Bầu bao lâu thì được ăn dứa

Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng phải chú trọng nhiều hơn vào khẩu phần dinh dưỡng của mình. Mẹ bầu ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối có tốt không? Bài viết này sẽ giải đáp giúp mẹ thắc mắc đó!

Dứa là loại trái cây nhiệt đới với vị chua ngọt đặc trưng rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Người ta thường dùng dứa để ăn tráng miệng, chế biến thức uống hoặc làm gia vị khi nấu các món ăn. Tuy dứa cũng có nhiều lợi ích về sức khỏe nhưng ở những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn dứa. Vậy mẹ ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối có được không và có công dụng gì? Những thông tin trong bài viết này sẽ trả lời giúp mẹ!

1. Mẹ bầu ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối có được không?

Mẹ nên ăn dứa vào 3 tháng cuối thai kỳ

Chắc hẳn mẹ cũng đã biết, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ không nên ăn dứa trong tam cá nguyệt thứ nhất, tức 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là chất bromelain là một thành phần trong dứa sẽ khiến cho tử cung bị co bóp nếu mẹ ăn quá nhiều dẫn đến sảy thai. Thế nhưng trên thực tế, hàm lượng chất này trong 1 quả dứa hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ, trừ khi nào mẹ ăn 7 – 10 trái dứa cùng một thời điểm. Tuy vậy để đảm bảo an toàn, mẹ tốt nhất là không nên ăn ở thời gian đầu thai kỳ.

Vậy ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ có được không? Đáp án là CÓ. Kể từ tam cá nguyệt thứ 2, mẹ nên ăn dứa đều đặn 1 - 2 lần mỗi tuần để loại trái cây này mang đến một số tác dụng tốt cho cơ thể bao gồm:

  • Hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng vì dứa là thực phẩm giàu vitamin C cùng các chất chống oxy hóa lớn.
  • Cải thiện làn da: 70mg vitamin trong dứa sẽ thúc đẩy sản xuất collagen giúp xương chắc khỏe và cứu sống làn da mẹ đang bị các triệu chứng khi mang thai làm xấu xí.
  • Ngăn ngừa tình trạng táo bón thường gặp khi mẹ mang thai.
  • Điều hòa, ổn định huyết áp, giúp máu lưu thông ổn định nhờ chất Bromelain có trong dứa.
  • Giảm thiểu tình trạng sưng phù ở cơ thể mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Giúp quá trình mẹ chuyển dạ diễn ra nhanh chóng nhờ vào tác động của thành phần bromelain.
  • Cải thiện tâm trạng, giúp tinh thần và tâm lý của mẹ bầu thoải mái và tiến triển tốt hơn.

Mẹ thấy đấy, những công dụng trên vô cùng có ích đối với cơ thể mẹ bầu, vì thế ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối là hoàn toàn tốt và không có hại gì với sức khỏe nếu mẹ ăn với lượng vừa đủ.

2. Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn dứa trong thai kỳ

Mẹ không nên ăn quá 7 quả dứa mỗi tuần

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn dứa ở tam cá nguyệt cuối cùng nhưng cần ghi nhớ những điều được các chuyên gia dinh dưỡng và sản phụ khoa khuyến cáo sau:

  • Mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn dứa 1 - 2 lần và không ăn quá 7 quả một tuần.
  • Bất kỳ thời điểm nào khi ăn dứa, không chỉ 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ cũng phải gọt bỏ hết mắt và lõi dứa trước khi ăn để tránh nhiễm độc.
  • Mẹ bầu không nên ăn dứa khi bụng đói hoặc cơ thể mệt mỏi.
  • Nếu cơ địa của mẹ bầu dễ dị ứng thì mẹ nên dùng dứa chế biến món ăn thay vì ăn sống.
  • Mẹ không nên ăn dứa đã gọt vỏ và để lâu trong tủ lạnh.
  • Mẹ tuyệt đối không ăn hoặc uống nước từ quả dứa có vỏ còn xanh mà hãy chọn những quả đã chín vàng.
  • Mẹ cần tránh ăn quả dứa bị dập nát.
  • Mẹ đừng nên ăn dứa vào buổi tối.
  • Nếu mẹ bầu thấy cơ thể xuất hiện bất cứ hiện tượng bất thường nào sau khi ăn dứa thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

3. Mẹ nên ăn gì vào tam cá nguyệt thứ 3?

Những loại quả mẹ nên ăn vào tam cá nguyệt thứ 3

Tam cá nguyệt thứ 3 là thời điểm nước rút để trong giai đoạn đầu làm mẹ, các mẹ phải bổ sung đủ dinh dưỡng giúp bé phát triển về trí não và chiều cao. Đã bao giờ mẹ thắc mắc nên ăn trái cây gì vào 3 tháng cuối chưa? Hãy tham khảo danh sách sau nhé!

  • Chuối với nguồn kali và vitamin dồi dào giúp ngăn ngừa nguy cơ chuột rút, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón và trĩ trong thai kỳ.
  • Bơ với nguồn axit béo omega-3 cao sẽ giúp ngăn ngừa bệnh lý đến não bộ của thai nhi, mẹ sẽ không bị chuột rút, táo bón, tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ.
  • Bưởi giàu vitamin C sẽ ngăn ngừa mẹ gặp tình trạng vỡ ối sớm, tăng cường khả năng hấp thụ sắt và canxi cho hai mẹ con.
  • Dâu tây hoặc các loại quả cùng họ chẳng hạn như việt quất, phúc bồn tử cung cấp lượng axit béo omega 3 cao sẽ phát triển về trí não và cân nặng cho bé.
  • Đu đủ chín sẽ bổ sung cho cơ thể mẹ chất xơ, vitamin A, vitamin C, folate và các nguyên tố vi lượng quan trọng giúp giải quyết các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa triệt để bao gồm ợ nóng, táo bón, đầy hơi...

Mẹ bầu có thể ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ nhưng cần nhớ thuộc nằm lòng những điều cần lưu ý trong bài viết này để bé yêu không bị ảnh hưởng xấu. Tam cá nguyệt thứ 3 là thời gian mẹ sắp chào đón cục cưng nên mẹ hãy đặc biệt chú trọng vấn đề ăn uống nhé! Chúc mẹ sinh bé thuận lợi, con khỏe mạnh thông minh.

Hãy bắt đầu thói quen đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho thai nhi và tới ngày sinh bạn sẽ có đủ sức khẻo và dễ sinh mẹ tròn con vuông hơn, thai nhi cũng được khoẻ mạnh hơn, hãy đi bộ nhẹ nhàng cùng bé yêu của bạn tại nhà với máy chạy bộ của Tập đoàn thể thao Elipsport nhé. chúc bạn thành công.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

CÓ. Kể từ tam cá nguyệt thứ 2, mẹ nên ăn dứa đều đặn 1 - 2 lần mỗi tuần để hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện làn da, giảm sưng phù và tránh táo bón.

Có. Ăn dứa sẽ giúp quá trình mẹ chuyển dạ diễn ra nhanh chóng nhờ vào tác động của thành phần bromelain.

Mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn dứa 1 - 2 lần và không ăn quá 7 quả một tuần.

Bất kỳ thời điểm nào khi ăn dứa, không chỉ 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ cũng phải gọt bỏ hết mắt và lõi dứa trước khi ăn để tránh nhiễm độc.Nếu cơ địa của mẹ bầu dễ dị ứng thì mẹ nên dùng dứa chế biến món ăn thay vì ăn sống.

Mẹ nên ăn chuối, bơ, bưởi, dâu tây, đu đủ vào 3 tháng cuối thai kỳ để bổ sung dinh dưỡng giúp bé phát triển về trí não và chiều cao.

Dứa vốn luôn là một trong những loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, tất cả mọi lứa tuổi, thể trạng sức khỏe đều có thể ăn dứa. Tuy nhiên đối tượng mẹ bầu có nên ăn dứa hay không? Đối với các mẹ bầu ăn dứa bao lâu thì chuyển dạ? và bầu 39 tuần ăn dứa được không ? Để có thể trả lời tất tần tật những câu hỏi này, các bạn hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây cùng với Viknews Việt Nam nhé!

Khi bắt đầu mang thai, người mẹ như mang trong mình một xứ mệnh to lớn hơn cả. Vào thời kì mang thai, mẹ cần phải hiểu rõ là bản thân cũng như là em bé trong bụng cần phải bổ sung những gì để có thể tốt nhất cho cả hai mẹ con. Trong thời kì mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là ảnh hưởng lớn nhất đến cả hai mẹ con.

Dứa vốn là một loại quả rất thơm và rất được ưa chuộng trên thị trường. Nó không chỉ được những người bình thường thích mà các mẹ bầu cũng rất thích ăn dứa khi mang thai. Người ta vẫn nó là ăn dứa không chỉ để cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé, vì thành phần trong dứa có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, vì thế nên khi mang thai, ăn dứa vào sẽ kích thích mẹ bầu chuyển dạ nhanh hơn. Vậy ăn dứa bao lâu thì chuyển dạ và nó có đem lại tác dụng phụ cho thai phụ hay không?

Các bác sĩ đã nghiên cứu và nói rằng, việc ăn dứa sẽ giúp cho cơ thể phụ nữ không chỉ có thêm chất bổ dưỡng mà còn có thể giúp chuyển dạ nhanh hơn. Nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ rõ ra rằng ăn dứa bao lâu thì chuyển dạ. Ăn dứa chỉ giúp 1 phần vào việc chuyển dạ trở nên nhanh chóng hơn. Chứ chuyển dạ ở cơ thể phụ nữ không phụ thuộc vào việc ăn dứa bao nhiêu lâu.

Các mẹ khi mang thai thì có thể ăn dứa vào thời điểm những tháng cuối của thai kì, lúc này cơ thể mẹ lại đang rất cần nhiều dưỡng chất và cũng là để cơ thể mẹ được chuyển dạ nhanh hơn.

Dứa là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho cả mẹ bầu và cho cả em bé. Đối với những người bình thường thì lúc nào cũng có thể ăn dứa nhưng đối với mẹ bầu thì cần phải biết khi nào có thể ăn và khi nào không.

Chế độ ăn uống của mẹ bầu càng phải chặt chẽ thì mới có thể giữ được sức khỏe của con. Có thể nói, đối với mẹ bàu, dứa vừa là thuốc bổ những cũng có thể là thuốc gây hại. Mẹ bầu không phải là đối tượng muốn ăn dứa lúc nào là có thể ăn được.

Bác si khuyên rằng vào 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu không được ăn dứa, điều này sẽ có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai nhi. Đến khi mang bầu tháng thứ 4 thì mẹ bầu có thể bắt đầu ăn dứa, nhưng lượng dứa đưa vào cơ thể mẹ phải phù hợp.

Mẹ bầu nên ăn dứa vào những tháng cuối thai kì

Mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn ¼ quả dứa, như thế là vừa đủ lượng vitamin đưa vào cơ thể mẹ và cung cấp cho bé yêu và hơn nữa ăn dứa giúp chuyển dạ nhanh. Không được ăn quá nhiều dứa trong thời gian mang thai, như thế sẽ có thể dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn. Dứa không nên ăn khi đói, cũng không nên ăn vào lúc quá nó, mẹ chỉ nên ăn dứa vào thời điểm cơ thể cảm thấy hoàn toàn bình thường.

Mẹ bầu ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể thì còn phải kiêng cử rất nhiều thứ để có thể đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi một cách tốt nhất. Trái cây được cho là thực phẩm tốt cho sức khỏe của con người kể cả mẹ bầu, bổ sung dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại trái cây, hoa quả nào cũng tốt cho mẹ bầu.

Quả dứa là loại quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin những loại quả này bà bầu có ăn được hay không? Có gây chuyển dạ hay không? Ăn bao lâu thì chuyển dạ? Quả dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, cho nên nhiều người nhận định rằng quả dứa có thể kích thích sinh nở. Tuy nhiên theo nghiên cứu thì chất bromelain có trong quả dứa khá nhỏ và phải ăn ít nhất là 7 quả dứa thì mới có thể cảm nhận được những cơn đau co thắc tử cung.

Thành phần bromelain có trong quả dứa còn có thể khiến có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau bụng, tiêu chảy haowcj dị ứng nếu ăn quá nhiều dứa. Cho nên trong thời kỳ đầu mang thai thì bạn không nên uống quá nhiều nước dứa. Nói như vậy không có nghĩa là mẹ bầu hoàn toàn không ăn hoặc uống nước dứa, trong dứa có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin tốt cho mẹ bầu. Mẹ bầu vẫn có thể sử dụng được những hạn chế đừng sử dụng quá nhiều là được.

Nếu có sử dụng dứa tươi trong thời kì mang thai thì tốt nhất mẹ nên sử dụng vào thời gian cuối của thai kỳ còn thời gian đầu mẹ bầu không nên sử dụng. Dù là hoa quả, trái cây nào cũng vậy, phải được sử dụng một cách hợp lý và đúng cách thì nó mới có thể phát huy hết những công dụng của mình được. Quả dứa cũng là một trong những loại quả như thế. Mẹ bầu tốt nhất vẫn nên sử dụng một lượng nhất định và có hạn, một tuần nên ăn từ 1 – 2 quả.

Có nên ăn dứa trước khi sinh

Trong dứa có chứa nhiều chất bromelain – một loại enzyme gây co thắt và làm mềm cổ tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Do đó, gần như suốt thai kỳ mẹ bầu nên kiêng ăn loại quả này. Tuy nhiên, khi đến gần ngày sinh, mẹ  thể ăn hoặc uống nước ép dứa để quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn

Dẫu biết là thành phần của dứa chỉ là các vitamin và chất bổ, rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng đối với bà bầu thì lại không hoàn toàn như thế. Trong một số trường hợp, bà bầu ăn quá nhiều dứa sẽ để lại tác dụng phụ không mong muốn

  •  Ợ nóng, có thể bị nóng lên và còn có thể bị tiêu chảy
  • Sảy thai: nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều dứa, ví dụ như 4-5 quả trong 1 ngày thì nguy cơ cao sẽ bị sảy thai ngoài ý muốn.

Với những kinh nghiệm mà Viknews chia sẽ, rất mong mẹ bầu sẽ tự biết cách để cân đối lại chế độ dinh dưỡng của mình, nhất là trong việc ăn dứa.

Video liên quan

Chủ Đề