Ca sĩ mạnh thường sinh năm bao nhiêu là ai?

  • TTO - Mạnh Nguyên - người sở hữu giọng hát mùi mẫn, đầy cảm xúc và một phong cách riêng không lẫn với ai - đã giành quán quân 'Solo cùng bolero' vào tối 12-2.

  • TTO - Nghệ sĩ đường phố Mạnh Thường đã dừng chân tại tập 8 Tình bolero hoan ca - Nhạc theo yêu cầu vào tối 10-4. Trong khi đó, Vi Thảo và Yến Xuân bất ngờ vượt lên dẫn đầu đêm thi.

  • TTO - Dẫn đầu tập 6 với số điểm tuyệt đối là nam ca sĩ Đức Minh - người được mệnh danh là “vua phòng trà” qua ca khúc Thành phố buồn.

  • TTO - Sau những ồn ào giữa Thái Châu và Hà My trong tập 1, tập 2 của Tình bolero hoan ca tiếp tục tạo được sức hút với những tiết mục vô cùng trữ tình cùng nhiều câu chuyện nghề lấy nước mắt khán giả.

  • TTO - Bảy giọng ca quen thuộc ở các phòng trà: Đức Minh, Quang Minh, Ngân Quỳnh, Yến Xuân, Hà My, Vi Thảo, Mạnh Thường sẽ lần đầu xuất hiện trong một sân chơi "khoác áo" bolero.

[PL]- Nghệ sĩ đường phố chuyên trị dòng nhạc bolero Mạnh Thường đã có một năm nhiều biến động trong cuộc đời.

Năm 2017 có lẽ là một năm ghi dấu ấn nhất trong cuộc đời nghệ sĩ Mạnh Thường. Bởi ông được góp mặt trong danh sách 30 quái kiệt Sài Gòn; tham gia chương trình Tình bolero hoan ca khi lọt vào “mắt xanh” nhà sản xuất chương trình trong một lần ông đang kéo loa hát giữa phố Sài Gòn.

Lớn lên cùng bolero trong con hẻm

Bolero đã thấm vào máu Mạnh Thường từ ngày bé. Ông sinh ra trong gia đình nghèo, 10 năm đầu đời sống trong những con hẻm của người nghèo ở Sài Gòn. Quanh xóm lúc nào cũng vẳng tiếng nhạc bolero. Bolero cũng dịu dàng, nhẹ nhàng đưa ông vào giấc ngủ hằng đêm.

Gia đình nghèo không trụ lại nổi ở Sài Gòn, những năm đầu sau 1975 cả nhà ông trôi dạt về Bạc Liêu tham gia kinh tế mới. Năm 19 tuổi, Mạnh Thường lập gia đình với một cô gái 17 tuổi gần nhà. Hai vợ chồng dẫu hoàn cảnh đúng như câu hát bolero của nhạc sĩ Vinh Sử “hai bàn tay trắng, nghèo xơ xác nghèo” nhưng vẫn luôn bên cạnh nhau dẫu khó khăn, cơm cháo bữa đực bữa cái.

Như bao cặp vợ chồng ở quê, càng nghèo con lại càng đông, gánh nặng gia đình càng nặng thêm với Mạnh Thường khi hai vợ chồng có với nhau tận chín người con. Một mình ông phải làm đủ nghề để tìm miếng cơm manh áo qua ngày cho cả gia đình. “Đó là những ngày khó khăn nhất, ai kêu làm gì tôi cũng làm, từ giúp việc nhà, phụ bán hàng… Làm ngày làm đêm nhưng kiểu gì cũng không đủ sống” - Mạnh Thường kể.

Bức bí quá, ông khăn gói lên Sài Gòn. Ông ra đi với tâm trạng như bao người ở miền quê: “lên Sài Gòn kiếm tiền”, “vô Sài Gòn kiếm ăn”… Và Sài Gòn - miền đất hứa đã dang tay dung nạp Mạnh Thường. Nghề đầu tiên của ông tại Sài Gòn là một xe bán trái cây, kế đến là sửa xe… Sau khi nghề sửa xe ế ẩm vì không đủ tiền đầu tư thiết bị mới, người con trai út đã gợi ý Mạnh Thường đi hát dạo bán kẹo kéo.

15 năm ròng rã kéo loa hát dạo

Từ năm 2002, trên nhiều đường phố Sài Gòn người ta thấy hình ảnh một người đàn ông bán kẹo kéo ăn mặc chỉn chu với quần Tây, áo sơ mi, mang giày. Cứ tầm 18 giờ mỗi ngày, ông lại kéo dàn loa cùng xe kẹo kéo đến ba, bốn quán nhậu, cà phê. Hát rõ lời, chất giọng đặc biệt ấm áp nhưng sắc, Mạnh Thường đã gây được chú ý khắp những nẻo đường ông dừng xe. Mỗi khi xe kẹo kéo của Mạnh Thường đến, chủ những quán quen tự động vặn nhạc nhỏ lại. Và khi Mạnh Thường thả lòng với câu hát thì cũng là lúc khách dừng tiếng “dzô, dzô” để nghe tâm tình của người nghệ sĩ với nước da sạm đen vì sương gió.

Mục tiêu của cả hai vợ chồng suốt cuộc đời là nuôi chín người con lớn khôn, mạnh khoẻ và được học hành đầy đủ. Nghiệp hát ca ngoài phố của Mạnh Thường cũng chỉ vì mục tiêu đó trước, sau đến mới là thỏa sức cho đam mê của mình. Thế nhưng bốn người con đầu biết đọc, biết viết đều nhờ cha dạy. Cả gia đình chỉ có người con út học đến lớp bốn. Không được đến trường lớp nhưng với trường đời thì các con của Mạnh Thường lại không làm gì để cha mẹ phiền lụy. Cả chín người con của ông bây giờ đều có cuộc sống tự lập với gia đình riêng.

Đã hết thời “gót mòn đại lộ buồn”

Từ năm 2002 đến năm 2017, suốt 15 năm, người đàn ông gần 60 tuổi này vẫn còn kéo loa ra phố bán kẹo kéo và hát những bản nhạc bolero. Và năm 2017 là năm đánh dấu một trang mới trong cuộc đời nghệ sĩ đường phố Mạnh Thường. Đầu tiên, như đã nói ở trên, ông lọt vào danh sách 30 quái kiệt Sài Gòn do báo Tuổi Trẻ bình chọn. Chưa hết, trong một lần bắt gặp ông hát bolero ở quán nhậu, nhà sản xuất chương trình Tình bolero hoan ca đã mời ông tham gia chương trình. Dẫu không là quán quân, á quân… của Tình bolero hoan ca nhưng hình ảnh của Mạnh Thường đã để lại dấu ấn riêng trong lòng khán giả.

Sau Tình bolero hoan ca, Mạnh Thường được biết đến nhiều hơn. “Bây giờ tôi không đi hát rong nữa, mà tôi đi…sô. Giờ người ta gọi điện thoại đặt trước lịch, cứ mỗi tuần hát được năm đêm ở đám tiệc, sinh nhật, nhà hàng... Tuần nào cũng đều năm đêm, không cần phải hát ngoài phố nữa” - nghệ sĩ Mạnh Thường chia sẻ.

Dù cuộc sống có đỡ dãi dầu mưa nắng hơn nhưng hai vợ chồng vẫn sống trong căn phòng trọ nhỏ ở Gò Vấp. Và Mạnh Thường vẫn chờ gom góp đủ tiền để mở một kênh YouTube mình thích, hát những bản nhạc bolero do chính mình sáng tác. Nghệ sĩ đường phố đã không còn xuống đường để hát câu hát buồn “Tuổi đời chân đơn côi, gót mòn đại lộ buồn, đèn đêm bóng mờ nhạt nhòa” [ca khúc Giã từ của Tô Thanh Tùng]. Tạm biệt hình ảnh một Mạnh Thường trên phố, khán giả mong chờ tái ngộ ông ở những sân khấu lớn hơn.

Ước mơ hát ca khúc chính mình sáng tác

Tôi thích bolero từ nhỏ, rồi khi đi hát lại càng thích thêm. Tôi chưa biết đàn nhưng viết được lời ba, bốn bài hát rồi, có giai điệu cho bài hát luôn, khi nào đủ tiền tôi sẽ đi nhờ nhạc sĩ phối lại theo giọng mình. Sướng nhứt vẫn là được làm một MV hát nhạc bolero mình sáng tác.

Mấy bài hát của tôi chưa đến với khán giả, còn bà xã với các con trong nhà nghe hết rồi. Khán giả đầu tiên của mình chính là gia đình.

Nghệ sĩ Mạnh Thường

QUỲNH TRANG

Sở hữu giọng ca trữ tình trời phú nhưng cuộc sống của nghệ sĩ đường phố Mạnh Thường không may mắn. Một mình anh vất vả, làm đủ mọi nghề kiếm sống để nuôi chín người con.

Nghệ sĩ Mạnh Thường chia sẻ về cuộc sống khó khăn Nghệ sĩ Mạnh Thường kể cuộc sống của anh thường bắt đầu từ 18h giờ cho tới khuya. Vì đây là nghề tự do nên thu nhập vô chừng, không ổn định.

Chương trình Tình Bolero Hoan ca gây ấn tượng khi có sự tham gia của bảy giọng ca vàng. Nếu Hà My và Ngân Quỳnh là con nhà nòi, Đức Minh cùng Quang Minh được đào tạo bài bản, học nhạc từ nhỏ... thì Mạnh Thường lần đầu được đặt chân lên sân khấu lớn.

Hàng ngày, sân khấu của ông chính là quán cà phê, quán nhậu trên đường phố. Do đó, người nghệ sĩ đường phố còn lộ rõ vẻ thô mộc, lúng túng. Nhưng chất giọng trữ tình, cách phát âm tròn vành rõ chữ của ông thì không thua kém ca sĩ chuyên nghiệp.

Giám khảo Tuyết Loan từng thốt lên: "Phần đông ca sĩ trẻ bây giờ có cách hát nhả chữ rất buông thả, không nghe rõ, khiến người nghe không cảm nhận được lời nhưng Mạnh Thường hát từng chữ rõ như thầy giáo đọc chính tả".

Có lẽ cũng bởi giọng hát trời phú ấy, ông được báo Tuổi trẻ vinh danh là "quái kiệt Bolero Sài Gòn".

Làm thuê, ở đợ, bán trái cây nuôi con 

Phóng viên Zing.vn tìm đến nhà Mạnh Thường vào một buổi chiều tại Gò Vấp. Đó là một căn phòng trọ có diện tích vỏn vẹn hơn 10m2. Khi đó, ông và vợ đang trò chuyện. Tổ ấm của người nghệ sĩ đường phố tuềnh toàng nhưng được sắp xếp gọn gàng.

Nghệ sĩ Mạnh Thường hiện xếp thứ hai trong chương trình Tình Bolero Hoan ca. 

Gương mặt sạm đen, những nếp nhăn sâu hằn lên sự khắc khổ, nam nghệ sĩ tâm sự: “Bây giờ con cái trưởng thành, so với trước đây tôi đã đỡ cực hơn nhiều. Ở tuổi này, được đứng trên sân khấu là điều hạnh phúc mà nằm mơ tôi cũng không thấy”.

Mạnh Thường kể cuộc đời ông là chuỗi ngày cơ cực làm việc, kiếm tiền nuôi vợ con. Sinh ra trong gia đình nghèo ở Sài Gòn, phải lang bạc xuống Bạc Liêu làm kinh tế mới nên ông không có mơ ước gì cao sang ngoài việc có đủ cơm ăn ba bữa. Năm 19 tuổi, ông kết hôn với cô gái 17 tuổi gần nhà. Hai vợ chồng trẻ tuổi bắt đầu cuộc sống bằng hai bàn tay trắng.

Lúc này gánh nặng với Mạnh Thường không chỉ là có cơm nuôi sống bản thân mà còn nuôi cả vợ con. Khi con đầu lòng chào đời, ông nhập ngũ nhưng đêm đêm phải trốn trại, về nhà giăng lưới, thả câu kiếm cá cho vợ. Nhờ tiếng hát đi vào lòng người và tính cách hiền lành, Mạnh Thường được cấp trên và đồng đội thương, không phạt chuyện trốn trại về nhà.

Những năm sau đó, gánh nặng gia đình làm đôi vai của nghệ sĩ đường phố oằn nặng thêm bởi sự ra đời của chín người con. Một mình ông phải bươn trải, làm đủ mọi nghề kiếm sống, kể cả làm thuê, ở đợ. Cuộc sống của ông khi ấy là rày đây mai đó.

Làm thuê bán mặt cho đất bán lưng cho trời vẫn không đủ sống, Mạnh Thường khăn gói lên Sài Gòn. Ông tồn tại ở đất phồn hoa đô thị và có tiền nuôi vợ con bằng xe bán trái cây. Ngày nắng cũng như ngày mưa, Mạnh Thường đều dắt xe đi 10 km. “Ngày ngày phơi nắng ngoài đường nhưng trời thương cho tôi sức khỏe tốt. Khi cảm cúm chỉ uống vài lần thuốc là khỏi”, ông kể.

Nhìn lại 40 năm qua, nghệ sĩ đường phố trầm ngâm: “Nuôi được các con khôn lớn đói với tôi là kỳ tích. Bao năm qua cuộc sống của tôi là tay làm hàm nhai, tôi quên bản thân mình, bỏ quên cả niềm đam mê ca hát”.

Mục đích cao nhất là đủ cơm nuôi vợ và chín người con nên Mạnh Thường không thể cho các con học hành đầy đủ. Bốn người con đầu của ông không được đến lớp mà biết đọc, biết viết nhờ ba dạy.

Vợ chồng nghệ sĩ Mạnh Thường trong căn phòng trọ nhỏ.

Người con út được học cao nhất là lớp bốn. Ông buồn bã nói: “Các con nếu đến trường cũng không thích thú vì mặc cảm gia cảnh nghèo khó. Tôi buồn lắm nhưng cũng không biết sao thay đổi hoàn cảnh”.

Tuy nhiên, hiểu thấu những khó khăn gian khổ cha trải qua, chín người con của nam nghệ sĩ đều cảm thông và thương cha mẹ hơn trách móc. Hiện, cả chín người đều có gia đình riêng và tự lập cuộc sống. Nghệ sĩ Mạnh thường đã phần nào vơi bớt gánh nặng ở tuổi 58.

Nghiêm chỉnh, đàng hoàng khi đi hát dạo

Nghề hát rong đến với Mạnh Thường đơn giản cũng vì mưu cầu cuộc sống khi sức khỏe ngày một yếu. Khi ông không còn đủ sức đi 10 km mỗi ngày bán trái cây, tiệm sửa xe ế ẩm vì không có máy móc mới, con trai út gợi ý cha đi hát dạo, bán kẹo.

Đầu tư dàn loa và micro 4 triệu đồng, ông bắt đầu hành nghề ca hát vào năm 2002. Khác với nhiều người hát dạo khác, Mạnh Thường không cần bi kịch hóa hoàn cảnh của mình bằng vẻ ngoài nghèo khổ nhằm lấy lòng thương từ khán giả.

Đi hát, ông mặc sơ mi trắng, quần tây, mang giày chỉn chu. Nam nghệ sĩ giải thích: “Đứng hát trước khán giả thì phải gọn gàng. Nhiều người còn quay phim nên mình không thể lè phè được”.

Được khán giả yêu thương, ủng hộ nhưng Mạnh Thường có quy tắc riêng của mình. "Tôi không mời khách mua kẹo. Ai muốn mua ủng hộ, tôi mới mang đồ tới. Nếu khách phản ứng, tôi sẽ tắt nhạc ngay, xin cáo lỗi và đi nơi khác", ông nhấn mạnh.

Một mình Mạnh Thường nuôi chín người con khôn lớn.

Mỗi tối, Mạnh Thường tới hát tại ba, bốn quán nhậu và quán cà phê. Điều đặc biệt, các chủ quán nơi ông tới đều ủng hộ và chào đón người nghệ sĩ đường phố bằng cách tắt nhạc. Thậm chí, khi ông chuyển tới quán khác, họ còn lưu luyến.

Hát ngoài đường với đủ mọi âm thanh xô bồ nhưng điều đó không ảnh hưởng đến Mạnh Thường. Nhạc vang lên, ông chỉ nghĩ đến bài hát và thả mình trong từng câu ca. Niềm vui của người nghệ sĩ đường phố khi ấy là lời đề nghị hát thêm, ủng hộ mua gói kẹo hoặc mời cùng uống ly bia.

Thỉnh thoảng, những người khách quen còn mời ông tới hát trong tiệc sinh nhật, tân gia với cát-xê hậu hĩnh hơn từ 500.000 -1 triệu đồng. "Tôi mang nợ khán giả rất nhiều. Nợ này là nợ ân tình, không biết sao trả được. Tôi mong ước lúc nào đó được đứng trên truyền hình cảm ơn khán giả đã ủng hộ tôi nhiều năm qua", ông nói.

Bên cạnh những tình cảm yêu thương, nam nghệ sĩ cũng nếm trải không ít ngậm ngùi. Đó là sự phản ứng của khách khi cho rằng sự xuất hiện của ông gây ồn ào, khiến họ khó chịu. