Bướu đại bào xương là gì

Một số vị trí cũng thường gặp khác gồm đầu xương mác, đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay, hiếm gặp hơn là ở cột sống, và những vị trí khác.

U tế bào khổng lồ [giant cell tumor, GCT] của xương, còn gọi là u đại bào, là một dạng u xương lành tính, thường gặp ở đầu xương dài ở người lớn trẻ tuổi khi xương đã trưởng thành và sụn tiếp hợp ở vùng đầu xương đã cốt hóa.

U xương tế bào khổng lồ chiếm 5 - 10% các khối u xương nguyên phát và chiếm khoảng 20% các u xương lành tính. Đây là loại u xương thường gặp nhất ở người trong độ tuổi 30 - 40, tỷ lệ nữ mắc bệnh gấp khoảng 1,3 - 1,5 lần so với nam giới.

Các vị trí thường gặp nhất theo thứ tự là đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu dưới xương quay và xương cùng. Khoảng 50% u tế bào khổng lồ xuất hiện ở xương vùng quanh khớp gối. Một số vị trí cũng thường gặp khác gồm đầu xương mác, đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay. Hiếm gặp hơn là ở cột sống và những vị trí khác. Đa phần chỉ gặp ở một ví trí, rất hiếm gặp u tế bào khổng lồ đa ổ.

Nguyên nhân chưa rõ, đây không phải là một dạng tân sản mà là một tình trạng có tính chất phản ứng. Khối u được hình thành có thể bắt đầu từ những khiếm khuyết về mạch máu và xuất huyết tại chỗ trong xương cùng với sự tác động của một số yếu tố khác đã biến đổi các tế bào bạch cầu đơn nhân thành các tế bào khổng lồ và hủy cốt bào.

Điều trị ngoại khoa là chủ yếu. Điều trị nội khoa thường chỉ có tính chất hỗ trợ, giảm triệu chứng nếu có.

Những khối u không có khả năng điều trị bằng phẫu thuật do ở vị trí khó hoặc do có bệnh lý phối hợp nặng có thể xem xét điều trị xạ trị.

Trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, nếu khối u lớn nên sử dụng nẹp vùng chi có xương bị tổn thương nhằm đề phòng gãy xương bệnh lý.

Điều trị nội khoa

Thuốc giảm đau [nếu bệnh nhân có đau]: Paracetamol, hoặc paracetamol kết hợp codein hoặc tramadol, hoặc thuốc kháng viêm không steroid.

Xem xét sử dụng bisphosphonate [zoledronic acid, pamidronate] truyền tĩnh mạch. Có thể có tác dụng giảm triệu chứng và hạn chế tái phát sau các thủ thuật can thiệp ở một số bệnh nhân u tế bào khổng lồ, tuy nhiên hiệu quả thực sự chưa rõ ràng.

Denosumab [kháng thể đơn dòng kháng RANKL], một thuốc điều trị loãng xương và bệnh lý ác tính di căn xương, có hiệu quả song cũng đang trong quá trình thử nghiệm.

Các phương pháp phẫu thuật

Nạo vét khối u: Đây là phương pháp phẫu thuật chủ yếu. Có thể nạo vét đơn thuần hoặc nạo vét rộng kết hợp với bơm phenol hoặc nitơ lỏng tại chỗ. Lòng khối u có thể được lấp đầy bằng xi măng polymethyl methacrylate hoặc ghép xương sau nạo vét.

Cắt bỏ rộng khối u: Với những tổn thương có tính chất lan rộng và mức độ phá hủy cao, hoặc tổn thương xuất hiện ở những xương có thể loại bỏ được như u ở xương mác; hoặc với những trường hợp khối u tái phát nhiều lần.

Tạo hình xương: Tùy theo độ lớn của khối u, vị trí chịu lực, mức độ tổn thương sau khi nạo vét hoặc cắt bỏ khối u mà cần chỉ định các phương pháp tạo hình khác nhau.

Tiến triển và biến chứng

U xương tế bào khổng lồ là một tổn thương lành tính, mặc dù có thể tiến triển và xâm lấn tại chỗ, song rất hiếm khi ác tính hóa. Trong một số hiếm trường hợp [khoảng 2%] có thể thấy di căn ở phổi, song tổn thương phổi thường là lành tính và đa số được phát hiện một cách tình cờ. Nên chụp X quang hoặc CT ngực cho tất cả các bệnh nhân mới được chẩn đoán u tế bào khổng lồ để phát hiện tổn thương di căn phổi nếu có.

