Bình luận cách xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo Luật cạnh tranh 2022

Pháp Luật cạnh tranh của Việt Nam không đưa ra định nghĩa về vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp mà chỉ quy định các trường hợp có vị trí thống lĩnh và các căn cứ để xác định vị trí thống lĩnh. Trong bài viết dưới đây, Luật Bạch Long sẽ làm rõ về các căn cứ để xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp theo quy định của Luật hiện hành.

Xem thêm: 

Theo Điều 24 Luật cạnh tranh, doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vi trí thống lĩnh khi thuộc một trong những trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất:

Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;

b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;

c) Rào cản gia nhập, mờ rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;

d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;

đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kĩ thuật;

e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;

g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.

Như vậy, Luật cạnh tranh năm 2018 đã có sự tiệm cận với quy định của pháp luật cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, Luật không đưa thị phần là tiêu chí đầu tiên và duy nhất để xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh mà bổ sung vào đó rất nhiều các yếu tố mang tính chất định tính để cơ quan cạnh tranh có thể xác định chính xác vị trí thống lĩnh trên thị trường của doanh nghiệp. Pháp luật cho phép cơ quan có thẩm quyền được quyền sử dụng một, một số hoặc tất cả các căn cứ trên; có quyền đánh giá về mức độ của từng căn cứ để kết luận một doanh nghiệp cụ thể có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể hay không trong từng vụ việc cụ thể.

 Các căn cứ được quy định trong Điều 26 Luật cạnh tranh cho thấy doanh nghiệp bị kết luận có vị trí thống lĩnh thị trường phải có năng lực thực tế để thực hiện một hành vi gây ra hậu quả hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường. Năng lực đó được chứng minh bằng năng lực tài chính của doanh nghiệp; khả năng chi phối mạng lưới phân phối, khả năng chi phối thị trường bằng trình độ công nghệ… Nói cách khác, sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp phải thực tế mà không thể là suy đoán. Quy định về vị trí thống lĩnh trong trường hợp này đã mở rộng phạm vi của khái niệm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với những doanh nghiệp dù chưa tích lũy đủ thị phần theo yêu cầu nhưng do những sức mạnh khạc từ bên ngoài hay tiềm tàng bên trong đã giúp cho doanh nghiệp có thể thao túng thị trường.

Bình luận cách xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo Luật cạnh tranh 2022

Các căn cứ để xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp

Trường hợp thứ hai:

Một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Trong trường hợp này, pháp luật đã hoàn toàn dựa vào thị phần để xác định vị trí thống lĩnh thị trường. Điều 10 Luật cạnh tranh quy định các Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

– Tỉ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

– Tỉ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

– Tỉ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

– Tỉ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.

Nếu xem xét từ góc độ lí thuyết, pháp Luật cạnh tranh Việt Nam cũng có quan điểm về vị trí thống lĩnh thị trường giống các quốc gia khác là khả năng của doanh nghiệp có thể chi phối giá, chi phối các yếu tố cơ bản của thị trường. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh Việt Nam vẫn sử dụng tiêu chí thị phần để xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp, bởi đây là tiêu chí mang tính chất định lượng, dễ xác định. Theo đó, một doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan mặc nhiên là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Cơ quan có thẩm quyền không cần chứng minh về khả năng chi phối giá hay khả năng thực hiện các hành vi chi phối thị trường trên thực tế của doanh nghiệp. Có thể hiểu, nếu như cơ quan cạnh tranh không thể tự mình xác định được các yếu tố mang tính chất định tính về sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp thì có thể sử dụng tiêu chí mang tính định lượng là thị phần của doanh nghiệp. Quy định này cũng phù họp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay, khi hệ thống pháp luật vẫn chủ yếu là pháp luật thành văn.

Trường hợp thứ ba:

Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Theo khoản 2 Điều 24 Luật cạnh tranh, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường khi thoả mãn đủ hai điều kiện sau:

– Các doanh nghiệp đã hoặc đang thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh;

– Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hoặc tổng thị phần của nhóm doanh nghiệp đạt các mức sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên ưên thị trường liên quan; Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan. Trong đó, không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.

Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Luật Bạch Long

Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0975.866.929

Email:

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929  để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!

Luật cạnh tranh không cấm các doanh nghiệp nắm giữ vị trí độc quyền, tuy nhiên các doanh nghiệp này không được lạm dụng vị trí của mình để thực hiện hành vi gây hạn chế cạnh tranh. Vậy làm thế nào để xác định một doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường? Trong bài viết này, Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.

Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường

Mặc dù Luật cạnh tranh không đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là vị trí thống lĩnh thị trường mà chỉ quy định các trường hợp doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và căn cứ để xác định vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, từ các quy định này có thể thấy các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có những đặc trưng cơ bản nhất định, đặc biệt là khả năng tác động đến thị trường.

Theo đó, có thể hiểu, vị trí thống lĩnh thị trường là khả năng kiểm soát thực tế hoặc tiềm năng của một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ của một hoặc một số doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đó khả năng hành động độc lập, không phụ thuộc vào các quy luật của thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, hay người tiêu dùng, nghĩa là doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đó có khả năng chi phối, kiểm soát thị trường.

Xác định vị trí thống lĩnh thị trường

Vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định dựa vào một trong hai tiêu chí sau:

Sức mạnh thị trường đáng kể

Điều 26 Luật cạnh tranh 2018 quy định các tiêu chí để xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp như sau:

– Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan.

– Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp.

– Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác.

– Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ.

– Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật.

– Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng.

– Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

– Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác.

– Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.

Như vậy, so với Luật cạnh tranh 2004, Luật cạnh tranh hiện hành coi thị phần là một trong các tiêu chí để xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp. Quy định này là cần thiết và có sự tương đồng với pháp luật cạnh tranh của các nước như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu khi các nước này sử dụng cùng lúc nhiều tiêu chí để xác định sức mạnh thị trường của doanh nghiệp như thị phần, cấu trúc thị trường, rào cản gia nhập thị trường, rào cản mở rộng thị trường, sức mạnh của người mua, khả năng loại bỏ cạnh tranh…

Thị phần trên thị trường liên quan

Theo quy định của Luật cạnh tranh 2018 thì khi tính thị phần của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan thì được xác định là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Đối với nhóm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có tổng thị phần như sau thì được xác định là có vị trí thống lĩnh thị trường (nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan):

– Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

– Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

– Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;

– Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan. 

Như vậy, pháp luật hiện hành sử dụng phương pháp định lượng (ấn định mức thị phần cụ thể) để xác định vị trí thống lĩnh thị trường. Chỉ cần xác định doanh nghiệp bị điều tra có thị phần bằng hoặc vượt ngưỡng quy định là kết luận có vị trí thống lĩnh mà không cần chứng minh doanh nghiệp đó có khả năng kiểm soát thị trường trên thực tế. Với cách tiếp cận này, có thể dễ dàng kết luận một doanh nghiệp đang thống lĩnh thị trường nếu đã xác định được thị trường liên quan và thị phần của doanh nghiệp đó.

Xem thêm: Xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh tranh 2018

Trên đây là nội dung bài viết Xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ luật sư giỏi nhất của chúng tôi.

Xem thêm:

Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm

Một số vấn đề lý luận về vị trí thống lĩnh thị trường