Bird flu là gì

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về cúm H5N1 ở gà. Đây là một tình trạng rất phổ biến và khiến nhiều gia cầm, đặc biệt là gà, chết. Tuy nhiên, virus H5N1 cũng có thể lây qua người và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Tìm hiểu chung

Bệnh cúm H5N1 là gì?

Cúm gia cầm là một bệnh nhiễm virus có thể lây nhiễm không chỉ cho chim mà còn cả người và các động vật khác.

H5N1 là dạng cúm gia cầm phổ biến nhất có thể dễ dàng ảnh hưởng đến con người và các động vật khác tiếp xúc với vật mang mầm bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cúm H5N1 lần đầu tiên được phát hiện ở người vào năm 1997 và đã giết chết gần 60%những người bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng cúm H5N1 là gì?

Các triệu chứng cúm H5N1 ở người có thể tương tự như bệnh cúm thông thường nhưng nếu không có phương pháp điều trị thích hợp bệnh có thể có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn:

  • Ho
  • Sốt
  • Viêm họng
  • Đau cơ
  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Một số người cũng bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong một vài trường hợp, dấu hiệu duy nhất của bệnh là nhiễm trùng mắt nhẹ [viêm kết mạc].

Bạn có thể gặp các biểu hiện của cúm H5N1 khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Bạn bị sốt, ho và đau nhức cơ thể
  • Đã đi du lịch đến một nơi trên thế giới trong thời gian gần đây, nơi dịch cúm gia cầm xảy ra
  • Nếu bạn đã đến bất kỳ trang trại hay chợ ngoài trời.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc biểu hiện cúm H5N1 nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh cúm H5N1 ở người là gì?

  • Virus. Sau khi virus lây truyền từ một con chim hoang dã sang gia cầm, chúng có thể dễ dàng nhanh chóng lan rộng đến hàng trăm hoặc hàng ngàn gia cầm khác. Gia cầm nhiễm bệnh phải bị tiêu hủy để ngăn chặn virus H5N1 lây lan.
  • Những người có tiếp xúc với gà, vịt bị bệnh hoặc bị lây nhiễm virus. Virus cúm gia cầm có thể lây qua phân và nước bọt của chúng trên bề mặt như lồng, máy kéo và thiết bị nông nghiệp khác.

Hầu hết mọi người không nên quá lo lắng về bệnh cúm H5N1. Bạn không thể mắc dịch cúm gia cầm từ việc ăn thịt gà hoặc vịt đã được nấu chín hoàn toàn vì virus đã bị tiêu diệt bởi nhiệt.

Bệnh cúm gia cầm rất phổ biến, chúng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Không giống như các loại cúm khác ở người, bệnh cúm H5N1 [cúm gia cầm] không dễ dàng lây lan từ người sang người. Rất ít các trường hợp nhiễm bệnh này do lây truyền từ người sang người, chỉ khi nào trong các trường hợp có sự tiếp xúc đặc biệt gần gũi với người bệnh như mẹ chăm sóc cho trẻ bị nhiễm bệnh.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm H5N1 là gì?

Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với cúm H5N1, chẳng hạn như:

  • Nguy cơ lớn nhất là việc tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc với các bề mặt bị ô nhiễm như lông, nước bọt hoặc phân của chúng. Rất hiếm khi dịch cúm gia cầm được truyền từ người sang người.
  • Các kiểu lây truyền bệnh người vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Tất cả mọi người ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể bị nhiễm cúm gia cầm mặc dù dường như độ tuổi nhiễm bệnh phụ thuộc vào loại cúm gia cầm. Độ tuổi trung bình của những người bị ảnh hưởng bởi H7N9 là 62, trong khi của những người mắc H5N1 chỉ là 26.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh cúm H5N1?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ:

  • Thực hiện các xét nghiệm: bác sĩ có thể kiểm tra dịch từ mũi hoặc cổ họng để xác định bạn có nhiễm virus cúm gia cầm hay không. Tốt nhất là nên thực hiện các xét nghiệm này trong vài ngày đầu tiên sau khi các triệu chứng xuất hiện
  • Kiểm tra hình ảnh: chụp X-quang có thể giúp đánh giá tình trạng của phổi, giúp chẩn đoán và lựa chọn các phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Những phương pháp điều trị cúm H5N1 là gì?

Bác sĩ sẽ điều trị cúm gia cầm H5N1 dựa trên sự ảnh hưởng của virus đến cơ thể. Trong một số trường hợp, các loại thuốc kháng virus có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng các chuyên gia cũng lo ngại rằng một số loại thuốc kháng virus có thể không có ích trong việc chống lại virus cúm gia cầm:

  • Nếu mắc cúm gia cầm, bạn buộc phải ở trong phòng cách ly của bệnh viện để giảm nguy cơ lây lan virus cho người khác
  • Một số bệnh nhân cúm gia cầm có thể cần máy thở để có thể thở dễ dàng hơn. Một số bệnh nhân khác có thể cần một máy lọc máu. Nếu bệnh không thuyên giảm khi đã điều trị được hơn nửa quá trình, rất có thể bệnh sẽ dẫn đến tử vong.

Cúm H5N1 có nguy hiểm không?

Cúm H5N1 có tỷ lệ tử vong cao, trong khi các loại khác thì không.

Một số biến chứng của cúm gia cầm H5N1 ở người bao gồm:

  • Nhiễm trùng huyết [một phản ứng viêm có thể gây tử vong đối với vi khuẩn và vi trùng khác]
  • Viêm phổi
  • Suy nội tạng
  • Suy hô hấp cấp tính

Đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng cúm trong vòng 10 ngày kể từ khi tiếp xúc với gia cầm hoặc đi đến các khu vực đang có dịch cúm gia cầm.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Tiêm vắc xin cúm gia cầm

Vắc xin này có thể được dùng đại trà như một cách phòng ngừa có tính hạn chế cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh. “Có tính hạn chế” nghĩa là bạn phải đợi vắc xin khác chuyên hóa hơn trong việc ngăn chặn các loại vi-rút truyền nhiễm.

Khuyến cáo khách du lịch

Nếu bạn đang đi du lịch đến Đông Nam Á hoặc bất kỳ khu vực nào có dịch cúm gia cầm, hãy xem xét các khuyến nghị sức khỏe cộng đồng sau:

  • Tránh tiếp xúc với các loài gia cầm được nuôi nhốt. Bạn không nên đến các khu vực nông thôn, trang trại nhỏ và chợ ngoài trời
  • Rửa tay. Đây là một trong những cách đơn giản nhất và tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng các loại. Bạn nên sử dụng nước rửa tay khử trùng có chứa ít nhất 60% cồn khi đi du lịch
  • Hỏi về tiêm phòng cúm. Trước khi đi du lịch, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm phòng cúm. Vắc xin sẽ không thể bảo vệ cho bạn không mắc bệnh cúm gia cầm một cách tuyệt đối, nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus từ gia cầm và người khác.

Chăn nuôi gia cầm và sản phẩm từ trứng

  • Tránh để ô nhiễm chéo. Sử dụng nước nóng và xà phòng để rửa thớt, đồ dùng và tất cả các bề mặt có tiếp xúc với gia cầm sống
  • Nấu chín kĩ. Nấu thịt gà cho đến khi nước có màu trong và đạt đến nhiệt độ tối thiểu là 74oC
  • Tránh xa các loại trứng sống. Bởi vì vỏ trứng thường bị ô nhiễm với phân chim, tránh các thực phẩm có chứa trứng sống hoặc nấu chưa chín.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

Cúm gà hay cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm [hay chim], và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gà có tên khoa học là avian influenza [AI] thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae. Đây là những retrovirus, mang vật liệu di truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã [sợi âm tính]. Biến chủng H5N1 của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai. Hiện giờ, không một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó xảy ra.

Influenza A virus, loại virus gây bệnh cúm gia cầm. Ảnh chụp những tiểu phần virus được nhuộm âm tính trên kính hiển vi điện từ truyền qua.[Nguồn: Dr. Erskine Palmer, Centers for Disease Control and Prevention Public Health Image Library].

Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và con người. Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy virus cúm gà có thể sống sót trong thức ăn đã được nấu chín.

Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng mắc bệnh ở các động vật là khác nhau, nhưng một số biến thể virus có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài ngày.

Đối với con người, cúm gà gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác [1]. Đó là sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết và;ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm. [2]

Trong tháng 5 năm 2006 đã có một số lo ngại về việc virus H5N1 có thể đã biến đổi, tạo khả năng lây từ người sang người sau khi bảy người trong một gia đình lớn ở Indonesia đã bị nhiễm virus, 6 người trong số đó đã tử vong.

Tuy nhiên các chuyên gia của Tổ chức Sức khỏe Thế giới [WHO] -- tổ chức y tế của Liên Hợp Quốc có tiếng nói uy tín nhất về dịch bệnh trong cộng đồng—cho rằng tuy chưa thể loại bỏ khả năng virus đã lây từ người sang người, hiện họ vẫn đang tìm thêm nguồn lây khác có thể. WHO cho rằng việc tìm kiếm ấy cho đến nay vẫn chưa đưa ra được bằng chứng virus đã lây lan trong cộng đồng và cũng chưa có bằng chứng về việc sự lây nhiễm từ người sang người đã trở nên mạnh mẽ hơn.

Tất cả các virus AI đều thuộc nhóm cúm A trong họ virus Orthomyxoviridae và tất cả các phân nhóm của virus cúm A đều có thể lây nhiễm các loài chim. Chi virus cúm nhóm A được chia thành các phân nhóm dựa vào loại protein hemagglutinin [H] và neuraminidase [N] nằm trên lớp vỏ protein bao bọc lõi virus. Có tất cả 16 loại protein H, đối với mỗi loại thì lại có đến 9 phân nhóm protein N, như vậy tổ hợp lại thì có khả năng tạo ra 144 phân nhóm virus cúm gà khác nhau. Ngoài ra, tất cả mỗi phân nhóm virus trên lại có thể chia làm 2 phân nhóm xâm nhiễm: đặc tính xâm nhiễm thấp [LPAI] và cao [HPAI], điều này phụ thuộc vào độc tính của virus đối với các quần thể gia cầm.

Người ta đang lo ngại rằng các loài virus cúm gia cầm có thể tiến hành chuyển đổi tính kháng nguyên để có khả năng vượt qua các rào cản khác loài [vd. từ chim có thể lây sang người]. Nếu thực sự biến chủng này được tạo ra thì nó sẽ vừa mang tính đa hình cực cao [khó kiểm soát] và có độc tính mạnh [khó chữa trị]. Một biến chủng như vậy có thể gây nên một đại dịch tương tự như Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã làm tử vong 50 triệu người vào năm 1918.

Tuy nhiên, các đặc điểm di truyền giữa các biến chủng gây bệnh trên người và trên gia cầm có sự khác biệt đáng kể, không dễ vượt qua. Ngay cả trong các phân nhóm của virus cúm gà cũng mang những đặc điểm khác nhau. Các virus cúm gà H5 và H7 có thể có cả dạng "gây nhiễm cao" và "gây nhiễm thấp", phụ thuộc vào đặc điểm di truyền và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà chúng gây ra; tuy nhiên, virus cúm H9 thì chỉ có dạng "gây nhiễm thấp".

H1N1

Bài chi tiết: Virus cúm A/H1N1

Phân nhóm H1N1 là chủng virus cúm A được phân lập đầu tiên. Đầu tháng 10 năm 2005, các nhà khoa học tuyên bố rằng họ đã khôi phục thành công chủng virus gây ra Đại dịch cúm Tây Ban Nha. Những trình tự gene cho thấy đại dịch năm 1918 này là do virus phân nhóm H1N1 gây ra, thường được coi là chủng gây cúm lợn nhưng có khả năng truyền nhiễm.

Vào tháng 3 và tháng 4 năm 2009 một đợt bùng phát dịch với một chủng mới của virus H1N1 đã dẫn đến gần 2.000 ca nhiễm và hàng chục người đã chết. Tính đến ngày 6 tháng 5 năm 2009 đã có 1.893 ca nhiễm tại 23 quốc gia, nhiều nhất là ở Mehico, trong số đó có 31 ca đã tử vong [27 tại Mehico, 2 tại Mỹ], theo WHO.

H5N1

Bài chi tiết: Virus cúm A/H5N1

H5N1 là phân nhóm virus cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm cao. Từ 1997, sự bùng phát của virus H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm.

Từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 5 năm 2009 đã có 258 người tử vong do cúm gia cầm trong số 423 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới-WHO.

Đến tháng 5 năm 2009 Indonesia là nước có nhiều ca tử vong nhất do H5N1, với 115 người chết trong 141 ca nhiễm. Ở Việt Nam có 56 ca tử vong trong 111 người nhiễm kể từ 2003, theo WHO. Việt Nam tuyên bố có năm bệnh nhân nhiễm và tử vong vì H5N1 từ đầu 2009. Ca tử vong gần đây nhất là Nguyễn Duy Hoàng Huy [SN 2009], trú tại ấp 1, xã Tân Hội Trung, [huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp] đã tử vong ngày 04/4/2013.

H5N1 được coi là tâm điểm của sự chú ý và cảnh báo rằng một biến chủng từ phân nhóm H5N1 có thể tự biến đổi [hoặc tái tổ hợp] để có thể lây từ người sang người,tạo thành một chủng virus có khả năng gây đại dịch cúm toàn cầu.

Các chủng khác

Từ năm 1997, các phân nhóm H5N1, H7N2, H7N3, H7N7, và H9N2 đã được phát hiện xâm nhiễm vào người.

H2N2

Bài chi tiết: Virus cúm A/H2N2

Gây nên dịch cúm châu Á vào năm 1957 và 1958 đã làm chết khoảng 1 triệu người trên thế giới.H3N2

Bài chi tiết: Virus cúm A/H2N3

Phát triển từ chủng H2N2 do biến đổi di truyền và gây nên dịch cúm Hồng Kông vào năm 1968, 1969 đã gây tử vong 750.000 người, Đây là đại dịch gây tử vong lớn nhất thế kỷ 20.H7N2 Với sự bùng phát phân nhóm H7N2 trong gia cầm vào năm 2002, 44 người đã được phát hiện là bị nhiễm virus tại bang Virginia, Hoa Kỳ.H7N3 Ở Bắc Mỹ, người ta đã phát hiện chủng virus cúm gà H7N3 tại một số trang trại gia cầm tại British Columbia vào tháng 2 năm 2004. Cho đến tháng 4 năm 2004, đã có 18 trang trại phải cách ly để ngăn ngừa sự lan truyền của loài virus này. Có 2 trường hợp người dân vùng này bị nhiễm virus cúm.H7N7 Trong năm 2003 ở Hà Lan, 89 người đã được chẩn đoán là nhiễm virus cúm H7N7 sau một đợt dịch cúm gia cầm từ một số trang trại lân cận. Một trường hợp đã tử vong.H9N2 Loại virus này đã được nghiên cứu cho thấy chỉ là dạng "gây nhiễm thấp". Có 3 trường hợp phát hiện ở Trung Quốc và Hồng Kông cho thấy bị nhiễm virus và tất cả đều đã qua khỏi. Trong tháng 10, 2005, một dịch cúm bùng phát tại thị trấn Tolima, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không một trường hợp nào bị virus gây nhiễm cho người. [3]H7N9

Bài chi tiết: Virus cúm A/H7N9

Loại virus H7N9 là loại virus cúm gia cầm mới vừa được phát hiện có khả năng lây từ gia cầm sang người và có tỉ lệ tử vong cao,bùng phát tại Trung Quốc từ tháng 3 năm 2013 và tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía đông Trung Quốc. Hầu hết các trường hợp được báo cáo nhiễm ở người người đều dẫn đến suy hô hấp nặng. H7N9 thường trú ẩn trong cơ thể của chim bồ câu,gà và vịt nhưng không phát hiện trên cá đàn chim di cư.Nó là sự kết hợp gene của các virus khác nhau. Trong virus này, 6 gen bên trong nó là từ virus cúm gia cầm H9N2, nhưng nguồn gốc của cả gen hemagglutinin [H] và gen neuraminidase [N] đều chưa được xác định rõ [4]. Tính đến ngày 27/5/2013 đã có 130 ca mắc bệnh tại Trung Quốc[5],1 ca mắc tại Đài Loan[6] Lưu trữ 2013-07-02 tại Wayback Machine và trong đó đã có 37 ca tử vong [7], tỉ lệ tử vong vào khoảng 28%H6N1 Loại virus H6N1 là loại virus cúm gia cầm mới nhất vừa được phát hiện ở một cô gái 20 tuổi tại Đài Loan ngày 21 tháng 6 năm 2013. H6N1 là chủng virus cúm nguy cơ thấp thường được phát hiện ở gia cầm.

Cúm gà ở người có thể được phát hiện qua những xét nghiệm cúm thường. Tuy nhiên, những xét nghiệm này không phải luôn đáng tin cậy. Vào tháng 3 năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo rằng có vài người Việt Nam có xét nghiệm âm tính đối với cúm gà lúc ban đầu nay đã có phát hiện có nhiễm virus. Những người đó sau này đều đã bình phục.

Hiện nay, các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H5N1 đáng tin cậy đều phải yêu cầu sử dụng virus sống để tương tác với những kháng thể có trong máu của bệnh nhân. Vì lý do an toàn sinh học, các xét nghiệm đều phải được tiến hành trong các phòng thí nghiệm độ an toàn cấp 3 [8].

Thuốc chống virus đôi khi hữu hiệu trong cả ngăn ngừa và trị bệnh, nhưng chưa có một loại virus nào thực sự được chữa lành trong lịch sử y học. Vắc xin, tuy nhiên, mất tối thiểu 4 tháng để sản xuất và phải được chuẩn bị riêng cho mỗi loài biến thể.

Vào tháng 7 năm 2004 các nghiên cứu gia, dẫn đầu bởi Deng của Trung tâm nghiên cứu thú y Harbin, tại Harbin, Trung Quốc và giáo sư Robert Webster của Bệnh viện nghiên cứu nhi đồng St Jude, tại Memphis, Tennessee, đã báo cáo kết quả thực nghiệm trên chuột khi tiếp xúc với 21 chủng H5N1 chiết xuất từ các con vịt Trung Quốc giữa năm 1999 và 2002. Họ đã phát hiện "một mẫu tạm thời rõ ràng có tính độc tố phát triển gia tăng". [9]

Bài chi tiết: Tiến trình phát tán của virus cúm gia cầm

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã đưa ra cảnh báo rằng đại dịch cúm đang đến gần, và nhiều khả năng là do một biến chủng của virus cúm gia cầm H5N1. Để chuẩn bị đối phó, các quốc gia phải bắt đầu vạch kế hoạch chi tiết khi tình huống đại dịch diễn ra. Các biện pháp khẩn cấp có thể tiến hành là phân vùng, giới hạn sự lan truyền, tiêu huỷ và tiêm vaccin đối với gia cầm. Ngoài ra, các kế hoạch dài hạn cần phải thực thi là thay đổi dần lối sống, phương pháp chăn nuôi gia cầm của các vùng dân cư có nguy cơ cao.

WHO đã chia dịch cúm thành 6 giai đoan, từ mức độ chỉ là nguy cơ nhỏ cho đến khi đại dịch bùng phát và lan tràn. Hầu hết các tổ chức y tế của các quốc gia đều tự đánh giá và cho rằng hiện nay [năm 2005] dịch gia cầm đang nằm ở giai đoạn 3 của dịch, điều đó thừa nhận sự gây nhiễm trên người của một chủng virus mới này đã xảy ra nhưng có rất ít bằng chứng về sự lan truyền virus từ người sang người. Tuy thế, các chuyên gia y tế của WHO lo ngại rằng dịch cúm gia cầm có thể trở thành một đại dịch lớn trong thời gian sắp tới. Nhiều cảnh báo của WHO liên tục được phát ra kêu gọi cộng đồng các quốc gia trên thế giới cùng góp sức chống lại hiểm họa dịch cúm gia cầm.

  • Cúm gà ở Hồng Kông từ 1969-1969
  • Cúm gà ở châu Á từ 1957-1958
  • Cúm gà ở Tây Ban Nha từ 1918-1919
  •  

    Virus cúm H5N1

  •  

    Virus cúm H1N1

  •  

    Virus cúm H7N9

  •  

    Một mẫu bệnh virus cúm, có thể là Virus H3N2

  • Kuiken T et al [2004], Avian H5N1 Influenza in Cats, Science 2004 306: 241 [doi:10.1126/science.1102287]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cúm gia cầm.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cúm_gia_cầm&oldid=68575459”

Video liên quan

Chủ Đề