U xương tế bào khổng lồ khi phát triển rộng có thể gây gãy xương bệnh lý đặc biệt khi khối u ở các chi.

Bệnh có thể tái phát tại chỗ sau phẫu thuật. Tái phát tại chỗ sau khi nạo vét đơn thuần có thể tới 50% trường hợp. Tái phát sau khi nạo vét rộng có tỷ lệ khoảng 10%.

Theo dõi và quản lý

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được thông tin về nguy cơ tái phát tại chỗ.

Bệnh nhân nên được theo dõi đều đặn mỗi 3-4 tháng trong ít nhất 2 năm đầu, sau đó mỗi 6 tháng đến một năm tới ít nhất 5 năm. Khi có tái phát tạị chỗ, nên thăm khám đánh giá lại một cách toàn diện, bao gồm cả việc chụp CT-scan ngực, bụng và khung chậu.

[Kiến Thức] - Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 lần đầu tiên đã đặt một loại khớp đặc biệt có chuôi dài tới 27cm để cứu chân cho bệnh nhân bị u tế bào khổng lồ tái phát lan xuống 1/2 đùi.


Nếu không có loại khớp đặc biệt này thì chân bệnh nhân vĩnh viễn tàn phế.

U khổng lồ phá hủy khớp “ăn” từ mông xuống đùi
Anh Nghiêm Tuấn A. [45 tuổi ở Hà Nội] bị ngã gãy cổ xương đùi trái cách đây 2 năm. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, anh được chẩn đoán gãy xương bệnh lý do nang xương phình mạch và phải phẫu thuật thay khớp háng trái toàn phần. Gần đây, háng trái, đùi trái cảm giác căng đau, rất khó di chuyển. Nhập Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 thì anh được chẩn đoán u xương tế bào khổng lồ tái phát ăn xuống 1/2 đùi trái. Nếu lấy triệt để khối u phải cắt xương đùi trái đến gần khớp gối thì tại Việt Nam không có phương tiện nào khác để có thể bảo toàn được chi dưới mà vẫn giữ được chức năng chi thể. Nhằm cứu chân cho bệnh nhân Tuấn A., bác sĩ Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 đã phải liên hệ với các chuyên gia Đức để chuyển cho một loại khớp mới kết hợp giữa khớp háng toàn phần với chuôi khớp đặc biệt dành cho bệnh nhân mất đoạn xương để thay. Sau phẫu thuật 2 tháng thì bệnh nhân đã hết đau và đi lại không cần nạng.


Kiểm tra lại chức năng chân bệnh nhân sau 2 tháng.


TS. Nguyễn Tiến Thành, Khoa Phẫu thuật khớp, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, khối u của bệnh nhân Tuấn Anh tái phát lớn không chỉ ở phần khớp háng mà ăn sâu xuống phần thân 1/3 giữa xương đùi, đặc biệt các mạch máu tăng sinh ở phần khối u tăng sinh rất lớn. Khi phẫu tích phát hiện trong thân xương vẫn có khối u. Để tránh tái phát và u có thể biến chuyển thành ung thư gây nguy hiểm sức khoẻ người bệnh, phẫu thuật cần phải bảo đảm lấy triệt để khối u và cắt cả phần thân xương lành ở cạnh để ngừa tái phát. Như vậy, bệnh nhân sẽ mất gần như toàn bộ xương đùi. Lần mổ trước cắt u thay khớp, xương mất đoạn, khớp thông thường chuôi ngắn [10 – 12cm] xương mất lớn chuôi khớp chỉ đóng được vào ống tủy 3 – 4cm không chắc, không có lực tỳ bệnh nhân đau và phải đi lại bằng nạng. Lần này tiếp tục cắt, diện cắt 10cm thì chắc chắn không thể dùng được khớp thông thường. Sau 2 giờ gỡ mạch máu xơ dính, tăng sinh, cắt u, truyền 4,5 lít máu, thay khớp kết hợp đặc biệt, ca mổ đã thành công cứu được chân cho bệnh nhân.


Cứu cánh cho bệnh nhân u xương và thay lại khớp
TS. Nguyễn Quốc Dũng, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Khớp, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho hay, u tế bào khổng lồ của xương là loại thương tổn u khá thường gặp, chiếm khoảng 3 - 4% các u nguyên phát của xương, thường phát hiện ở người khoẻ mạnh ở giai đoạn 30 – 40 tuổi. U thường phát triển ở đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu dưới xương quay, đầu trên xương cánh tay và xương cùng... Khoảng 50% u xuất hiện ở xương vùng quanh khớp. U xương lành tính nhưng phát triển khổng lồ, không chỉ phá hủy khớp + xương mà còn xâm lấn các mạch máu và thần kinh. Phẫu thuật các loại u này trước đây thường phải cắt bỏ chi hoặc đóng cứng khớp vì không có khớp và xương phù hợp thay thế đoạn xương khớp khổng lồ đã mất, bệnh nhân trở thành tàn phế. Với loại khớp đặc biệt mới gồm 3 phần: Khớp háng thông thường + 1 phần chuôi dài 27cm đóng trong lòng ống tủy xuống đến hết ống tủy vít chốt giống như đinh nội tủy sử dụng trong gãy đoạn xương dài và đặc biệt có phần mấu chốt bên ngoài có thể chỉnh độ dài cho phù hợp với đoạn xương bị mất. Loại khớp mới này sẽ là cứu cánh cho các bệnh nhân bị u xương khổng lồ xâm lấn cả xương và khớp và các bệnh nhân bị thay lại khớp háng.
TS. Nguyễn Quốc Dũng khuyên, bệnh nhân khi thấy đau xương tăng dần cần đi khám. Đừng để đến khi thấy u phát triển ra phần mềm hoặc hạn chế vận động mới đi khám thì u đã phát triển khổng lồ phá hủy các tổ chức lân cận làm vỡ mạch máu, nguy cơ tử vong hoặc phải cắt cụt là rất lớn.

Chia sẻ

[Xem thêm Tổng quan về bệnh lý u xương khớp Tổng quan u xương khớp U xương có thể là lành tính hoặc ác tính. U ác tính có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Ở trẻ nhỏ, hầu hết các u xương là u nguyên phát và lành tính; một số là u nguyên phát ác tính [ví dụ... đọc thêm và Tổng quan về bệnh lơ xê mi Tổng quan về lơ xê mi Lơ xê mi là ung thư của bạch cầu có liên quan đến tủy xương, bạch cầu máu ngoại vi, và các cơ quan như lách và các hạch. Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tăng lên ở bệnh nhân có Tiền sử tiếp xúc với... đọc thêm .]

Đa u tủy xương

Đa u tủy xương là bệnh lý u xương ác tính nguyên phát thường gặp nhất nhưng thường được xem là u của tế bào tủy xương hơn là một khối u xương vì nó có nguồn gốc của cơ quan tạo máu [xem thêm Đa u tủy xương Đa u tủy xương Đa u tủy xương là ung thư của tương bào mà sản xuất ra các globulin miễn dịch đơn dòng, xâm lấn và phá hủy xương lân cận. Các biểu hiện thông thường bao gồm đau xương, suy thận, tăng calci máu... đọc thêm ]. Thường gặp nhất ở người nhiều tuổi. Khối u hình thành, thường phát triển thành đa ổ và tổn thương lan tỏa tủy xương, do đó có thể chẩn đoán dựa vào chọc hút tủy xương. Không giống như các bệnh ung thư di căn, xạ hình xương có thể cho hình ảnh các tổn thương không đáng tin cậy và do đó nên khảo sát hệ thống xương. Khảo sát hệ thống xương với hình ảnh điển hình là các tổn thương dạng nang, bờ đều rõ hoặc mất chất khoáng lan tỏa. Một số ít trường hợp, tổn thương có thể giống tổn thương xơ hóa hoặc đặc xương lan tỏa, đặc biệt là ở thân đốt sống. Một tổn thương tủy xương đơn độc không bao gồm hệ thống tủy xương được gọi là ung thư tế bào plasma. Một số tổn thương xương đáp ứng khá tốt với xạ trị.

Sarcom xương

Sarcom xương là bệnh lý khối u nguyên phát thường gặp thứ 2 của xương và rất ác tính. Thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10 - 25 tuổi, tuy nhiên có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Sarcom xương tạo ra các tế bào xương ác tính [chưa biệt hóa] từ các tế bào u xương. Sarcom xương thường phát triển quanh đầu gối [thường gặp đầu xa xương đùi hơn là đầu gần xương chày] hoặc trong các xương dài, đặc biệt là ở khu vực đầu xương - hành xương, có thể di căn, thường di căn tới phổi hoặc các xương khác. Các triệu chứng thường gặp là sưng và đau.

Đặc điểm tổn thương trên các phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất đa dạng và có thể bao gồm các đặc điểm của xơ và tiêu xương. Chẩn đoán sarcom xương dựa vào sinh thiết. Bệnh nhân cần chụp X quang và CT ngực để phát hiện di căn phổi và chụp xạ hình xương để phát hiện các khối u di căn xương. Chụp MRI toàn bộ các chi để phát hiện sớm các tổn thương nếu có. PET-CT có thể cho thấy các tổn thương di căn xa hoặc tổn thương sớm

Điều trị sarcom xương bằng hóa chất kết hợp với phẫu thuật. Việc sử dụng hóa trị sau phẫu thuật làm tăng tỷ lệ sống sót từ 65% sau 5 năm. Hóa trị trước phẫu thuật Điều trị tân bổ trợ Điều trị ung thư có thể bao gồm: Phẫu thuật Xạ trị Hóa trị Liệu pháp hormon đọc thêm thường được bắt đầu sử dụng trước bất cứ cuộc phẫu thuật nào. Một số dấu hiệu đánh giá đáp ứng điều trị là giảm kích thước khối u trên xquang, giảm đau và giảm ALP, đáp ứng mong muốn là > 95% hoại tử u trên phiến đồ mẫu được cắt. Sau vài đợt hóa trị [sau vài tháng], phẫu thuật thay thế và phục hồi chi có thể được tiến hành.

Trong phẫu thuật thay thế chi, khối u được loại bỏ, bao gồm tất cả các mô phản ứng xung quanh và giới hạn mô bình thường xung quanh; để tránh sự lan tràn của các tế bào ung thư, khối u không bị xâm phạm. Trên 85% bệnh nhân có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt cụt chi mà không làm giảm tỉ lệ sống sót lâu dài.

Tiếp tục điều trị hóa chất sau phẫu thuật thường là cần thiết. Nếu khối u hoại tử gần như hoàn toàn [khoảng 95%] sau điều trị hóa chất trước phẫu thuật, tỉ lệ sống sau 5 năm là > 90%. Di căn phổi khu trú có thể được điều trị bằng phẫu thuật lồng ngực.

Các tổn thương vỏ xương là biến thể ít gặp của sarcom xương cổ điển, như sarcom xương lớp ngoài và lớp trong của màng xương. Sarcom xương lớp ngoài màng xương thường gặp nhất ở vỏ xương, phía sau đầu xa xương đùi và ít khi biệt hóa. Sarcom xương lớp trong vỏ xương thường là khối u ác tính ở bề mặt sụn. Tổn thương thường ở giữa xương đùi và trên phim Xquang giống như những tia nắng. Sarcom xương lớp trong vỏ xương có khả năng di căn nhiều hơn nhiều so với sarcom xương lớp ngoài vỏ xương đã biệt hóa, nhưng phần nào ít hơn so với sarcom xương điển hình. Sarcom xương lớp ngoài vỏ xương cần phẫu thuật loại bỏ khối u nhưng không cần điều trị hóa chất. Hầu hết các trường hợp sarcom xương lớp trong vỏ xương được điều trị tương tự như sarcom xương cổ điển bằng hóa chất và phẫu thuật loại bỏ khối u.

Sarcom xơ và sarcom tế bào đa hình chưa biệt hóa [trước đây là ung thư mô bào xơ ác tính của xương]

Sarcom xơ và sarcom tế bào đa hình chưa biệt hóa có những đặc điểm tương tự sarcom xương Sarcom xương [Xem thêm Tổng quan về bệnh lý u xương khớp và Tổng quan về bệnh lơ xê mi.] Đa u tủy xương là bệnh lý u xương ác tính nguyên phát thường gặp nhất nhưng thường được xem là u của tế bào tủy xương... đọc thêm nhưng tạo ra tế bào u xơ [chứ không phải là các tế bào u xương], gặp ở cùng một nhóm tuổi và gây ra những vấn đề tương tự. Phương pháp điều trị và kết cục đối với các tổn thương biệt hóa cao tương tự như sarcom xương.

Sarcom sụn

Sarcom sụn là những khối u ác tính của sụn. Chúng khác với sarcom xương Sarcom xương [Xem thêm Tổng quan về bệnh lý u xương khớp và Tổng quan về bệnh lơ xê mi.] Đa u tủy xương là bệnh lý u xương ác tính nguyên phát thường gặp nhất nhưng thường được xem là u của tế bào tủy xương... đọc thêm về lâm sàng, điều trị, và tiên lượng. Trong sarcom sụn, 90% là u nguyên phát. Sarcom sụn cũng có thể phát triển trên nền một bệnh lý trước đó, đặc biệt là u xương sụn đa ổ và u nội sụn đa ổ [ví dụ, trong bệnh Ollier và hội chứng Maffucci]. Sarcom sụn có xu hướng xuất hiện ở người già. Chúng thường phát triển trong các xương dẹt [ví dụ, xương chậu, xương bả vai] nhưng có thể phát triển ở bất kỳ xương nào và có thể xâm lấn vào các mô mềm xung quanh.

Trên Xquang thấy hình ảnh của các chấm vôi hóa. Sarcom sụn cũng thường gây phá vỡ vỏ xương là mất các bè xương bình thường. MRI có thể cho thấy hình ảnh của một khối mô mềm. Sinh thiết là cần thiết để chẩn đoán sarcom sụn và cũng có thể xác định giai đoạn của khối u [xác suất di căn]. Sinh thiết bằng kim nhỏ có thể cung cấp không đủ mẫu mô.

Thường rất khó để phân biệt sarcom sụn giai đoạn sớm với u nội sụn U nội sụn [Xem thêm Tổng quan về u xương khớp.] Ở trẻ em, các nang xương đơn độc đơn thuần thường xuất hiện ở các xương dài, xa sụn tiếp hợp. Nang xương làm cho vỏ xương mỏng và có nguy cơ bị gãy xương... đọc thêm bằng hình ảnh và thậm chí cả mô học.

Các sarcom sụn giai đoạn sớm [giai đoạn 1/2 hoặc giai đoạn 1] thường được điều trị tại vị trí tổn thương [nạo vét rộng] kết hợp với một phương pháp hỗ trợ [thường dùng như ni tơ lỏng đóng băng, chùm argon, nhiệt methyl methacrylate, tần số radio, hoặc phenol]. Một số bác sĩ phẫu thuật ưu tiên phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u giai đoạn sớm để làm giảm nguy cơ tái phát. Ung thư giai đoạn muộn hơn được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u. Khi không thể áp dụng phẫu thuật cắt bỏ khối u và duy trì chức năng, có thể cần phải cắt cụt. Do có khối u có khả năng di căn nên cần phải tiến hành một cách thận trọng để tránh sự lan rộng của các tế bào u vào các mô mềm khi sinh thiết hoặc phẫu thuật. Tái phát là không thể tránh khỏi nếu các tế bào u lan tràn. Nếu không có hiện tượng di căn, tỉ lệ điều trị khỏi phụ thuộc vào giai đoạn của khối u. Các khối u giai đoạn sớm gần như được chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị thích hợp. Do những khối u này có ít mạch máu nên hóa trị liệu và xạ trị ít có hiệu quả.

Sarcom Ewing của xương

Sarcom Ewing của xương là một khối u xương tế bào tròn thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10 đến 25 tuổi. Hầu hết các khối u phát triển ở các chi, nhưng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của xương. Sarcom Ewing có xu hướng lan rộng, đôi khi liên quan đến toàn bộ trục của xương, thường là vùng thân xương. Khoảng 15 đến 20% xuất hiện ở xung quanh khu vực hành xương. Đau và sưng là những triệu chứng thường gặp nhất.

Tổn thương tiêu hủy xương, đặc biệt là khả năng thâm nhiễm với bờ không đều là dấu hiệu thường gặp nhất trên các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, các lớp dưới màng xương có phản ứng tạo xương mới tạo nên hình ảnh vỏ hành. Phim Xquang thường không phản ánh đầy đủ mức độ tổn thương của xương và khối u phần mềm lớn xung quanh xương bị tổn thương. MRI đánh giá mức độ tổn thương tốt hơn và có thể giúp lựa chọn phương pháp điều trị. Nhiều bệnh lý khối u lành tính và ác tính có thể có các dấu hiệu tương tự, do đó chẩn đoán sarcom Ewing dựa trên kết quả sinh thiết. Một số trường hợp khối u có thể bị nhầm lẫn với một bệnh nhiễm khuẩn. Chẩn đoán mô bệnh học phù hợp có thể kết hợp với các dấu ấn phân tử để đánh giá bất thường nhiễm sắc thể đơn dòng điển hình.

Điều trị sarcom Ewing bao gồm kết hợp các biện pháp phẫu thuật, hóa trị, và xạ trị. Hiện tại, > 60% bệnh nhân sarcom Ewing nguyên phát khu trú có thể được chữa khỏi bằng cách kết hợp nhiều phương pháp. Một vài trường hợp di căn cũng được điều trị khỏi. Điều trị hóa chất kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ khối u thường mang lại hiệu quả lâu dài.

U lympho của xương

U lympho của xương [trước kia là sarcom tế bào lưới] thường xuất hiện ở người lớn, độ tuổi 40 và 50 tuổi. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ xương nào. Khối u bao gồm các tế bào tròn nhỏ, thường có phối hợp với các tế bào lưới, nguyên bào lympho và các tế bào lympho. Nó có thể phát triển như một khối u xương nguyên phát đơn độc, kết hợp với những khối u tương tự trong các mô khác, hoặc di căn từ bệnh của hệ lympho phần mềm được biết trước đó. Đau và sưng là các triệu chứng thường gặp của u lympho xương. Thường gặp gãy xương bệnh lý.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho thấy tình trạng phá hủy xương, có thể lốm đốm hoặc loang lổ hoặc thâm nhiễm, xâm lấn, với khối u phần mềm lớn trên lâm sàng và Xquang. Trong trường hợp bệnh tiến triển, toàn bộ ranh giới của xương bệnh có thể bị mất.

Trong u lympho xương nguyên phát đơn độc, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 50%.

U lymphô xương thường được điều trị bằng hóa trị liệu toàn thân. Xạ trị có thể được sử dụng là biện pháp phối hợp trong một vài trường hợp. Thường cần phải cố định các xương dài để phòng gãy xương bệnh lý. Cắt cụt hiếm khi được chỉ định, trừ trường hợp mất chức năng do gãy xương bệnh lý hoặc tổn thương phần mềm lan rông mà không điều trị được.

U tế bào khổng lồ ác tính

U tế bào khổng lồ ác tính, hiếm gặp, thường xuất hiện ở cuối xương dài.

Xquang cho thấy các đặc điểm điển hình của khối u ác tính [ổ tiêu xương lớn, phá vỡ vỏ, xâm lấn phần mềm, và gãy xương bệnh lý]. Khối u tế bào khổng lồ ác tính phát triển trên nền khối u tế bào khổng lồ lành tính trước đó có đặc điểm là kháng với điều trị xạ trị.

Điều trị khối u tế bào khổng lồ ác tính tương tự như điều trị sarcom xương Sarcom xương [Xem thêm Tổng quan về bệnh lý u xương khớp và Tổng quan về bệnh lơ xê mi.] Đa u tủy xương là bệnh lý u xương ác tính nguyên phát thường gặp nhất nhưng thường được xem là u của tế bào tủy xương... đọc thêm , nhưng tỷ lệ chữa khỏi thấp.

U sụn

U sụn, hiếm gặp, phát triển từ các nguyên bào sụn nguyên thủy. Xu hướng xuất hiện ở cuối cột sống, thường ở giữa xương cùng hoặc gần nền xương sọ. U sụn vùng xương cùng cụt gây ra triệu chứng đau gần như là liên tục. U sụn tại nền xương sọ có thể gây ra các triệu chứng liệt dây thần kinh sọ, thường gặp nhất là các dây thần kinh đi tới mắt.

Các triệu chứng của u sụn có thể tồn tại vài tháng tới vài năm trước khi được chẩn đoán.

U sụn với hình ảnh tổn thương phá hủy xương có thể liên quan với một khối u phần mềm. Ít khi di căn nhưng thường tái phát tại chỗ.

U sụn vùng cùng cụt có thể được điều trị khỏi bằng phương pháp phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u. U sụn tại vùng nền sọ thường không tiếp cận được bằng phẫu thuật nhưng có thể đáp ứng với điều trị xạ trị.

Video liên quan

Chủ Đề