Bệnh viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh

Sáng 22/3, đại diện Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam xác nhận sự việc chiều qua [21/3] tại khuôn viên học viện, nhiều cán bộ y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh mang theo băng rôn, khẩu hiệu tiếp tục phản đối bị nợ lương. Bệnh viện không đủ nguồn kinh phí để trả lương tháng 2 và 3/2022 cho cán bộ, nhân viên.

Vị đại diện cũng thông tin, ngày 18/3, lãnh đạo học viện thống nhất tiếp tục tạm ứng kinh phí cho bệnh viện để chi trả tiền từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp kết dư của học viện [theo hướng dẫn của Bộ Y tế]. Phòng tài chính kế toán của học viện đang thực hiện các bước theo quy định để chi khoản này. Vì vậy, sau sự việc trên, ban giám đốc học viện chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với công đoàn gặp gỡ, động viên và đề nghị y bác sĩ, người lao động bình tĩnh, không tụ tập đông người, gây mất ổn định nội bộ. 

Các ý bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh đòi lương hồi tháng 1/2022. [Ảnh minh hoạ: Đ.H]

Ngay tối qua, Học viện Y Dược học cổ truyền một lần nữa gửi báo cáo đến Bộ trưởng Y tế mong giải quyết đứt điểm tình trạng khó khăn, vướng mắc của Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Trong báo cáo, lãnh đạo học viện nêu rõ về công tác tổ chức cán bộ và triển khai kế hoạch tái cơ cấu theo chỉ đạo của Bộ Y tế, tập thể lãnh đạo học viện thống nhất kiện toàn nhân sự ban lãnh đạo bệnh viện, thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và định hướng phát triển bệnh viện. Học viện đã hoàn thiện thủ tục giới thiệu nhân sự, xin ý kiến Bộ Y tế

Để giải quyết dứt điểm tình trạng nợ lương, học viện cũng đưa vào dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ chi trả phúc lợi người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh như đối với viên chức của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam năm 2022.

Ngày 11 và 13/1, các y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh từng xuống đường căng băng rôn do bị nợ lương 8 tháng. Nguyên nhân dẫn đến việc nợ lương thời gian dài do Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị trực thuộc trường nhưng thực hiện cơ chế tự chủ từ tháng 1/2019, hoàn toàn độc lập về tài chính.

Tuy nhiên, hai năm qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động. Bệnh viện gần như không có bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh trong quý 1/2021 đạt 15%, quý 2/2021 đạt 51,19% và quý 3/2021 đạt 12,1% so với số giường bệnh theo kế hoạch. Nguồn thu của không đủ để trang trải chi phí hoạt động thường xuyên, chỉ ưu tiên trả lương và các khoản trích nộp theo lương.

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam với vai trò đơn vị chủ quản từng nhiều lần tạm ứng các khoản chi hỗ trợ khó khăn trước mắt cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

Hà Cường

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam được thành lập năm 2005 với 3 đơn vị trực thuộc là Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Viện nghiên cứu Y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh và Trung tâm đổi mới đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Bệnh viện Tuệ Tĩnh được thành lập năm 2006, là bệnh viện thực hành trực thuộc Học viện. Từ tháng 1/2019, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được điều chỉnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với việc sử nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Tuy nhiên sau 3 năm tự chủ, tại bệnh viện đã xảy ra tình trạng nợ lương của cán bộ công nhân viên, người lao động. Cụ thể hơn 160 nhân viên y tế phản ánh họ bị nợ 50% lương từ tháng 5/2021 đến nay.

Nguyên Giám đốc Học viện: ‘Tôi rất đau lòng’

Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Trương Việt Bình, nguyên Giám đốc Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, cho biết, việc Bệnh viện Tuệ Tĩnh xin chuyển đổi thành đơn vị tự chủ tài chính là nguyên nhân của việc nợ lương.

“Tôi là người thành lập ra Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, khi thấy các học trò của mình phải khổ sở vì nợ lương, tôi thấy rất đau lòng”, GS.TS Trương Việt Bình chia sẻ.

Cũng theo GS.TS Trương Việt Bình, khi thành lập Học viện, có 3 đơn vị trực thuộc và Bệnh viện Tuệ tĩnh là đơn vị thực hành.

Nhân viên y tế xuống đường với băng rôn yêu cầu trả lương.

“Năm 2019, không hiểu vì lý do gì ban giám đốc Học viện xin chuyển đổi Bệnh viện Tuệ Tĩnh sang bệnh viện tự chủ tài chính – tức là bệnh viện làm dịch vụ”, GS.TS Trương Việt Bình chia sẻ.

Nguyên giám đốc Học viện cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ Bệnh viện Tuệ Tĩnh không phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính. Theo ông Bình, Bệnh viện Tuệ Tĩnh thực hiện khám chữa bệnh theo các phương pháp y dược học cổ truyền. Bởi vậy nguồn thu rất ít, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 càng khiến bệnh viện khó khăn hơn.

“Để giải quyết vấn đề của Bệnh viện Tuệ Tĩnh hiện nay, Bộ Y tế cần xem xét đưa bệnh viện trở về với đúng chức năng nhiệm vụ mà mới đầu tôi đã thành lập. Đó là bệnh viện thực hành, để Học viện có thể chi trả lương cho cán bộ, viên chức của bệnh viện”, nguyên Giám đốc Học viện nói.

‘Dịch Covid-19, bệnh viện gần như không có bệnh nhân’

Phía Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam cũng đã đưa ra lời giải thích về việc Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương của nhân viên y tế suốt 8 tháng qua.

Theo Học viện, dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ 4 từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch và kết quả hoạt động của Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

Chính phủ và Bộ Y tế đã huy động nguồn lực của các cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực y, dược tham gia chiến dịch chống dịch tại các tỉnh, thành có dịch, đồng thời đặt công tác phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu đối với mỗi cơ sở y tế.

Trong điều kiện đó, Bệnh viện Tuệ Tĩnh phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phòng chống dịch bệnh, phải thực hiện giãn cách, giảm số lượng bệnh nhân, hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu.

Bệnh viện gần như không có bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh trong quý I năm 2021 đạt 15%, quý II năm 2021 đạt 51,19% và quý III năm 2021 đạt 12,1% so với số giường bệnh theo kế hoạch.

“Chính vì vậy, nguồn thu của Bệnh viện không đủ để trang trải chi phí hoạt động thường xuyên, chỉ ưu tiên trả lương và các khoản trích nộp theo lương”, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam nêu.

Cũng theo lãnh đạo Học viện, tuy nguồn thu giảm rất lớn, nhưng bệnh viện vẫn phải tăng chi để thực hiện các giải pháp phòng, chống lây nhiễm do dịch bệnh Covid-19. Đó là mua sắm trang phục chống dịch, dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn; chi phí phục vụ công tác tiêm chủng cho viên chức, người lao động và thân nhân cán bộ, viên chức, cử cán bộ tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại các địa phương. Trong các đợt dịch vừa qua, Học viện và Bệnh viện đã cử gần 500 giảng viên, sinh viên tham gia phòng chống dịch tại Bắc Giang, TP.HCM và Hà Nội.

Vì khó khăn đó, từ tháng 5/2021 đến nay, Bệnh viện chỉ tạm chi 50% tiền lương dẫn đến đời sống của viên chức, người lao động gặp rất nhiều khó khăn.

Việc này đã khiến nhân viên y tế có động thái nhằm đòi quyền lợi. Cụ thể, ngày 17/12 và ngày 24/12/2021 một số viên chức, người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh tập trung, yêu cầu trả lương theo đúng hợp đồng làm việc.

Tiếp đó, vào chiều ngày 11, ngày 12 và ngày 13/1/2022, tại cổng Học viện, khoảng 50 viên chức, người lao động cũng đã căng băng rôn, biểu ngữ với các nội dung yêu cầu thực hiện hợp đồng làm việc, tự chủ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh và trả lương bị nợ cho người lao động.

Ngọc Trang

Trước sự việc 40 cán bộ y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh "xuống đường" gây sức ép đòi nợ lương, Học viện Y học học cổ truyền đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ kinh phí để trả lương người lao động.

Theo đại diện công đoàn Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đã đề nghị Bộ Y tế ứng tiền để trả lương từ 2 tháng trước nhưng hiện tại nhân viên y tế bệnh viện vẫn chưa nhận được bất cứ khoản nào.

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đề nghị Bộ Y tế tạm ứng trước cho Bệnh viện số tiền là 10,2 tỷ đồng để chi trả lương, phụ cấp nợ từ tháng 5/2021 cho cán bộ viên chức và người lao động.

Ông Lê Mạnh Cường nhận quyết định bổ nhiệm là phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam kiêm giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Sáng 7-4, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam công bố quyết định của hội đồng trường về việc bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường - phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương - giữ chức vụ phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam kiêm giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh trực thuộc học viện.

Ông Lê Mạnh Cường là thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ cao cấp, nguyên trưởng khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương [từ năm 2012 đến 2017]; phó chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam và là phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương [từ năm 2021 đến nay].

Ông Lê Mạnh Cường là giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Trước đó, ông Đoàn Quang Huy - phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền - tiếp nhận nhiệm vụ quản lý bệnh viện.

Phát biểu tại lễ bổ nhiệm, ông Lê Mạnh Cường chia sẻ: "Tôi nhận thức được việc được bổ nhiệm phó giám đốc học viện kiêm giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh là vinh dự đồng thời là trách nhiệm. Tôi sẽ cùng các lãnh đạo, nhân viên tiếp tục xây dựng học viện và bệnh viện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân".

Trước đó, năm 2019, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được Bộ Y tế giao quyền tự chủ chịu trách nhiệm về tài chính, là loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên.

Sau khi trở thành đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, Bệnh viện Tuệ Tĩnh gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc nợ lương hơn 100 cán bộ, nhân viên bệnh viện.

Nhiều cán bộ, nhân viên bệnh viện đã cầm băngrôn "xuống đường" yêu cầu Bệnh viện Tuệ Tĩnh chi trả lương nợ, đồng thời giải quyết vấn đề tự chủ tài chính của bệnh viện.

Nhằm giải quyết các khó khăn trong thời gian vừa qua, tập thể lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã thống nhất phương án tái cơ cấu bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển.

Chia sẻ về những giải pháp cụ thể, ông Cường cho biết: "Khó khăn của bệnh viện hiện nay là chưa kết hợp được giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Tới đây, chúng tôi sẽ thực hiện nhiều kế hoạch ở các chuyên khoa, ứng dụng y học hiện đại để khám, điều trị cho người dân.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển ngành dược, là một trong những thế mạnh của y học cổ truyền. Ngoài ra, chúng tôi dự định sẽ liên doanh, kết nối với các nước về y học cổ truyền như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... với mục tiêu xây dựng nhiều giải pháp, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Học viện triển khai kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, xây dựng đề án vị trí việc làm và các quy chế nội bộ, bố trí sắp xếp nhân sự, cơ chế tài chính, quản trị bệnh viện, phát triển và mở rộng phạm vi chuyên môn. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị… thu hút bệnh nhân", ông Cường chia sẻ.

Việc bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh được kỳ vọng sẽ từng bước giải quyết những khó khăn của bệnh viện thời gian vừa qua.

Bệnh viện Tuệ Tĩnh lại vay tiền để trả lương cán bộ y tế

DƯƠNG LIỄU

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề