Bầu 38 tuần ra dịch nhầy màu trắng trong

Khi mang thai tuần thứ 39, mẹ bầu sẽ cảm thấy áp lực và mệt mỏi bởi những biến đổi trong cơ thể, và có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Đặc biệt, nhiều mẹ bầu trong thời gian này có thể bị ra dịch nhầy màu trắng và ai cũng thắc mắc liệu đây có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Bạn đang xem: Thai 38 tuần ra dịch nhầy màu trắng

Nguyên nhân mẹ mang thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng 

Do sự tác động của các loại hormone, dịch âm đạo khi mang thai thường có xu hướng tiết nhiều hơn, dính hơn và trông giống chất nhầy hơn, gọi là huyết trắng. Đa số những trường hợp ra dịch nhầy màu trắng đều bình thường và không có gì đáng lo. Tuy nhiên, nếu chất dịch này sệt, có màu khác lạ, mùi hôi hoặc khiến mẹ bị ngứa ngáy và kích ứng thì có thể là do các nguyên nhân sau đây. 

Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng có thể là dấu hiệu sắp sinh. [Ảnh minh họa]

Viêm âm đạo do nấm men

Trong trường hợp này, mẹ có thể nhận thấy khí hư có màu trắng đục hoặc ngả vàng, có độ sệt hoặc gần giống phô mai tươi, gây ngứa và có thể ra máu do âm đạo bị kích thích. Viêm âm đạo do nấm men có thể không quá nghiêm trọng nhưng mẹ bầu vẫn nên đi khám phụ khoa để được kiểm tra và kê thuốc đặt kháng nấm.

Viêm âm đạo do tạp khuẩn

Xuất hiện do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo, viêm âm đạo do tạp khuẩn thường gây ra tình trạng dịch tiết có mùi tanh kèm theo cảm giác ngứa, rát. Bệnh có thể lây lan lên tử cung và gây vỡ ối, sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên đi khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh lây qua đường tình dục

Hầu hết những bệnh lây qua đường tình dục đều khiến dịch âm đạo có màu sắc và mùi “khác lạ”. Bệnh lây qua quan hệ tình dục có thể dẫn đến sinh non và nhiễm trùng đường tiểu sau sinh, thậm chí, một số vi sinh vật gây bệnh có thể đi qua nhau thai gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc truyền cho bé trong quá trình sinh nở.

Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Ra dịch nhầy màu trắng hoặc hơi nhuốm máu đỏ, ngả nâu khi đang mang thai 39 tuần có thể là dấu hiệu nút nhầy cổ tử cung đang bong ra. Dịch nhầy cổ tử cung, hay còn gọi là nút nhầy cổ tử cung, là ống chất nhầy được tạo thành bởi các niêm mạc tử cung, tồn tại ở cổ tử cung để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập làm ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình mang thai.

Đến tháng cuối thai kỳ, nút nhầy cổ tử cung bắt đầu bong ra và thoát dần ra ngoài theo đường âm đạo mẹ. Thời điểm này, cổ tử cung bắt đầu co giãn mở rộng để chuẩn bị đường cho em bé ra ngoài, vì vậy, dịch nhầy cổ tử cung sẽ thoát ra ngoài. Tuy nhiên, ra dịch nhầy không có nghĩa là mẹ bầu sẽ chuyển dạ sinh con ngay. Những dấu hiệu sắp sinh khác bao gồm: 

Bụng tụt xuống thấp

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới.

Khi sắp sinh, bụng mẹ bầu sẽ tụt xuống thấp. [Ảnh minh họa]

Đi tiểu thường xuyên hơn

Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Khoảng 2 tuần trước sinh thì thậm chí khoảng 1 giờ các mẹ đi tiểu một lần. 

Đau lưng dưới

Những ngày cuối thai kỳ mẹ bầu có thể bị đau lưng ghê gớm. Do lúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới sẽ tạo áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức. Khi thấy lưng thường xuyên đau đớn, chứng tỏ mẹ sắp được gặp mặt con yêu rồi.

