Bệnh polyp trực tràng là gì

Tìm hiểu chung

Polyp trực tràng là bệnh gì?

Polyp trực tràng là một cụm nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng, hầu hết các polyp đại tràng là vô hại nhưng theo thời gian, một số polyp đại tràng có thể diễn tiến thành ung thư đại tràng và gây tử vong khi phát hiện trễ. Polyp có thể không hoặc có cuống và nhiều kích cỡ. Tỷ lệ polyp xuất hiện dao động từ 7% đến 50%, con số cao hơn bao gồm các polyp rất nhỏ [thường là polyp tăng sản hoặc u tuyến] được tìm thấy khi khám nghiệm tử thi. Polyp với số lượng nhiều thường xuất hiện nhất ở trực tràng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh polyp trực tràng là gì?

Trong phần lớn trường hợp, polyp trực tràng không có triệu chứng và thường được phát hiện khi khám sàng lọc ung thư đại tràng thường xuyên. Các triệu chứng bao gồm:

  • Có máu trong phân hoặc chảy máu trực tràng;
  • Đau, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn một tuần;
  • Buồn nôn hoặc ói mửa nếu bạn có một polyp lớn.

Bạn cần phải làm các xét nghiệm sàng lọc thường xuyên để kiểm tra xem có polyp nào trong trực tràng không. Khi polyp đại tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ chúng một cách an toàn và triệt để trong khi nội soi đại tràng, từ đó làm giảm nguy cơ hình thành ung thư đại tràng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa polyp trực tràng diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh polyp trực tràng?

Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh polyp trực tràng, polyp có thể là kết quả của sự phát triển mô bất thường. Các tế bào khỏe mạnh sẽ phát triển và phân chia một cách có trật tự. Đột biến ở một sốgen nhất định có thể khiến cho các tế bào tiếp tục phân chia dù không cần thiết. Trong đại tràng và trực tràng, sự tăng trưởng không kiểm soát này có thể hình thành polyp. Polyp có thể phát triển bất cứ nơi nào trong đại tràng, đặc biệt là trực tràng. Nói chung, một polyp càng lớn thì khả năng ung thư càng cao.

Nhiều người chủ quan vì nghĩ rằng đa số các trường hợp polyp đại trực tràng đều lành tính và an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các khối u này vẫn tiềm ẩn nguy cơ tiến triển sang ung thư. Vì vậy, hiểu biết đúng về bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.

1. Tổng quan về bệnh

Polyp đại trực tràng là một căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Khi niêm mạc đại trực tràng có sự tăng sinh bất thường và phát triển quá mức dẫn đến hình các khối u lồi trong lòng ruột già gọi là polyp. Kích thước của các khối polyp có thể khác nhau, u càng lớn càng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Chúng có thể ở dạng có cuống hoặc không và cũng gây ra những tác động khác nhau với cơ thể người bệnh.

Polyp đại trực tràng là sự phát triển quá mức của niêm mạc tạo nên các khối u lồi

Bạn cần phải chú ý là không phải tất cả các khối u lồi đại trực tràng đều chuyển thành ung thư. Để chuyển đến giai đoạn này thì cần thời gian tiến triển vài năm. Hơn nữa, nếu bệnh được phát hiện sớm thì polyp có thể được loại bỏ hoàn toàn với khả năng tái phát thấp. Các polyp đại trực tràng đa số ở dạng lành tính nhưng có khả năng tiềm ẩn ung thư bởi khi khối u sinh trưởng nhanh đến mức không thể kiểm soát và chưa được biệt hóa sẽ trở thành ác tính.

2. Phân loại polyp đại trực tràng

Polyp tăng sản và polyp tuyến là hai dạng phổ biến nhất hiện nay và được tìm thấy nhiều ở đại trực tràng. Bên cạnh đó vẫn còn một số loại khác tuy nhiên ít gặp hơn.

Polyp tăng sản

Ở dạng này, các khối u lồi thường có kích thước nhỏ và nằm ở vị trí cuối ruột già. Polyp tăng sản ít có khả năng trở thành ác tính nên đa phần không có gì lo ngại khi gặp khối u dạng này. Một số ít trường hợp bệnh các u tăng sản lành tính được phát hiện và chẩn đoán phân biệt thông qua nội soi. Tuy nhiên thường thì kết luận khẳng định được dựa trên kết quả kiểm tra mô bệnh học sau khi cắt bỏ Polyp để có độ chính xác cao hơn.

Polyp tuyến

Theo nhiều nghiên cứu thống kê đã chỉ ra rằng có hơn 2/3 dạng polyp đại trực tràng là polyp tuyến. Các khối polyp tuyến có kích thước lớn hơn so với polyp tăng sản, chính vì vậy mà chúng có khả năng tiến triển thành ác tính. Với các khối u có kích thước lớn hơn 5mm thì tốt nhất nên được loại bỏ để ngăn ngừa những chuyển biến xấu đến tình trạng sức khỏe cơ thể.

Các polyp có kích thước lớn tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành ác tính gây ung thư

Các polyp tuyến có thể được xác định và kiểm tra dưới kính hiển vi. Mặc dù rất ít gặp nhưng vẫn có trường hợp polyp tuyến có chứa tế bào ung thư. Do đó cần phải có sự kiểm soát và theo dõi thường xuyên. Việc điều trị và can thiệp y khoa đối với các polyp ác tính sẽ tùy thuộc vào sức khỏe, tình trạng bệnh của mỗi người.

3. Nguyên nhân của bệnh polyp ở đại trực tràng là gì?

Đột biến gen

Qua các công trình nghiên cứu để tìm kiếm lời giải cho quá trình hình thành các khối polyp đại trực tràng thì các nhà khoa học đã đưa ra kết luận: Nguyên nhân chủ yếu là do gen bị đột biến khiến cho các tế bào phát triển bất thường rồi tạo nên khối u lồi trong ruột già.

Tuổi

Bên cạnh đó thì độ tuổi cũng là một yếu tố tác động đến sự hình thành polyp. Có đến hơn 90% trường hợp bệnh nhân polyp đại trực tràng trên 50 tuổi với tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới.

Di truyền

Ngoài ra, di truyền cũng đóng một phần không hề nhỏ đến sự phát triển bất thường của niêm mạc đại trực tràng. Những gia đình có người thân mắc bệnh này là một trong nhóm đối tượng được khuyến cáo khám sàng lọc polyp ở đại trực tràng khi bước sang giai đoạn tuổi 50.

Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố nguy cơ khác như: người bị béo phì, ít vận động, nghiện rượu, thuốc lá,... hoặc người mắc các bệnh bao gồm viêm đại trực tràng, bệnh Crohn, hội chứng Peutz - Jeghers, tiểu đường tuýp 2,...

Người nghiện rượu, bia, thuốc lá là nhóm đối tượng có nguy cơ bị polyp đại trực tràng

4. Điều trị và cách phòng tránh

Điều trị

Khi phát hiện các khối polyp hình thành từ ruột già cho đến trực tràng thì bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân cắt bỏ để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm về sau. Hiện nay, việc cắt bỏ polyp được thực hiện thông qua nội soi đại trực tràng được áp dụng phổ biến với hầu hết các bệnh nhân bởi phương pháp này mang lại sự an toàn và hiệu quả điều trị cao.

Với các trường hợp polyp hình thành nhiều và gây biến chứng, việc điều trị bệnh có thể được tiến hành thông qua phẫu thuật. Những bệnh nhân có polyp ác tính và có nguy cơ lan rộng thì cần phải được kiểm tra dưới kính hiển vi. Một số bệnh nhân khi polyp ác tính có sự xâm lấn sâu hơn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần ruột già và ghép trực tràng với ruột non. Kỹ thuật này cũng được ứng dụng rộng rãi hiện nay bởi có thể loại bỏ hoàn toàn phần ruột hình thành polyp.

Việc điều trị cắt bỏ polyp cần phải được thực hiện tại các cơ sở đảm bảo uy tín để đảm bảo an toàn và phòng tránh được những rủi ro hậu phẫu thuật.

Phòng bệnh

Để phòng ngừa bệnh polyp đại trực tràng, bạn cần chú ý đến một số yếu tố như sau:

  • Nội soi đại trực tràng theo dõi thường xuyên với những người đã phát hiện polyp tuyến.

  • Ăn nhiều rau, củ, quả và ngũ cốc, hạn chế lượng chất béo trong khẩu phần hàng ngày.

  • Xây dựng thói quen sống, sinh hoạt lành mạnh, không rượu, bia, thuốc lá, tăng cường vận động, luyện tập thể thao và kiểm soát tốt cân nặng của cơ thể.

  • Thực hiện khám và sàng lọc polyp - ung thư đại trực tràng với những người trên 50 tuổi, đặc biệt là những gia đình có tiền sử người thân bị bệnh.

Nội soi đại trực tràng để cắt bỏ polyp được ứng dụng rộng rãi nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bệnh nhân

Nếu bạn muốn tìm kiếm các phương pháp an toàn để hạn chế các yếu tố nguy cơ hình thành polyp đại trực tràng thì tốt nhất nên đến gặp chuyên gia để được tư vấn. Với bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, bạn cũng có thể liên hệ đến hotline: 1900.56.56.56 để được trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

  • Cắt hết polyp qua nội soi đại tràng

  • Đôi khi phải phẫu thuật cắt polyp

  • Theo dõi bằng nội soi đại tràng

Polyps nên được cắt bỏ hoàn toàn bằng kẹp sinh thiết trong khi nội soi. Nếu cắt bỏ qua nội soi không thành công nên tiến hành mổ mở.

Điều trị tiếp theo phụ thuộc vào mô bệnh học của polyp. Nếu biểu mô tăng sản không xâm lấn lớp cơ niêm, đường cắt ở cuống polyp là rõ và tổn thương biệt hóa cao thì cắt bỏ qua nội soi là đủ. Với bệnh nhân bị xâm lấn sâu hơn, đường cắt không rõ ràng, hoặc tổn thương kém biệt hóa nên có sự cắt bỏ đoạn đại tràng. Bởi vì sự xâm lấn qua lớp cơ niêm làm tăng khả năng tiếp cận đến mạch bạch huyết và di căn hạch bạch huyết, nên những bệnh nhân này cần được khám kiểm tra chuyên sâu hơn [như trong ung thư đại tràng Ung thư đại trực tràng ].

Video liên quan

Chủ Đề