Biến chứng của đặt sonde dạ dày

Mở thông dạ dày giúp những bệnh nhân không thể ăn uống trong thời gian dài có thể được cung cấp dinh dưỡng liên tục duy trì sự sống hoặc để làm giảm áp lực trong lòng dạ dày. Về mặt kỹ thuật đây không phải là phẫu thuật phức tạp, nhưng cũng không được coi là phẫu thuật nhỏ vì thường thực hiện trên người bệnh có thể trạng suy kiệt.

1. Mở thông dạ dày là gì?

Mở thông dạ dày là phương pháp can thiệp nhằm tạo lỗ thông từ ngoài vào trong lòng dạ dày, với hai mục đích chính gồm:

1.1. Giảm áp lực tạm thời cho dạ dày, giảm biến chứng sau phẫu thuật lớn

Ở các bệnh nhân sau phẫu thuật lớn ở vùng bụng như cắt bỏ toàn bộ dạ dày, cắt bỏ dây thần kinh phế vị,… cần phải hút dịch dạ dày lâu dài, mở thông dạ dày có thể thực hiện để tránh những biến chứng như trào ngược dịch dạ dày, nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc viêm loét tại chỗ.

Mở thông dạ dày giúp cung cấp thức ăn cho bệnh nhân khó ăn uống bình thường

1.2. Cung cấp dinh dưỡng

Ở những bệnh nhân gặp khó khăn hoặc không thể ăn uống, mở thông dạ dày là giải pháp được lựa chọn để cung cấp dinh dưỡng nuôi người bệnh.

Tùy theo tình trạng bệnh lý, phương pháp phẫu thuật mà người bệnh được chỉ định cần mở thông dạ dày tạm thời hay mở thông dạ dày vĩnh viễn.

  • Mở thông dạ dày tạm thời trong các trường hợp bệnh nhân sau các phẫu thuật lớn ở ổ bụng hoặc tổn thương thực quản do bỏng, hẹp.

  • Mở thông dạ dày vĩnh viễn trong các trường hợp: ung thư thực quản, ung thư vùng hầu họng.

Hiện nay kỹ thuật này có thể thực hiện nội soi đơn giản hơn, hoàn thành trong thời gian ngắn và ít gây đau đớn cho người bệnh.

2. Những trường hợp bệnh nhân chỉ định mở thông dạ dày

Những trường hợp bệnh lý sau khiến bệnh nhân không ăn được bằng đường miệng sẽ được chỉ định mở thông dạ dày:

2.1. Bệnh nhân bị u vùng miệng, họng, cổ, ngực hoặc thực quản

Khối u các khu vực này sẽ chèn ép làm hẹp hoặc bịt tắc hoàn toàn đường dẫn thức ăn xuống dạ dày. Vì thế, mở thông dạ dày sẽ được thực hiện để đưa thức ăn trực tiếp vào dạ dày, giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh.

2.2. Bệnh nhân dinh dưỡng kém hoặc chấn thương vùng đầu, rối loạn thần kinh

Những bệnh nhân tai biến mạch máu não, chấn thương vùng đầu mặt cổ, chấn thương sọ não hoặc rối loạn tâm thần ở người cao tuổi, suy dinh dưỡng nặng,… không thể tự ăn được sẽ cần mở thông dạ dày hỗ trợ. Tùy vào tình trạng bệnh song thông thường sẽ cần mở thông dạ dày vĩnh viễn.

Mở thông dạ dày cho bệnh nhân tắc nghẽn đường tiêu hóa trên

2.3. Bệnh lý tắc nghẽn cơ học đường tiêu hóa trên

Thường gặp là các bệnh ung thư đường tiêu hóa trên như miệng, thực quản, ung thư hầu họng,… gây chèn ép khiến bệnh nhân không nuốt được. Khi đó, cần mở thông dạ dày hỗ trợ đưa thức ăn xuống dạ dày, giảm áp lực cho các cơ quan tiêu hóa trên.

2.4. Bệnh nhân bị bỏng hoặc hẹp thực quản, viêm phổi hoặc gặp biến chứng khi đặt Sonde mũi dạ dày lâu ngày

Ngoài ra, mở thông dạ dày cũng được thực hiện để nuôi dưỡng tạm thời cho các bệnh nhân sau phẫu thuật vùng bụng hay đường tiêu hóa trên không thể tự ăn uống, bệnh nhân Crohn nặng, bỏng rộng hoặc khó khăn khi ăn sau xạ trị, hóa trị,…

Thông qua mở thông dạ dày, bệnh nhân được đáp ứng dinh dưỡng tốt hơn để hồi phục sức khỏe, duy trì sự sống. Mở thông dạ dày là phương pháp không quá phức tạp có thể thực hiện được dưới gây mê toàn thân hoặc tại chỗ. Tuy nhiên, kỹ thuật này chống chỉ định với những bệnh nhân bị: gan hay lách quá to, rối loạn đông máu nặng, bệnh nhân béo phì, cổ trướng, người đã cắt toàn bộ dạ dày, người bị viêm loét dạ dày, giãn tĩnh mạch, ung thư dạ dày,…

Bác sĩ sẽ đánh giá thể trạng để xem xét bệnh nhân có thể mở thông dạ dày hay không hay lựa chọn phương pháp duy trì dinh dưỡng khác.

3. Quy trình mở thông dạ dày

Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa, kê gối ở đáy ngực.

Phương pháp vô cảm: gây mê toàn thân hoặc gây mê tại chỗ nếu người bệnh có chống chỉ định với gây mê toàn thân.

Bệnh nhân được gây mê khi mở thông dạ dày

Đường mổ: đường trắng giữa trên rốn, cách mũi ức 2cm.

Thăm dò: Đặt van tự động để banh vết mổ, đặt một van để nâng gan lên trên. Kéo nhẹ dạ dày xuống dưới, thăm dò để phát hiện tổn thương ở dạ dày, nhất là vùng tâm phình vị hoặc cơ hoành [nếu có] trong trường hợp ung thư thực quản.

Kỹ thuật: Có 2 kiểu kiểu Witzel và Fontan được sử dụng phổ biến nhất.

Theo dõi: Trong 48 giờ đầu sau mổ ống thông được nối với chai dẫn lưu để dịch dạ dày tự chảy ra nhằm làm giảm áp lực trong dạ dày bảo vệ cho vết mổ ở dạ dày. Dùng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.

Sau 48 giờ thực hiện thủ thuật mở thông dạ dày, có thể bơm thức ăn cho bệnh nhân qua ống thông theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Sau nội soi mở thông dạ dày, bệnh nhân có thể gặp 1 số biến chứng sức khỏe như: Trào ngược dạ dày thực quản, tràn khí phúc mạc, tụ máu thành loét quanh vị trí ống thông, nhiễm khuẩn thành bụng, đau bụng, sốt nhẹ, bán tắc ống thông,… Cần cẩn thận với các biến chứng nặng sau mở thông dạ dày như: chảy máu dạ dày, viêm phúc mạc, rò dạ dày và đại tràng, hoại tử thành dạ dày,…

Nhìn chung mở thông dạ dày nội soi là kỹ thuật không phức tạp, khá an toàn, thời gian thực hiện chỉ từ 10 - 15 phút, ít gây biến chứng.

Mở thông dạ dày ít gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Như vậy, mở thông dạ dày thực hiện bằng nội soi có nhiều ưu điểm, phù hợp với các bệnh nhân gặp khó khăn khi ăn uống bình thường và không thể đặt Sonde đường mũi. Khi được chỉ định thực hiện kỹ thuật này, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để mở thông dạ dày an toàn, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

BS.CKII. Phạm Đức Nhật Minh

Phó trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến/bác sĩ Khoa Ngoại 2

Khi cơ thể người bệnh không thể đưa thức ăn được từ miệng xuống dạ dày, dù bất kì nguyên nhân gì, việc nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa là con đường nuôi dưỡng sinh lý nhất, không đường nuôi dưỡng nào có thể thay thế được, nhất là những bệnh nhân ung thư có liên quan đến đường nuôi ăn. Để phòng tránh mất chất dinh dưỡng và suy kiệt cho bệnh nhân, mở thông dạ dày là phương pháp lựa chọn giúp đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Ảnh: Chuẩn bị tiến hành mở dạ dày ra da dưới hướng dẫn nội soi kỹ thuật trực tiếp cho một trường hợp

Mở thông dạ dày là kỹ thuật tạo một lỗ mở trực tiếp vào dạ dày để nuôi dưỡng người bệnh tạm thời hoặc vĩnh viễn. Mở thông dạ dày có thể mở dạ dày ra da bằng kỹ thuật mổ hở, phẫu thuật nội soi, dưới màn hình X-Quang, kỹ thuật kéo đẩy qua nội soi hay mở dạ dày ra da dưới hướng dẫn nội soi kỹ thuật trực tiếp. Trong đó,  kỹ thuật mở dạ dày ra da dưới hướng dẫn nội soi kỹ thuật trực tiếp là kỹ thuật đơn giản và ít biến chứng nhất.

Nhóm bệnh nhân khuyến cáo

-   Bao gồm tất cả  các bệnh nhân có chỉ  định nuôi ăn lâu dài [từ  4 tuần trở  lên] và đường tiêu hóa phải đảm bảo chức năng tiêu hóa thức ăn.

-   Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa lâu dài do: ung thư thực quản, miệng, hầu, họng gây chèn ép làm bệnh nhân không nuốt được nhưng ống soi vẫn qua được xuống dạ dày.

-   Nuôi dưỡng tạm thời: hẹp thực quản do bỏng, viêm do xạ và sau phẫu thuật lớn ở bụng cần được nuôi dưỡng bổ sung, chấn thương nặng vùng sọ và mặt.

-   Nuôi dưỡng trong các trường hợp dinh dưỡng kém do: rối loạn thần kinh sau tai biến mạch máu não, hôn mê kéo dài, u não, người bệnh cao tuổi có rối loạn tâm thần kèm suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng nặng [ở các người bệnh ung thư, suy  tim, suy hô hấp].

Nhóm bệnh nhân chống chỉ định

-   Có tổn thương ở hầu họng thực quản mà ống nội soi không xuống dạ dày được.

-   Rối loạn đông máu nặng hay đang điều trị kháng đông.

-   Gan lách quá to, tăng áp cửa, báng bụng hay thẩm phân phúc mạc.

-   Tiền căn phẫu thuật dạ dày, bệnh lý dạ dày [loét hay ung thư].

-   Rò ở đoạn cao của ruột non, tắc ruột non.

 

-   Nội soi dạ dày theo quy trình để kiểm tra tình trạng dạ dày, tá tràng.

-   Thay đổi tư thế người bệnh sang nằm ngửa nhưng đầu vẫn giữ nghiêng trái.

-   Bơm hơi căng để thành dạ dày sát vào thành bụng.

-   Xác định và đánh dấu vị trí chọc trocar qua ánh đèn sáng lên thành bụng, lấy ngón tay ấn vào chỗ sáng rồi qua đèn soi kiểm tra chỗ ngón tay lồi vào thành dạ dày. Lưu ý:

+   Vị trí đặt ống thông tốt nhất là ở giữa vị trí cao mặt trước của thân vị bên trên ranh giới giữa hang vị và thân vị.

+   Vị trí này thường tương ứng với ¼ bụng trên trái, khoảng 3 cm dưới bờ sườn trái.

-  Sau khi gây tê tại chỗ, dùng bộ khâu cố định thành dạ dày LoopFixture II khâu 2 hoặc 3 vị trí để cố định dạ dày lên thành bụng trước dưới kiểm soát của nội soi.

-   Dùng dao nhọn rạch da rộng 1cm, chọc trocar [dao PS Needle] qua da, qua thành bụng vào khoang dạ dày dưới kiểm soát của nội soi, rút nòng trong, để lại vỏ trocar dùng để tạo đường hầm.

-   Đặt ống thông dạ dày có bóng [Baloon Catheter] 20Fr qua lỗ trocar vào lòng dạ dày, bơm bóng 10ml cố định, test nước ống thông tốt, đậy nắp.

-    Xé vỏ trocar.

-   Cố định đầu ống thông ngoài thành bụng bằng nút chặn để áp sát bóng vào thành dạ dày, kiểm tra không chảy máu.

-    Rút ống nội soi.

-    Băng lại.

          Để thực hiện phẫu thuật này, đội ngũ ê-kíp gồm phẫu thuật viên, 1 y cụ, 1 kỹ thuật viên gây mê, 1 bác sĩ nội soi, 1 kỹ thuật viên nội soi cùng những trang thiết bị cần thiết như máy nội soi, đặc biệt là bộ Kit để mở thông dạ dày qua nội soi [hiện đang sử dụng bộ Intolief PEG Kit]. Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh phải nhịn ăn tối thiểu 6 giờ; người bệnh phải được giải thích trước và ký giấy cam đoan đồng ý làm phẫu thuật; đồng thời chỉ định dùng kháng sinh dự phòng thường sử dụng nhóm Cepha 3 và được chích 30 phút trước phẫu thuật.

Những lưu ý sau phẫu thuật

Theo nghiên cứu của Lynch R. [2004], tỷ lệ xảy ra biến chứng sau phẫu thuật này như sau: chảy máu [0.3-1.5%], nhiễm trùng [1.6%], thủng đại tràng [0.5-0.9%], loét chân ống [0.3-1.2%].

Kết quả ứng dụng thực tiễn lâm sàng tại bệnh viện

  • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 29 bệnh nhân đựơc phẫu thuật mở dạ dày ra da qua nội soi trong 1 năm [từ 6/9/2017 đến 16/8/2018] tại BV Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp tiền cứu mô tả loạt ca.
  • Kết quả: đa số phẫu thuật mở dạ dày ra da qua nội soi được thực hiện ở bệnh nhân nuốt khó với ung thư khẩu hầu hốc miệng chiếm đa số [38%], ung thư thực quản [34,5%], ung thư hạ hầu thanh quản [20,7%], và ung thư vòm hầu [6,9%].
    • Bệnh nhân thường là nam giới [79,3%],
    • Đa số gầy BMI30g/l: 11 trường hợp [37,9%],

Chủ Đề