Những cơn co thắt tử cung thường xuyên hơn

Khi nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở tử cung [dạ con] trong giai đoạn cuối thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn. Tuy nhiên, những cơn có thắt này có thể xuất hiện trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, được gọi là những cơn đau giả [Braxton Hicks].

Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ còn cách ngày dự sinh từ 1-2 tuần thì cần đặc biệt chú ý dấu hiệu này. Khi cơn co thắt mạnh mẽ [kéo dài khoảng 30 giây] và thường xuyên hơn thì ca sinh nở đã sắp bắt đầu. Thông thường, những cơn đau đẻ sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn.

Vỡ ối

Chỉ có 10% các ca sinh nở có túi ối bị vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa. Thông thường chị em sẽ thấy hiện tượng vỡ ối trong quá trình đau đẻ. Đây là lúc em bé cần phải được hít thở không khí bên ngoài.

>> XEM TIẾP: Bà mẹ sinh con lần 2 mách chiêu sắp xếp túi đồ đi đẻ vừa khoa học lại gọn nhẹ

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn! 4/5

Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/thai-39-tuan-ra-dich-nhay-mau-trang-co-phai-dau-hieu-sap-sin…Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/thai-39-tuan-ra-dich-nhay-mau-trang-co-phai-dau-hieu-sap-sinh-c32a584953.html

Xem thêm chủ đề Mang thai 6-9 tháng Xem thêm các chủ đề HOT khác
  • TS.BS Phạm Thị Thúy Hòa
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Hồng Sơn
  • Thùy Dương.
Theo Minh An [Dịch từ Webmd] [Khám Phá]

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Chăm con tại website //suanoncolosence.com.

Do sự thay đổi hormone nên trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu tiết nhiều dịch âm đạo, kéo dài trong suốt thai kỳ. Bởi vậy khi thai nhi 38 tuần, mẹ ra dịch nhầy màu vàng nhạt là điều bình thường.

Theo đó trong giai đoạn đầu thai kỳ, dịch âm đạo thường có màu trắng hoặc trong, còn ở cuối thai kỳ có thể chuyển sang màu vàng.

Cẩn trọng khi mang thai 38 tuần bị ra dịch nhầy vàng

Ngoài sự thay đổi hormone, việc gia tăng dòng chảy của máu đến âm đạo cũng là lý do gây nên hiện tượng này.

Dù là biểu hiện bình thường của thai kỳ nhưng việc ra dịch nhầy cũng khiến rất nhiều thai phụ bận tâm, lo lắng. Điều này khá dễ hiểu bởi nếu dịch âm đạo xuất hiện cùng các hiện tượng bất thường thì nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe là rất lớn.

Luôn theo dõi những dấu hiệu bất thường trong giai đoạn cuối thai kỳ

Đặc biệt, nếu bầu 37 tuần ra dịch màu vàng, thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng kèm theo sự thay đổi về màu sắc, có bọt, mùi hôi, cảm giác nhầy, ngứa âm hộ thì mẹ bầu phải cẩn trọng. Vì đây đó có thể là triệu chứng cảnh báo các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đặc biệt nếu dịch này có màu vàng đậm, theo khối, kết cấu đặc thì mẹ bầu phải đi khám ngay lập tức.

Mang thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng có nguy cơ mắc bệnh gì?

Như đã nói ở trên, khi ra dịch âm đạo màu vàng kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì đó là dấu hiệu gắn liền với các căn bệnh phụ khoa:

1. Viêm âm đạo

Thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng kèm mùi hôi khó chịu thì có thể mẹ bầu đã bị khiểm khuẩn, viêm âm đạo. Nguy hiểm hơn, nếu mẹ bị viêm âm đạo nặng sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, tử vong trong tử cung.

Nguyên nhân gây ra viêm âm đạo là do nấm candida hoặc trichomonas. Nếu thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng xanh, sủi bọt thì có thể là do nấm trichomonas.

