Bệnh truyền nhiễm nhóm a là gì

   1.  Thế nào là “người tiếp xúc”, “người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm” và “cách ly y tế”?

   Theo quy định tại khoản 6, 7 và 16 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

   - Người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh;

   - Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh;

   - Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

   2. bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm những bệnh nào?

   Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la [Ebola], Lát-sa [Lassa] hoặc Mác-bớc [Marburg]; bệnh sốt Tây sông Nin [Nile]; bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh. Theo Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29-01-2020 của Bộ trưởng Bộ y tế đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona [nCov] gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm theo nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

   3. Các nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm:

   - Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

   - Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

  - Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.

  - Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.

  4. Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm gồm:

  - Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

  - Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

  - Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

  - Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

  - Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

   - Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

   - Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

   5. Hình thức và mức xử phạt đối với người có hành vi vi phạm về phòng chống bệnh truyền nhiễm, tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

   - Xử phạt hành chính: Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường quy định như sau:

   + Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa 300.000 đồng. [khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ]

   + Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh  bị phạt tiền tối đa đến 2 triệu đồng. [điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ]

   + Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch phạt tiền tối đa 10 triệu đồng/người, 20 triệu đồng với tổ chức. [điểm a, khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ]

   + Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng chống dịch phạt tiền tối đa 10 triệu đồng/người, 20 triệu đồng/tổ chức. [điểm c, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 176/NĐ-CP của Chính phủ]

   + Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch phạt tiền tối đa 20 triệu đồng. [điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ]

   + Người trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng chống dịch có thể bị phạt tiên tối đa 10 triệu đồng. [điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị Định số 176/NĐ-CP của Chính phủ]

   + Người vứt khẩu trang đã qua sử dụng [rác thải] không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa 5.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa 7 triệu đồng. [điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ]

   - Xử lý hình sự: Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, theo quy định tại Điều 240 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

   1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

   a] Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

   b] Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

   c] Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

   2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:

   a] Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

   b] Làm chết người.

   3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

   a] Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

   b] Làm chết hai người trở lên.

   4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”.

   Đối với các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến phòng chống dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì tùy theo tính chất, mức độ, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng theo quy định của Bộ luật Hình sự và Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh./.

Dương Công Luyện

Khi nào có thể xem Covid-19 là "bệnh truyền nhiễm nhóm B"?

[NLĐO] - Chính phủ đề ra nhiệm vụ nghiên cứu để chuyển biện pháp phòng, chống Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Vậy bệnh truyền nhiễm nhóm A và nhóm B khác nhau thế nào?

  • Đẩy nhanh giải quyết chế độ cho lao động mắc Covid-19

  • Chính phủ yêu cầu nghiên cứu hạ cấp độ dịch Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B

  • Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 178.112 ca nhiễm mới và bổ sung 180.853 F0

  • Số mắc Covid-19 liên tiếp lập đỉnh, 326/579 xã phường Hà Nội cấp độ dịch màu cam

Nghị quyết chương trình phòng, chống dịch Covid-19 vừa được Chính phủ ban hành yêu cầu đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Theo đó, Chương trình phòng chống dịch Covid-19 có nội dung: "Thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh;

Áp dụng linh hoạt công thức chống dịch: 5K + vắc-xin, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác;

Dịch Covid-19 hiện là bệnh truyền nhiễm nhóm A

Nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B;

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm".

Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 phân ra các bệnh truyền nhiễm nhóm A - B - C theo các đặc điểm sau đây:

Bệnh truyền nhiễm nhóm A

Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt, cúm A/H5N1, dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa hoặc Marburg gây ra, bệnh sốt Tây sông Nile, bệnh sốt vàng, bệnh tả, viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh và chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Ngày 29-1-2020, Bộ Y tế quyết định bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona [2019 - nCov] [nay gọi là bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2] vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Bệnh truyền nhiễm nhóm B

Bệnh truyền nhiễm nhóm B là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm nhóm B bao gồm: Bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS], bệnh bạch hầu, cúm, dại, ho gà, lao phổi, bệnh do liên cầu lợn ở người, lỵ Amip, lỵ trực trùng, quai bị, sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, sốt phát ban, bệnh sởi, tay chân miệng, bệnh than, bệnh thủy đậu, thương hàn, uốn ván, bệnh Rubeon, viêm gan virus, viêm màng não do não mô cầu, viêm não virus, bệnh xoắn khuẩn vàng da, tiêu chảy do virus Rota.

Hiện nay Covid-19 vẫn là bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỉ lệ tử vong cao.

Kể từ đầu dịch đến nay [từ tháng 1-2020] Việt Nam có 7.174.423 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân.

Đợt dịch thứ 4 [từ ngày 27-4-2021 đến nay]: Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.166.780 ca, trong đó có 3.683.171 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của Việt Nam ở mức cao

Theo PGS-TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, thời gian qua điều kiện để coi là bệnh dịch lưu hành [đặc hữu] còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là dịch ổn định, không biến động lớn về ca mắc, ca tử vong. Bên cạnh đó, miễn dịch cộng đồng đạt ở mức cao để ngăn chặn bùng phát dịch diệnrộng, hệ số lây nhiễm trở về gần bằng 1.

Ngoài ra, hệ thống y tế có đủ năng lực để điều trị, cấp cứu người bệnh mà không bị quá tải. Một yếu tố quan trọng khác là tâm lý người dân đã ổn định, không lo sợ, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe đã được nâng cao.

Đối chiếu với các điều kiện đó, thì Việt Nam dịch vẫn đang tăng lên, tỉ lệ miễn dịch cộng đồng chưa đạt mức cao, hệ số lây nhiễm còn cao. Hệ thống y tế không quá tải, số ca tử vong đã ổn định, do đó Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang bệnh lưu hành. Việt Nam có thể tự công bố mà không phụ thuộc vào quốc tế.

"Một số nước trên thế giới họ đã coi Covid-19 là bệnh lưu hành, nhưng một số nước còn theo đuổi Zero Covid-19 như Trung Quốc"- PGS Nga nói.

Một số chuyêngia cũng cùng quan điểm tại thời điểm này chưa thể coi Covid-19 là bệnh lưu hành. "Nếu so sánh với các nước Tây Âu có quan điểm coi Covid-19 như bệnh lưu hành thì ở Việt Nam dù tỉ lệ tiêm chủng tốt nhưng vẫn chưa cao bằng họ. Hơn nữa, các quốc gia này ngoài việc tiêm chủng, họ đã trải qua 3-4 đợt dịch Covid-19 lớn, như vậy tỉ lệ dân số mắc cũng đã rất cao. Trong khi đó ở Việt Nam tỉ lệ này còn thấp, nghĩa là miễn dịch cộng đồng chưa cao; chưa kể số ca mắc mới theo dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới" - chuyên gia này nói.

Chương trình phòng chống dịch Covid-19 vừa được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành tại Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 17-3-2022. Theo đó, chương trình được thực hiện trong 2 năm: 2022-2024.

Nếu trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

N.Dung

Video liên quan

Chủ Đề