Bị gãy xương sườn bao lâu thì lành

Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào em,

Mặc dù đây là một gãy xương nhưng do tính chất của lồng ngực là phải di động, vì vậy không nên cố định xương sườn gãy bằng băng dính dán quanh ngực mà chủ yếu là giảm đau và nghỉ ngơi.

Tràn dịch màng phổi 20% có thể là máu, nhưng lượng ít sẽ tự hấp thu. Nếu chỉ đơn thuần gãy 1 cung xương sườn và tràn dịch màng phổi 20% như em cung cấp thông tin cho AloBacsi, thì chỉ cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động, uống thuốc theo toa của bác sĩ và tái khám theo hẹn để kiểm tra lại.Thời gian lành xương nếu không có tiểu đường, suy dinh dưỡng, béo phì hay hút thuốc lá thì trung bình là 1,5 - 2 tháng. Tuổi càng cao xương liền càng chậm [do loãng xương và khả năng tạo xương giảm].

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode].

Chân thành cảm ơn.


Với cấu tạo của cơ thể người, xương sườn giữ một vai trò vô cùng quan trọng, chúng không chỉ nâng đỡ cơ thể mà còn có nhiệm vụ bảo vệ một số cơ quan ở bên trong. Đôi khi, do tai nạn ngoài ý muốn mà phần xương sườn bị tổn thương, điều này để lại nhiều ảnh hưởng tới khả năng vận động của bệnh nhân. Vậy người bị gãy xương sườn nên điều trị như thế nào?

1. Vị trí và vai trò của xương sườn trong cơ thể người

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị cho người bị gãy xương sườn, chúng ta cần nắm được những thông tin cơ bản về phần này. Hiểu đơn giản, chúng là những loại xương có đặc điểm dài, cong tạo thành lồng và nằm bao xung quanh ngực. Mỗi người trưởng thành thường có 24 xương sườn, tương ứng với 12 cặp.

Một người trưởng thành thường có 24 xương sườn, có làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan nội tạng bên trong

Có thể nói, chúng giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của chúng ta. Đầu tiên, xương sườn có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, bên cạnh đó chúng tham gia bảo vệ một số cơ quan nội tạng quan trọng, đặc biệt là tim phổi.

2. Tìm hiểu về hiện tượng gãy xương sườn

Hiện nay, khá nhiều người đã từng hoặc đang phải đối mặt với tình trạng gãy xương sườn, vậy hiện tượng này xảy ra khi nào? Thông thường, khi xương sườn bị chấn thương, va chạm nghiêm trọng, chúng có thể rạn nứt, vỡ hoặc thậm chí là gãy. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải tình trạng trên nếu không may gặp một số tai nạn bất ngờ.

Có thể nói rằng, gãy, vỡ xương sườn là một trong những chấn thương khá phổ biến, thường gặp hiện nay. Chúng ta nên chú ý cẩn thận khi vận động hoặc di chuyển trên đường để tránh những tai nạn, va chạm không đáng có, gây ảnh hưởng đến khung xương nói chung và xương sườn nói riêng.

Chắc hẳn bạn rất quan tâm tới những nguyên nhân có thể khiến xương sườn bị gãy, vỡ,… Đa số bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng trên do gặp tai nạn khi tham gia giao thông, trong quá trình làm việc hoặc là chấn thương khi chơi thể thao.

Hiện tượng gãy xương sườn có thể xảy ra khi bạn gặp tai nạn ngoài ý muốn

Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý khi tham gia vào các trò chơi thể thao yêu cầu vận động mạnh khiến xương sườn chịu những tác động mạnh. Một số người sau khi chơi golf, đi chèo thuyền thường xuyên gặp phải chấn thương, về lâu về dài, chúng làm gia tăng nguy cơ gãy xương.

3. Một số triệu chứng thường gặp khi bị gãy xương sườn

Vậy nếu không may bị gãy khu vực xương sườn, làm thế nào để bạn kịp thời phát hiện cũng như điều trị? Thông thường, khi xương bị gãy, chúng ta sẽ cảm thấy đau tại vùng tổn thương, rất có thể phần xương gãy đã đâm vào một số cơ quan bên trong. Đối với bệnh nhân tổn thương ở xương sườn, họ có thể đối mặt với những con đau nhức lồng ngực cực kỳ khó chịu. Thậm chí, những vết bầm tím có thể hình thành, đây là dấu hiệu bạn không nên bỏ qua.

Một trong những đặc điểm người gãy xương sườn gặp phải đó là họ thường xuyên bị đau tức ngực, cảm giác khó thở, thiếu hơi. Khi xương bị gãy, phổi không được bảo vệ toàn diện, đó là lý do khả năng hô hấp của bạn trở nên kém hơn, khó khăn hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, khi xương sườn gặp vấn đề, chúng mang tới nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc tới tình trạng tràn khí màng phổi, tràn máu khoang màng phổi, viêm phổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trở nên tồi tệ hơn và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân.

Thông thường, khi bị gãy xương sườn, bạn sẽ cảm thấy đau tức lồng ngực

4. Phương pháp chẩn đoán tình trạng gãy xương sườn

Với sự phát triển không ngừng của y học, rất nhiều máy móc, công nghệ hiện đại được áp dụng nhằm phát hiện và chẩn đoán chính xác tình trạng gãy xương sườn. Chính vì thế, bạn nên đi khám và kiểm tra ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.

4.1. Công nghệ chụp cắt lớp vi tính

Nhìn chung, công nghệ chụp X - quang không được áp dụng phổ biến để chẩn đoán tình trạng gãy xương vì chúng còn khá hạn chế, đặc biệt với trường hợp các xương sườn chỉ bị nứt. Thay vào đó, các bác sĩ khá tin tưởng lựa chọn phương pháp chụp cắt lớp vi tính. Những hình ảnh thu được phản ánh rõ về các lát cắt ngang của cấu trúc trong cơ thể. Từ đó, bác sĩ dễ dàng phát hiện, chẩn đoán vấn đề bạn đang gặp phải.

4.2. Công nghệ chụp cộng hưởng từ

Nếu muốn xác nhận những cơ quan xung quanh xương sườn có bị ảnh hưởng hay không bác sĩ sẽ chỉ định bạn đi chụp cộng hưởng từ. Với công nghệ hiện đại, công nghệ này giúp ích rất nhiều trong việc xác định tổn thương của nhiều cơ quan lân cận cũng như phát hiện ra vết gãy khó nhìn.

Công nghệ cộng hưởng từ giúp phát hiện các tổn thương chính xác và hiệu quả

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm, hãy tham khảo thêm về công nghệ xạ hình xương, chúng đang được áp dụng ngày một rộng rãi và rất hữu ích trong việc phát hiện các vết gãy xương sườn.

5. Bệnh nhân bị gãy xương sườn nên điều trị như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, khi xương sườn bị gãy, khả năng vận động cũng như sức khỏe của bệnh nhân đều bị đe dọa. Chính vì thế, chúng ta cần quan tâm và điều trị bệnh tích cực, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Tùy vào tình trạng của bạn, các bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp giúp vết thương mau chóng phục hồi nhất.

Một điều quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân gãy xương sườn đó là cấp cứu chống sốc, ngăn chặn nguy cơ bị suy hô hấp hoặc suy hệ tuần hoàn. Nếu không, tình trạng của người bệnh sẽ trở nên xấu đi và việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn.

Đa số bệnh nhân sẽ được cố định phần xương sườn bằng băng dính, bởi vì chúng có khả năng tự phục hồi khá nhanh, thường là sau khoảng 5 - 6 tháng. Tuy nhiên, với những vết thương khác nhau, thể trạng sức khỏe của mỗi người thì thời gian hồi phục có thể dài hoặc ngắn hơn. Trong trường hợp tổn thương cực kỳ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được yêu cầu tiến hành phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe.

Đa số bệnh nhân được cố định phần xương sườn tổn thương bằng băng dính

Đặc biệt, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau, thuốc tê trong quá trình điều trị để giảm tình trạng đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, bác sĩ cũng hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Mặc dù gãy xương sườn là một dạng chấn thương thường gặp nhưng chúng ta tuyệt đối không được coi thường và bỏ qua việc điều trị. Để đảm bảo sức khỏe cũng như khả năng phục hồi, bệnh nhân nên tuân thủ theo những hướng dẫn và phác đồ điều trị mà bác sĩ đề ra. Nếu không, bạn có thể đối mặt với nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Xương sườn có có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, ngoài ra còn tham gia bảo vệ một số cơ quan nội tạng quan trọng, nhất là tim và phổi. Do đó, khi bị gãy xương sườn rất nhiều người lo lắng không biết gãy xương sườn điều trị bao lâu thì khỏi và có nguy hiểm không. 

Hình ảnh xương sườn.

I – Xương sườn nằm ở đâu? 

Xương sườn là các xương dẹt, dài và cong, vị trí xương sườn nằm hai bên lồng ngực, chạy chếch ra trước và xuống dưới. Cấu tạo mỗi xương sườn gồm ba phần: đầu, thân và cổ.

Hình ảnh xquang gãy xương sườn.

Một người trưởng thành có 24 xương sườn, tương ứng với 12 cặp. 24 chiếc xương sườn sẽ tạo thành lồng và nằm bao xung quanh ngực. Chức năng là nâng đỡ trọng lượng cơ thể và tham gia bảo vệ một số cơ quan nội tạng quan trọng, nhất là tim và phổi.

Gãy xương sườn bệnh học là tình trạng 1 trong số 24 xương sườn bị nứt, vỡ hoặc gãy rời. 

II – Nguyên nhân gãy xương sườn

Bất kỳ ai cũng có thể bị gãy xương sườn. Nguyên nhân chủ yếu khiến xương sườn bị gãy là do chấn thương ở vùng ngực. Ví dụ như té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao…

Ngoài ra, xương sườn cũng có thể bị gãy do các chấn thương lặp đi lặp lại từ thể thao như chèo thuyền, chơi golf hoặc ho gãy xương sườn khi tình trạng ho nặng và kéo dài.

Nguyên nhân chủ yếu khiến xương sườn bị gãy là do chấn thương ở vùng ngực. 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị gãy xương sườn:

– Loãng xương.

– Chơi các môn thể thao có tính đối kháng cao như bóng đá, khúc côn cầu.

– Tổn thương ung thư ở xương sườn. 

III – Dấu hiệu gãy xương sườn

Nhận biết sớm các dấu hiệu bị gãy xương sườn giúp bạn biết cách xử trí và điều trị kịp thời. Các biểu hiện gãy xương sườn gồm:

Đau là triệu chứng thường gặp nhất khi bị bị gãy xương sườn số 3, gãy xương sườn số 4, gãy xương sườn số 5, gãy xương sườn số 6 7, gãy xương sườn số 8 9, gãy xương sườn số 10 và các xương sườn khác. Cơn đau do gãy xương sườn tăng lên khi:

– Chạm vào vùng xương gãy.

– Cười.

– Ho.

– Hít thở sâu.

– Vặn mình.

Một số triệu chứng gãy xương sườn số 7, gãy xương sườn số 9 và các xương sườn khác như:

– Sưng, bầm tím tại vị trí xương sườn bị gãy

– Thiếu hơi, khó thở.

– Đau đầu.

– Chóng mặt.

– Mệt mỏi, buồn ngủ.

Dấu hiệu bị gãy xương sườn số 4 5 6 7 8 và các xương sườn khác nên đi khám ngay: 

– Đau ở xương sườn sau khi xảy ra chấn thương, nhất là khi hít thở sâu.

– Cảm thấy bị đau và đè ép ở giữa ngực.

– Cơn đau kéo dài hoặc lan từ ngực ra vai sau đó tới cánh tay,

– Khó thở.

– Môi tím.

– Ho ra chất nhầy hoặc tăng số lần ho.

– Ho ra máu.

– Sốt cao.

Đau là triệu chứng thường gặp nhất khi bị bị gãy xương sườn. 

[ → Xem thêm: Gãy xương cành tươi là gì? Biểu hiện và cách điều trị gãy cành tươi]

IV – Gãy xương sườn có nguy hiểm không? Hậu quả khi gãy xương sườn

Gãy xương sườn có thể làm tổn thương mạch máu, tim, phổi và gây ra nhiều hậu quả, biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

– Phổi: Đầu xương sườn bị gãy có thể đâm chọc vào phổi gây xẹp phổi. Bên cạnh đó, còn có gây tràn máu vào phổi, gãy xương sườn tràn dịch phổi, tràn khí màng phổi. 

– Rách động mạch chủ: Đầu xương sườn bị gãy có thể làm rách động mạch chủ hoặc những mạch máu quan trọng khác.

Gãy xương sườn có thể làm tổn thương mạch máu, tim, phổi và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

– Tổn thương gan, thận, lá lách: Trường hợp bị gãy xương sườn ở phía dưới, đầu xương gãy nhọn có thể đâm gây tổn thương gan, thận và lá lách.

V – Gãy xương sườn bao lâu thì khỏi? 

Bị gãy xương sườn bao lâu thì lành? Đa phần các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương sườn cần khoảng 6 tuần để lành và phục hồi. Thời gian liền xương có thể ngắn hơn nếu gãy xương sườn đơn giản và ở mức độ nhẹ và ngược lại sẽ dài hơn nếu gãy xương sườn nặng và nghiêm trọng.

Ngoài phụ thuộc vào mức độ gãy xương sườn, thời gian phục hồi và liền xương còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị, cơ địa, độ tuổi và sức khỏe của từng bệnh nhân.

Bệnh nhân bị gãy xương sườn cần trung bình khoảng 6 tuần để lành và phục hồi.

VI – Cách điều trị gãy xương sườn hiệu quả và an toàn

Để giảm thiểu tối đa các biến chứng do gãy xương sườn, ngoài việc điều trị kịp thời và đúng cách, cách sơ cứu khi bị gãy xương sườn cũng rất quan trọng.

Nếu chưa biết bị gãy xương sườn phải làm sao và gãy xương sườn phải làm gì, bạn nên tham khảo ngay cách sơ cứu và xử trí gãy xương sườn dưới đây:

– Đầu tiên, hãy gọi cấp cứu 115 và nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh.

– Trong thời gian chờ xe cấp cứu, hãy trấn an người bị gãy xương. Đồng thời nới rộng quần áo, tháo bỏ hết mũ, xe hoặc các vật cản trên người bệnh nhân.

– Đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái, tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân nhiều.

– Dùng khăn hoặc vải sạch để băng ép cầm máu nếu nạn nhân bị chảy máu.

– Có thể chườm đá lạnh giảm đau và sưng.

– Di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương, ô tô, tuyệt đối không đi bằng xe máy. 

– Trong quá trình di chuyển, cần giữ bệnh nhân ở tư thế thẳng với trục cơ thể.

Sơ cứu gãy xương sườn đúng cách giúp hạn chế biến chứng.

Để chẩn đoán gãy xương sườn, ngoài thăm khám lâm sàng, bệnh nhân cần thực hiện X – quang ngực, chụp cắt lớp vi tính CT – scan, chụp cộng hưởng từ hoặc Xạ hình xương theo chỉ định của bác sĩ. 

Hiện nay, gãy xương sườn và cách điều trị đã có nhiều thay đổi. Trước đây, bác sĩ thường sử dụng cách quấn chặt phần thân trên để cố định xương sườn không cho di chuyển.

Tuy nhiên, phương pháp này hiện không còn được sử dụng vì gây khó thở và các biến chứng liên quan đến phổi như viêm phổi. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc gãy xương sườn có cần băng bó không?

Vậy gãy xương sườn có phải bó bột không? Không giống như các loại gãy xương khác, gãy xương sườn không thể điều trị bằng cách bó bột hoặc mang nẹp. Phẫu thuật và thuốc là 2 phương pháp điều trị gãy xương sườn được sử dụng hiện nay:

1. Dùng thuốc 

Trường hợp bị gãy xương sườn nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, tránh vận động kết hợp với việc uống thuốc theo chỉ định của bác bác sĩ là xương sẽ lành.

Tùy thuộc vào mức độ sưng và đau mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm phù hợp cho từng bệnh nhân. Trường hợp thuốc đường uống không đủ, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc gây tê kéo dài ở xung quanh các dây thần kinh.

2. Phẫu thuật

Trường hợp gãy xương sườn nặng và nghiêm trọng, bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật kết hợp xương. Một vài trường hợp phải cần đến đinh để cố định xương sườn. 

Thông tin trên đây cũng là giải đáp cho câu hỏi gãy xương sườn có phải mổ không?

Phẫu thuật kết hợp xương sườn bị gãy.

VII – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương sườn

Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, để hỗ trợ quá trình liền xương diễn ra nhanh chóng hơn, người chăm sóc bệnh nhân gãy xương sườn cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

1. Về chế độ ăn uống

Người bị gãy xương sườn không nên kiêng khem, cần ăn uống đa dạng và đủ dinh dưỡng để xương gãy mau lành. Bữa ăn cần đảm bảo cân đối giữa lượng chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

– Bị gãy xương sườn nên ăn gì? Chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường các thực phẩm/thức ăn tốt cho hệ cơ xương khớp, chẳng hạn như: 

Các loại rau màu xanh đậm giàu vitamin K: Rau cải, rau chân vịt, rau diếp.

Hoa quả tươi nhiều vitamin C như họ cam quýt.

– Gãy xương sườn ăn gì cho mau lành? Nên ăn các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, phô mai, váng sữa, sữa. 

Một số loại đậu, hạt cung cấp chất béo, canxi, protein,magie cho cơ thể: Hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ cười, hạt hướng dương, đậu Hà Lan…

Bệnh nhân gãy xương sườn nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, phô mai, váng sữa, sữa. 

Các loại cá nhiều vitamin D, axit béo omega 3 và canxi: Cá ngừ, cá hồi, cá mòi…

– Gãy xương sườn kiêng ăn gì? Bên cạnh các thực phẩm cần chú trọng bổ sung, người bệnh nên tránh hoặc hạn chế ăn các thực phẩm có thể ngăn cản quá trình lành xương. Đó là:

   + Rượu, bia.

   + Đồ ăn nhanh.

   + Thức ăn chế biến sẵn.

   + Nước ngọt.

   + Bánh kẹo.

   + Thuốc lá.

   + Cà phê.

2. Về chế độ sinh hoạt

Nghỉ ngơi hỗ trợ quá trình phục hồi xương diễn ra nhanh chóng hơn. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải nằm bất động một chỗ ở trên giường cho tới khi xương liền hẳn.

– Hoạt động, vận động phù hợp cho các phần cơ thể còn lại.

– Có thể ngồi dậy và đi dạo vòng quanh khi ở trong giai đoạn phục hồi sớm.

– Vận động nhẹ nhàng, làm việc vặt đơn giản khi được bác sĩ cho phép đi lại.

– Ngủ cần thẳng lưng hoặc nằm với phần thân hơi dựng đứng, có lót gối ở dưới trong giai đoạn đầu bị gãy xương sườn.

– Làm việc gắng sức, khiêng vác nặng quá 5kg.

– Tránh nằm nghiêng, nằm sấp.

– Không trở mình liên tục.

– Các công việc đòi hỏi phải kéo và đẩy.

– Các hoạt động cường độ cao như đua ngựa, chạy.

– Chơi golf. 

– Lo âu, căng thẳng, buồn phiền.

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung canxi dưới dạng thuốc theo hướng dẫn trong trường hợp chế độ ăn hàng ngày không đủ cung cấp canxi giúp xương mau liền và phục hồi. 

NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.

Viên uống canxi NextG Cal của Úc

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương sườn hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 [miễn phí cước gọi] để được dược sĩ tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề