Bị bật móng tay phải làm thế nào năm 2024

Phụ huynh cần làm sạch, cầm máu, che chắn vết thương sau sự cố trẻ bị bật móng tay, chân giúp vết thương mau lành, tránh nhiễm trùng.

Trẻ bị kẹt tay chân vào cánh cửa hay té ngã bật móng phổ biến. Phụ huynh có thể lúng túng, chưa biết cách xử trí đúng khiến con đau đớn, nguy cơ nhiễm trùng. BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, lưu ý cách chăm sóc khi bé gặp tình trạng này.

Giữ bình tĩnh và an ủi trẻ: Nhiều phụ huynh hốt hoảng, xót con khi bé bị chấn thương có thể khiến trẻ sợ hãi. Thái độ bình tĩnh của phụ huynh giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn.

Đánh giá mức độ tổn thương: Phụ huynh nhẹ nhàng kiểm tra ngón tay, chân của con xem có vết cắt nào không và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Nếu trên móng có vật lạ như mảnh gỗ hoặc thủy tinh đâm vào, không cố gắng lấy ra ngay.

Bị bật móng tay phải làm thế nào năm 2024

Trẻ bị tai nạn bong tróc móng dẫn đến nhiễm trùng vì không chăm sóc đúng tại nhà. Ảnh: Tuệ Diễm

Làm sạch vết thương: Rửa móng bị thương dưới vòi nước sạch ấm, sử dụng xà phòng nhẹ nếu có thể. Phụ huynh không nên chà xát vết thương mạnh bạo. Móng nếu bị bong ra, phụ huynh nên giữ lại vì vẫn có ích cho cho bác sĩ trong việc xử lý vết thương.

Kiểm soát chảy máu: Nếu bong tróc móng có chảy máu, phụ huynh nên sử dụng một miếng gạc hoặc một miếng vải sạch đặt vào vết thương sau đó dùng tay đè nhẹ lên cầm máu. Cần giữ nguyên tư thế đè cho đến khi máu ngừng chảy. Tuy nhiên, không đè trực tiếp lên móng nếu vùng này bị tổn thương nặng.

Giảm sưng đau: Phụ huynh có thể chườm lạnh cho ngón tay của trẻ để giảm sưng đau. Bọc đá lạnh hoặc túi chườm lạnh vào một chiếc khăn mỏng và chườm lên khu vực bị thương trong khoảng 10-15 phút. Không áp đá trực tiếp lên da vì điều này có thể gây tổn thương lạnh. Giữ ngón tay bị thương của trẻ ở vị trí cao hơn mức trái tim để giảm sưng, đau.

Che chắn vết thương: Sau khi máu chảy đã ngừng, vết thương được làm sạch, nếu cần phụ huynh băng bó nhẹ vùng bị thương cho bé bằng băng y tế sạch để bảo vệ khỏi bụi bẩn và vi khuẩn.

Theo dõi và chăm sóc sau cấp cứu: Theo dõi vết thương để đảm bảo không bị nhiễm trùng. Dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm đỏ, sưng, đau tăng, hoặc chảy mủ. Nếu vết thương nghiêm trọng, không ngừng chảy máu sau vài phút hoặc có dấu hiệu của nhiễm trùng, đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Bác sĩ Đỗ Trọng lưu ý khi vết thương nhiễm trùng, chăm sóc cẩn thận quan trọng để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng và kích thích quá trình chữa lành. Phụ huynh cần làm sạch vết thương, tránh ngâm móng trong nước nóng quá lâu vì làm chậm quá trình lành thương.

Sau khi rửa sạch có thể dùng dung dịch sát khuẩn như povidone-iodine (Betadine) xung quanh khu vực nhiễm trùng để giảm vi khuẩn. Tránh sử dụng sản phẩm cồn hoặc hydrogen peroxide vì chúng có thể kích ứng và lâu lành thương. Phụ huynh cũng có thể dùng một lớp mỏng thuốc mỡ chống nhiễm khuẩn, như neomycin, polymyxin B, bacitracin bôi lên vùng nhiễm trùng cho trẻ. Sau đó che phủ vết thương bằng băng y tế hoặc gạc sạch và thay băng hàng ngày hoặc khi bị ẩm, bẩn.

Phụ huynh cần theo dõi vết thương hàng ngày của con. Nếu sưng nhiều hơn, đỏ lan rộng hoặc chảy mủ, nghiêm trọng như sốt, đau nhiều, vết thương lan rộng cần đưa trẻ đi khám ngay.

Con em nghịch cửa bị kẹp tay làm bật móng tay hết ra. Vậy bác sĩ cho em hỏi trẻ bị bật móng tay do kẹp cửa có sao không? Có cách nào để con được mọc lại móng tay bình thường không để lại di chứng cho móng tay mọc lại không? Em cảm ơn bác sĩ.

Lê Duy Thành (1991)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Lan Hương - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Trẻ bị bật móng tay do kẹp cửa có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bé nhà bạn bị kẹp cửa bật móng tay. Móng tay trẻ bị bật ra thì sẽ dần dần mọc lại bình thường, không để lại di chứng gì. Điều quan trọng là bạn cần giữ vệ sinh phần nền của móng tay tránh bị nhiễm trùng.

Nếu bạn còn thắc mắc về trẻ bị bật móng tay do kẹp cửa, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Phòng bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
  • Đái dầm ở trẻ: Những điều cần biết
  • Trẻ sơ sinh và thuốc kháng sinh: Nguy cơ hen suyễn?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

  • Bị bật móng tay phải làm thế nào năm 2024
    Thủ phạm nào khiến trẻ bị táo bón? Táo bón là một rối loạn tạm thời hoặc là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi khiến trẻ đi tiêu khó khăn, thậm chí gây cảm giác sợ đi ... Đọc thêm

Bị bật móng tay phải làm thế nào năm 2024

Nuôi dưỡng khi trẻ bệnh

Chán ăn và các rối loạn tiêu hoá khi trẻ bệnh luôn làm các bậc cha mẹ lo lắng và lúng túng trong việc chăm sóc dinh dưỡng. Vậy nuôi dưỡng trẻ giai đoạn bệnh như thế nào để giúp ...

Bật móng tay bao lâu thì khỏi?

Thông thường, sau khi bị lật móng, bạn sẽ phải chờ khoảng 6 đến 9 tháng để móng mọc trở lại. Với những trường hợp lật móng kèm theo nhiễm trùng thì tốc độ mọc của móng sẽ chậm hơn. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào giúp kích thích móng mọc nhanh hơn.nullBị lật móng tay vì những lý do nào và một số hướng dẫn xử trí hiệu quảmedlatec.vn › tin-tuc › bi-lat-mong-tay-vi-nhung-ly-do-nao-va-mot-so-hu...null

Bị dập móng tay bao lâu mới lành?

Đa số các trường hợp bị dập móng tay đều nhẹ và không quá nghiêm trọng, bạn chỉ cần thực hiện sơ cứu theo các hướng dẫn trên là được. Sau 2 - 3 ngày thì vùng móng tay bị dập sẽ bớt sưng đau, sau 2 - 3 tuần thì phần móng mới sẽ mọc lên, thay thế phần móng tay cũ bị dập.nullBị dập móng tay - sơ cứu như thế nào mới đúng? - Medlatecmedlatec.vn › tin-tuc › bi-dap-mong-tay-so-cuu-nhu-the-nao-moi-dung-null

Làm sao để có một bộ móng tay đẹp?

9 mẹo cực kỳ đơn giản để chăm sóc móng tay khỏe đẹp tại nhà.

Giữ cho móng tay luôn khô và sạch. ... .

Ngừng việc cắn móng tay. ... .

Sử dụng kem dưỡng ẩm. ... .

Mang găng tay để bảo vệ ... .

Cắt tỉa móng thường xuyên. ... .

Chăm sóc lớp biểu bì quanh móng. ... .

Quét một lớp sơn phủ để bảo vệ ... .

Không tự tay cạo bỏ lớp sơn trước đó.

Tại sao móng tay bị lệch?

Nguyên nhân nào gây ra bệnh loạn dưỡng móng – biến dạng móng. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là do hai bệnh lý nhiễm trùng: vẩy nến hoặc bị nấm móng. Ở móng bị nhiễm nấm, móng tay sẽ có màu sắc khác thương và có thể thay móng mới.nullBiến dạng móng và loạn dưỡng móng | Vinmecwww.vinmec.com › tin-tuc › bien-dang-mong-va-loan-duong-mongnull