Hội nghị thượng đỉnh mỹ triều lần 1 ở đâu

Trung tâm Hội nghị Quốc gia

2 tuần trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 ở Hà Nội, địa điểm tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn chưa được công bố chính thức. Tuy nhiên, nhiều dự đoán cho rằng, địa điểm có khả năng cao nhất diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 là khách sạn JW Marriott.

Báo Hàn Quốc JoongAng Ilbo trích dẫn một nguồn tin ngoại giao giấu tên ngày 11/2 đưa tin, đại diện hai nước được cho là sẽ sớm gặp mặt tại khách sạn 5 sao JW Marriott tại Thủ đô Hà Nội để có quyết định cuối cùng, tương tự như những gì họ làm trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên tổ chức tại khách sạn Capella trên hòn đảo nghỉ dưỡng Sentosa, Singapore.

Khách sạn 5 sao JW Marriott tại Thủ đô Hà Nội

Trong khi đó, theo một báo Hàn Quốc khác là tờ Korea Herald - khách sạn JW Marriott đã ngừng nhận đặt chỗ trực tuyến trong hai ngày 27-28/2 – thời điểm dự kiến diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2.

Khách sạn 5 sao JW Marriott là một trong những địa điểm ưa thích của các nhà lãnh đạo nước ngoài lựa chọn để lưu trú khi có dịp tới Việt Nam làm việc. Với vị trí sát hồ, công tác đảm bảo an ninh tại khách sạn này được cho là có phần dễ dàng hơn so với những khách sạn khác mà bao quanh toàn các tòa nhà cao tầng.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ở tại khách sạn JW Marriott vào năm 2016 khi có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam trong 3 ngày 22-25/5 trước khi tới Nhật Bản dự Hội nghị các nước công nghiệp hàng đầu thế giới [G-7].

Khách sạn JW Marriott cũng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lựa chọn khi tới Việt Nam vào tháng 11/2017 trong chuyến thăm cấp nhà nước nhằm tăng cường quan hệ song phương. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng ở tại khách sạn vào tháng 3/2018.

Tuy nhiên, không chỉ có JW Marriott, nhiều khách sạn 5 sao khác tại Hà Nội giờ cũng thông báo không nhận đặt phòng, trong đó có khách sạn Melia Hà Nội gần Đại sứ quán Triều Tiên hay khách sạn Pan Pacific, khách sạn Apricot gần Phủ Chủ tịch.

Bên cạnh đó, các khách sạn nhỏ gần JW Marriot cũng thông báo cho các công ty lữ hành quanh khu vực rằng họ sẽ không nhận thêm bất kỳ đơn đặt phòng nào khác cho đến sau thời điểm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều kết thúc.

Ngoài ra, một trong những địa điểm khác có thể đang được cân nhắc là Trung tâm Hội nghị Quốc gia –nơi từng tổ chức nhiều sự kiện quốc tế quan trọng. Địa điểm này có diện tích rộng gấp đôi khách sạn JW Marriots và có nhiều lối vào.

Đồng tình với những ý kiến trên, Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự thuộc Viện Chiến lược quân sự [nay là Viện Chiến lược Quốc phòng], chuyên gia phân tích chính trị-quân sự cho rằng, JW Marriot và Trung tâm Hội nghị Quốc gia là chính là một trong những địa điểm hội tụ đủ tiêu chuẩn và điều kiện để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.

"Dĩ nhiên, đầu tiên phải kể tới các "ứng cử viên sáng giá" là Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Mỹ Đình và Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Lê Hồng Phong. Còn nếu theo "thể thức khách sạn" như cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 ở Singapore, thì "ứng cử viên sáng giá" có thể là khách sạn JW Marriot - nơi Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nghỉ chân trong chuyến thăm Việt Nam và cũng có thể là khách sạn Daewoo", Đại tá Lê Thế Mẫu đưa ra dự đoán.

Trong lần diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên, khách sạn Capella của Singapore được thông báo là địa điểm tổ chức chỉ một tuần trước khi sự kiện bắt đầu. Chính vì vậy, dư luận thế giới đang mong đợi địa điểm cụ thể tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sẽ được thông báo trong tuần tới, khi chỉ còn 2 tuần nữa là diễn ra sự kiện.

Sự kiện này đang được cả thế giới quan tâm, không chỉ bởi tính lịch sử của nó mà còn bởi tính mong manh "dễ vỡ". Đến thời điểm này, chỉ có Mỹ đã khẳng định với báo chí. Phía Triều Tiên vẫn chưa có thông cáo công khai nào. Còn nhớ, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất hồi tháng 6/2018 tại Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố hủy trước cuộc gặp vài ngày.