Nhiễm khuẩn âm đạo gây dịch nhầy vàng

Nhiễm trùng nấm men có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Một nghiên cứu năm 2015 cho biết [mặc dù bằng chứng chưa đầy đủ], nhiễm nấm Candida trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như:

  • Vỡ ối sớm
  • Chuyển dạ sinh non
  • Viêm màng mạch
  • Khiến thai nhi bị hiễm nấm Candida da bẩm sinh, một tình trạng hiếm gặp với đặc trưng phát ban trên da

Do đó bạn hãy đi khám để được kê thuốc phù hợp. Bạn nên tránh một số loại thuốc chống nấm như fluconazole [Diflucan] khi mang thai.

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

[Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi]

Page 3

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy khiến nhiều mẹ bầu hoang mang. Cùng giải mã nguyên nhân cũng như cách ứng phó với tình huống này, mẹ nhé.

Thai kỳ bước vào tuần thứ 39, nghĩa là mẹ đã sắp sửa “về đích” để chào đón bé yêu. Cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp đến.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ cần biết. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa. Mẹ cần biết để phân biệt và có cách xử lý kịp thời nhé.

Mẹ bầu tuần thứ 39 có những thay đổi gì?

Khi thai nhi được 39 tuần, mẹ bầu thường rất hồi hộp, mong chờ đến ngày được gặp con. Bà bầu ở những tuần cuối được theo dõi kỹ các dấu hiệu chuyển dạ, cũng như mọi thay đổi của cơ thể. Mẹ có thể cảm thấy bụng dưới căng cứng, tần suất đi tiểu tăng hay xuất hiện các cơn co thắt sinh lý. Một số thay đổi chính có thể kể đến như:

  • Đau lưng: Triệu chứng đau lưng có thể trở nên trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là lúc này, em bé đã di chuyển dần xuống phần xương chậu và đầu bắt đầu chèn vào cột sống.
  • Cơn gò Braxton Hicks: Những cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks xuất hiện ngày càng nhiều và dài hơn khiến mẹ bầu cảm thấy khá khó chịu.
  • Thai nhi chuyển động ít hơn: Khi thai được 39 tuần, em bé đã phát triển kích thước tương đối hoàn thiện. Lúc này, không gian tử cung trở nên khá chật chội nên bé khó cử động được nhiều. Mẹ sẽ cảm thấy những cú đạp hay di chuyển của bé xuất hiện với tần suất ít hơn và mức độ cũng nhẹ nhàng hơn.
  • Ra nhiều dịch nhầy: Mẹ bầu tháng cuối ra dịch nhầy là hiện tượng khá phổ biến. Dịch này thường lỏng, có màu trắng và ít có mùi. Mẹ không nên quá lo lắng khi bầu 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng. Có trường hợp, mẹ có thể thấy dịch âm đạo trong suốt, màu hồng hoặc thậm chí có máu. Đây có thể dấu hiệu là nút nhầy cổ tử cung đã bong ra và bạn sắp chuyển dạ.
  • Xuất huyết âm đạo: Thai 39 tuần ra dịch màu nâu, có thể do lẫn máu trong dịch. Đây là máu từ các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ ra. Dấu hiệu này cho thấy cổ tử cung của bà bầu tuần 39 đang giãn và mở rộng ra, chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
  • Vỡ ối: Đây là triệu chứng cho thấy mẹ bầu sắp lâm bồn. Vỡ ối thường kèm theo những cơn co thắt tử cung, gây đau bụng dữ dội. Có người chỉ thấy nước ối rỉ ra khá ít, nhưng cũng có mẹ bầu xuất hiện nước ối ồ ạt. Thông thường, mẹ bầu nhiều khả năng sẽ sinh con trong vòng 24 giờ sau khi ối vỡ.
  • Chuẩn bị mọi thứ để đón bé: Hầu hết các mẹ bầu ở tuần 39 đều ở trong tâm thế sẵn sàng chào đón bé yêu. Mẹ luôn muốn dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, chuẩn bị sẵn các vật dụng đi sinh. Tâm trạng mẹ lúc này vừa mong ngóng lại vừa hồi hộp, đếm từng ngày để được gặp con.
Mẹ có thể bị đau lưng trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy có phải là dấu hiệu sắp sinh

Có thể thấy, thai 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng là một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu những tuần cuối. Tuy nhiên, có phải cứ mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy nghĩa là mẹ sắp sinh không? Hiện tượng này chỉ báo hiệu ngày sinh sắp tới nếu mẹ gặp một số dấu hiệu đi kèm sau.

  • Bụng sa xuống thấp: Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ có thể thấy bụng bầu của mình sa xuống đáng kể so với những tuần trước. Đây là dấu hiệu cho biết mẹ sẽ lâm bồn trong khoảng 1 – 2 tuần tới.
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn: Ở tuần 39, bé gần như đã di chuyển đến vị trí gần bàng quang nên mẹ sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể gây bất tiện trong sinh hoạt của mẹ, nhất là khi phải đi tiểu nhiều vào ban đêm, khiến mẹ khó ngon giấc.
  • Tử cung co thắt thường xuyên hơn: Cơn gò sinh lý Braxton – Hicks thường xuất hiện trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ. Tần suất cơn gò này sẽ tăng lên rất nhiều khi mẹ bước vào những tuần cuối. Cơn gò này là cách để tử cung tập luyện cho ngày lâm bồn. Khi gần đến này sinh, mẹ sẽ thấy tử cung gò dồn dập, kéo dài đến vài phút, thậm chí khiến mẹ khó chịu và đau đến toát mồ hôi.
  • Vỡ ối: Đây được xem là dấu hiệu chắc chắn nhất cho việc chuyển dạ của mẹ bầu. Hiện tượng vỡ ối thường đến sau những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra nhiều, bạn cần đến bệnh viện ngay vì em bé đã sắp sửa chào đời rồi đấy.
Các cơn gò Braxton – Hicks trở nên dồn dập hơn khi mẹ gần đến ngày sinh

Bầu tháng cuối ra dịch nhầy không chỉ là dấu hiệu chuyển dạ, mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.

  • Viêm âm đạo cho nấm: Nếu dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc ngả vàng, sệt hoặc gần giống phô mai tươi kèm với hiện tượng ra máu và cảm giác ngứa, mẹ có thể bị viêm âm đạo do nấm men. Trường hợp này, mẹ cần đến bác sĩ để được thăm khám và kê thuốc điều trị.
  • Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Dịch âm đạo có mùi tanh và cô bé bị ngứa, rát là dấu hiệu của viêm âm đạo do tạp khuẩn. Chứng bệnh này thường do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo gây ra.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục: Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy không loại trừ khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Tình trạng này có thể khiến mẹ bị sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiểu sau sinh.

Các bệnh lý ở giai đoạn cuối thai kỳ đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần đến các bệnh viện chuyên ngành để khám ngay nhé.

  • Nếu mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy, mẹ nên theo dõi diễn tiến cũng như các dấu hiệu kèm theo. Trong trường hợp các triệu chứng chuyển dạ đã rõ ràng, mẹ đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra nhé.
  • Thời gian khi xuất hiện các dấu hiệu đến lúc sinh khá lâu, vì vậy mẹ hãy bình tĩnh chuẩn bị những đồ dùng cần thiết.
  • Mẹ nên nhờ sự giúp đỡ từ người thân để đỡ áp lực trong những giây phút sắp sửa lâm bồn. Sức khỏe và tinh thần của mẹ lúc này là quan trọng nhất.
Sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu là quan trọng nhất.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là dấu hiệu chuyển dạ nếu đi kèm với các triệu chứng như đau lưng dưới, sa bụng bầu, co thắt tử cung, vỡ ối. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Vì vậy, mẹ hãy theo dõi cơ thể thật kỹ cũng như tuân thủ lịch khám thai đều đặn để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình nhé.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề