấu thầu đã hướng dẫn rất rõ ràng, nhà thầu chỉ cần cẩn thận hơn là sẽ không mắc lỗi này.

Tuy nhiên, cũng có thể lý giải cho những lỗi sơ đẳng về bảo lãnh dự thầu là sự cố ý để bị trượt thầu. Đây là trường hợp bên mời thầu, chủ đầu tư cần lưu ý, thống kê tần suất “quên”, nhầm lẫn trong bảo lãnh dự thầu của cùng một nhà thầu liên tục tại nhiều gói thầu, cùng với những dấu hiệu khác, để xem xét về hành vi thông thầu.       

Công ty cũng đề nghị giải đáp, nhà thầu ghi sai tên bên mời thầu trong đơn dự thầu, nhưng các nội dung khác đều đúng yêu cầu hồ sơ mời thầu thì có cho phép nhà thầu làm rõ đính chính tên bên mời thầu trong đơn hay đánh giá đơn dự thầu không hợp lệ? Bảo lãnh dự thầu ghi sai tên gói thầu nhưng các nội dung khác đều đúng, vậy có cho phép nhà thầu làm rõ đính chính tên gói thầu trong bảo lãnh không?

Theo Khoản 4, Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu. Công ty hỏi, vậy các chuyên gia này có được ký tên trực tiếp trong báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Điểm b, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định, đơn dự thầu hợp lệ là đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu [nếu có] theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp; logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu.

Đối với trường hợp của Công ty TNHH Hoàng Ngọc Phát, việc đánh giá tính hợp lệ của đơn dự thầu được thực hiện theo quy định nêu trên. Theo đó, nếu đơn dự thầu ghi thời gian thực hiện hợp đồng là 30 [không ghi đơn vị là ngày, tháng…] nhưng đề xuất về kỹ thuật nêu cụ thể là 30 ngày thì có thể coi đây là sai sót không nghiêm trọng theo quy định tại Mục 30 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bên mời thầu có thể tiếp tục đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu này.

Trường hợp sai tên trong đơn dự thầu và bảo lãnh dự thầu

Điểm d, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định, bảo đảm dự thầu hợp lệ là bảo đảm dự thầu có giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Do nội dung mà Công ty TNHH Hoàng Ngọc Phát hỏi không nêu rõ việc sai tên bên mời thầu trong đơn dự thầu và sai tên gói thầu trong bảo lãnh dự thầu là sai lỗi chính tả hay sai tên hoàn toàn [từ chủ thể A sang chủ thể B] nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư không đủ cơ sở để trả lời.

Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại Mục IV Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu ban hành kèm theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tất cả thành viên của tổ chuyên gia ghi rõ họ tên và ký, kể cả thành viên có ý kiến bảo lưu [nếu có].

Theo đó, tất cả thành viên có tên trong quyết định thành lập tổ chuyên gia phải ký tên vào báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo hướng dẫn nêu trên.

Theo Chinhphu.vn

Độc giả Trần Quang Lợi [Ban quản lý dự án công trình thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh] đặt câu hỏi như sau: Trong bảo lãnh dự thầu nhà thầu ghi tên đơn vị thụ hưởng là “Ban quản lý các dự án công trình thành phố Cẩm Phả” trong khi tên đơn vị là “Ban quản lý dự án công trình thành phố Cẩm Phả”. Trong xác nhận cung cấp tín dụng để phục vụ thi công gói thầu nhà thầu cũng ghi sai tên bên mời thầu như trên.

Vậy, bảo lãnh dự thầu và xác nhận cung cấp tín dụng của nhà thầu nêu trên có được coi là hợp lệ không?

Xem thêm: Bảo lãnh dự thầu phát hành trước thời điểm ký thỏa thuận liên danh có hợp lệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm d, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo đảm dự thầu hợp lệ là bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Đối với trường hợp của ông Lợi, nếu tên bên mời thầu quy định trong hồ sơ mời thầu là Ban quản lý dự án công trình thành phố Cẩm Phả nhưng thư bảo lãnh của nhà thầu lại ghi thành “Ban quản lý các dự án công trình thành phố Cẩm Phả” [ghi thừa chữ “các”], tuy nhiên các nội dung khác đều đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì đây có thể coi là lỗi chính tả của đơn vị lập thư bảo lãnh và là sai sót không cơ bản nên không phải là cơ sở để loại bỏ nhà thầu.

Bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu làm việc với ngân hàng để chuẩn xác lại tên bên mời thầu trong thư bảo lãnh.

Ban biên tập Kênh đấu thầu [Nguồn: Baodautu.vn]

Trong quá trình làm bảo lãnh dự thầu, nhiều người gặp phải trường hợp làm bảo lãnh dự thầu sai tên đơn vị thụ hưởng. Theo quy định, bảo lãnh dự thầu hợp lệ là loại bảo lãnh có giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu. Vậy bảo lãnh dự thầu sai tên đơn vị thụ hưởng có hợp lệ không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết.

Việc đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ thầu thuộc trách nhiệm của bên mời thầu hoặc tổ chuyên gia. Theo hướng dẫn của Khoản 19.3, Mục 19 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu, sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành có quy định: Các trường hợp bảo đảm dự thầu không hợp lệ: ● Có giá trị thấp hơn. ● Thời gian hiệu lực ngắn hơn quy định. ● Không phải bản gốc. ● Ghi sai tên đơn vị thụ hưởng [bên mời thầu]. ● Không có chữ ký hợp lệ.

Như vậy, trường hợp tên đơn vị hưởng bị sai trong bảo lãnh dự thầu thuộc trường hợp bị đánh giá không hợp lệ. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều trường hợp sai tên bên mời thầu tại bảo lãnh dự thầu. Nguyên nhân sai sót chủ quan từ phía đơn vị ngân hàng cung cấp bảo lãnh dự thầu.

Video liên quan

Chủ Đề