Giải mã vì sao thượng đỉnh Mỹ-Triều ‘không ký được gì’ ở Hà Nội

Chụp lại video,

"Đôi khi bạn phải từ chối và lần này là vậy," ông Trump nói.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/2 đã rời Hà Nội, kết thúc cuộc họp hai ngày với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un mà không đạt thỏa thuận nào.

Michael Cohen khai Trump chỉ đạo ông nói dối

Điều Trump muốn từ cuộc gặp với Kim

Theo tiết lộ của ông Trump tại cuộc họp báo, Bắc Hàn muốn lệnh trừng phạt được xóa hoàn toàn, nhưng "chúng tôi không thể làm vậy".

Quảng cáo

"Đôi khi bạn phải từ chối và lần này là vậy," ông Trump nói thêm.

Ông Trump cho hay: "Họ muốn dỡ bỏ trừng phạt, nhưng không chịu làm đúng lĩnh vực chúng tôi muốn."

"Họ sẵn sàng cho chúng tôi một số nơi nhưng lại không phải nơi chúng tôi muốn."

Ông Trump nói việc dỡ bỏ khu hạt nhân Yongbyon đã được đề cập ở Hà Nội nhưng "không đủ".

"Phải nhiều hơn. Nhưng ông ấy muốn mọi trừng phạt phải xóa đi đầu tiên."

Tổng thống Mỹ còn cho hay Mỹ đã nêu ra các địa chỉ vũ khí bí mật của Bắc Hàn, gồm cả "kế hoạch làm giàu uranium" mà chưa từng được báo chí đăng tải.

"Họ ngạc nhiên là chúng tôi biết hết," ông Trump bảo.

Có mặt cùng tổng thống ở buổi họp báo, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói việc không đạt thỏa thuận ở Hà Nội chưa có nghĩa là việc giải giáp hạt nhân đã bế tắc.

"Tôi vẫn lạc quan," ông Pompeo nói.

Ông Pompeo bày tỏ hy vọng hai phía sẽ mở lại đàm phán cấp chuyên viên "trong những ngày, tuần sắp tới".

Trước đó, hai nhà lãnh đạo được mong đợi đưa ra tuyên bố về tiến trình phi hạt nhân hóa.

Chia sẻ tại buổi họp báo sau hội nghị tại Hà Nội, ông Trump cho biết chưa có kế hoạch nào cho buổi hội nghị lần ba.

Theo kế hoạch ban đầu, Nhà Trắng đã lên kế hoạch trong ngày cho "Lễ Ký kết thỏa thuận chung" cũng như một buổi ăn trưa làm việc cho hai nhà lãnh đạo, nhưng kế hoạch này đã không được thực hiện do cả hai cùng hủy bỏ đột ngột.

Nam Hàn cho biết kết quả của cuộc đàm phán là "đáng tiếc", nhưng họ tin tưởng rằng Mỹ và Bắc Hàn đã "đạt được những tiến bộ có ý nghĩa hơn thời gian trước".

Chuyện gì xảy ra vào ngày 28/2?

Ngày đầu tiên, 27/2, chứng kiến lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn gặp nhau ngắn 20 phút ở khách sạn Metropole, rồi ăn tối cùng trợ lý.

Ngày thứ hai, 28/2, mở đầu trong khi dư luận tưởng rằng sắp có thỏa thuận nào đó công bố.

Theo kế hoạch, ngày 28/2 sẽ gồm cuộc gặp trực tiếp, ăn trưa, và lễ ký kết.

Ông Trump và Kim đi bộ dọc hồ bơi khách sạn. Thậm chí ông Kim còn phát biểu với báo chí quốc tế rằng ông không tới Việt Nam làm gì nếu đã không có thiện chí.

Ông Kim nói ông hoan nghênh ý tưởng mở văn phòng liên lạc của Mỹ ở Bình Nhưỡng, và ông Trump cũng tán thưởng.

Nhưng sau đó, khi phóng viên được báo hiệu chuẩn bị cho họp báo, thì tình hình thay đổi.

Tin đồn loan ra rằng họp báo sẽ diễn ra sớm hai tiếng.

Sau đó Nhà Trắng xác nhận tin đồn, rồi lại cho hay rằng hai lãnh đạo không có thỏa thuận gì nhưng sẽ gặp lại nhau dịp nào đó.

Ăn trưa và lễ ký bị hủy bỏ.

Rồi ông Trump tổ chức họp báo với ngoại trưởng Mỹ, trước khi ra máy bay ở sân bay Nội Bài về nước.

Bắc Hàn lên tiếng

Ngoại trưởng Bắc Hàn vừa phát biểu trong đêm 28/2 tại Hà Nội rằng nước này có đề nghị "thực tiễn" trong hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ngoại trưởng Ri Yong Ho nói tại một cuộc họp báo tổ chức trong đêm rằng Bình Nhưỡng hứa hẹn sẽ tháo dỡ toàn bộ mọi thiết bị sản xuất plutonium và uranium, và cho Mỹ thanh sát. Đổi lại, Bắc Hàn muốn Mỹ dỡ bỏ một phần trừng phạt.

Ông Ri tuyên bố khi gặp ông Trump, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un chỉ đề nghị Mỹ dỡ bỏ một phần, chứ không phải toàn bộ, trừng phạt.

Tuyên bố này trái ngược lời nói của ông Trump tại Hà Nội ngày 28/2 rằng ông Kim đòi xóa toàn bộ trừng phạt.

Có mặt ở họp báo, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật ngoại trưởng Bắc Hàn nói rằng Bình Nhưỡng muốn 5 nghị quyết trừng phạt của LHQ được dỡ bỏ, đặc biệt là những biện pháp trừng phạt liên quan đến đời sống của người dân Triều Tiên.

Đâu là mấu chốt của vấn đề?

Theo Tổng thống Trump, ông Kim đề nghị sẽ tháo dỡ toàn bộ khu liên hợp Yongbyon - cơ sở nghiên cứu và sản xuất trọng yếu trong chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.

Nhưng đổi lại, ông Kim muốn Mỹ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt - điều mà Mỹ đã không chuẩn bị để thương thảo.

Một câu hỏi về mạng lưới các cơ sở hạt nhân khác ngoài Yongbyon cũng đã được đặt ra.

Tháng trước, Stephen Biegun, Đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Bắc Hàn nói, tại các buổi đàm phán trước hội nghị, Bắc Hàn nói sẽ phụ thuộc vào các biện pháp của Mỹ để cân nhắc phá hủy tất cả cơ sở phát triển các chất phóng xạ hạt nhân [plutonium và uranium].

Yongbyon ở Bắc Hàn được biết đến là nguồn sản xuất plutonium duy nhất, nhưng quốc gia này được cho là còn có ít nhất hai cơ sở sản xuất uranium khác.

Các biện pháp của Mỹ nay được hiểu là việc dỡ bỏ tất các lệnh trừng phạt, điều mà Tổng thống Trump sẽ không đồng ý.

Tại buổi họp báo, Tổng thống Trump cho biết ông Kim chỉ đề nghị hủy bỏ Yongbyon chứ không phải toàn bộ hệ thống hạt nhân ở Bắc Hàn.

Tổng thống Trump nói khi ông nhắc đến một cơ sở hạt nhân khác ngoài Yongbyon, phái đoàn Bắc Hàn đã tỏ ra "ngạc nhiên" bởi những gì ông Trump biết.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Trump cho biết ông Kim chỉ đề nghị hủy bỏ Yongbyon

Nguồn hình ảnh, Carl Court

Chụp lại hình ảnh,

Hà Nội đón TT Donald Trump

Đây là bước lùi của Trump?

Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên của hai nhà lãnh đạo diễn ra tại Singapore hồi tháng 6/2018 bị chỉ trích vì không đạt được nhiều thỏa thuận.

Ông Trump được mong đợi sẽ đạt được thỏa thuận về phi hạt nhân hóa tại hội nghị lần hai tại Hà Nội.

Thất bại lần này sẽ được xem như là một bước lùi đối với một nhà giao dịch tự phong như ông Trump, người đã nói về mối quan hệ lịch sử của mình với ông Kim như một thành tựu chính sách quan trọng.

Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh ông Trump đang phải đối mặt với sự giám sát gia tăng ở Mỹ về các giao dịch kinh doanh và cáo buộc có quan hệ với Nga, sau khi ông Michael Cohen - luật sư cũ của Trump ra làm chứng trước quốc hội hôm thứ Tư.

Phi hạt nhân hóa nghĩa là gì?

Cả Mỹ và Bắc Hàn chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về phi hạt nhân hóa. Trước đó Washington nói rằng, Bắc Hàn phải đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân và hủy bỏ tất cả các cơ sở hạt nhân trước khi việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt được cân nhắc.

Trong khi đó, quan điểm phi hạt nhân hóa của ông Kim được cho là một thỏa thuận chung mà theo đó Mỹ phải rút lực lượng quân sự khỏi bán đảo Nam Hàn.

Khi được hỏi tại cuộc họp báo hôm thứ Năm, ý nghĩa của việc phi hạt nhân hóa là gì, ông Trump nói:

"Đối với tôi điều đó khá rõ ràng, chúng ta phải loại bỏ hạt nhân".

Ông Trump cho biết phái đoàn Mỹ "có một vài lựa chọn và lần này chúng tôi quyết định không thực hiện bất kỳ lựa chọn nào". Ông nói thêm rằng ông cảm thấy "lạc quan" và cho biết các cuộc đàm phán đã giúp hai quốc gia "đạt được vị trí để có một kết quả thực sự tốt" trong tương lai.

Mối quan hệ Mỹ - Bắc Hàn sau hội nghị sẽ ra sao?

Hai nhà lãnh đạo tỏ vẻ hòa hợp tại hội nghị tại Hà Nội, giống như điều họ đã làm tại hội nghị trước đó ở Singgapore. Cả hai đi bộ bên hồ bơi cho các phóng viên chụp ảnh dù không nói gì nhiều.

Sau cuộc hội đàm tại Hà Nội, ông Trump nói ông Kim là "một người đàn ông ít nói" và mô tả mối quan hệ của cả hai là "rất mạnh mẽ".

Mặc dù không đạt được thỏa thuận gì, hội nghị thượng đỉnh lần hai đã vẫn được xem như là bước tiến quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ của hai quốc gia.

Cuối năm 2017, họ đã đe dọa lẫn nhau khi ông Trump gọi ông Kim là "người đàn ông tên lửa nhỏ", còn ông Kim gọi ông Trump là "ông già loạn trí".

Trước hội nghị, đã có một cuộc đàm phán về khả năng tuyên bố kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

BBC News chú ý hình ảnh hiếm thấy của em gái ông Kim Jong-un là bà Kim Yo-jong tại khách sạn Metropole, Hà Nội. Bà đứng tránh về phía rìa trái bức hình khi ông Kim và các khách Hoa Kỳ gặp nhau cùng hai người phiên dịch.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bà Kim Yo-jong tại khách sạn Metropole, Hà Nội, luôn đi không xa anh trai nhưng giữ khoảng cách

Và giờ đây, với việc hội nghị Trump-Kim kết thúc đột ngột, mục đích của cuộc đàm phán nói trên chắc sẽ còn lâu mới đạt được.

Hàn Quốc thiệt hại nhất?

Cơ quan nghiên cứu IHS Markit nói Hàn Quốc là bên thiệt hại nhất sau khi hội nghị Hà Nội không đạt thỏa thuận.

Theo IHS Markit, tỉ lệ ưa chuộng của dư luận với tổng thống Moon Jae-in đã giảm thường xuyên. Tỉ lệ này chỉ tăng ngắn ngủi khi xảy ra hội nghị liên Triều tháng Chín 2018.

Vì vậy, khi không có tiến bộ về Bắc Hàn, IHS Markit nói ông Moon chỉ còn dựa vào chính sách đối nội để thu hút cử tri. Nhưng cử tri Hàn Quốc thì đã phê phán chính phủ vì không cải thiện được các số đo kinh tế ví dụ như thất nghiệp.

IHS Markit cũng nói nay tăng thêm rủi ro ngoại giao Mỹ - Triều đổ vỡ.

Theo tổ chức này, Kim Jong-un sẽ khó giữ mặt mũi với trong nước khi không đạt kết quả cụ thể.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc bình luận:

"Dự kiến ông Trump sẽ đối diện chỉ trích nặng nề hơn về ngoại giao của ông với Bình Nhưỡng từ giới chỉ trích ở Washington DC.

Nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế liên Triều của Hàn Quốc có lẽ sẽ gặp thất vọng nặng nề.

Còn ông Kim sẽ phải nghĩ lại chiến lược của mình, vì tiếng nói của giới chức quân đội cứng rắn trong nước có thể tăng thêm một chút."

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa phát biểu nói nước này mong Hoa Kỳ và Bắc Hàn "tiếp tục đối thoại và tôn trọng những quan ngại của nhau".

Trong một tin liên quan, truyền thông Hàn Quốc nói tàu hỏa màu xanh của ông Kim Jong-un hiện đang đậu tại Nam Ninh, Trung Quốc.

Có đồn đoán có thể ông Kim sẽ phải đi máy bay tới Trung Quốc, rồi mới dùng tàu hỏa quay về Bình Nhưỡng. Trong kịch bản này, có thể tàu hỏa Bắc Hàn sẽ chờ ở Bắc Kinh hay Quảng Châu.

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn còn ở lại Việt Nam, và sẽ mở đầu chuyến thăm chính thức hai ngày từ thứ Sáu 1/3.

Video liên quan

Chủ Đề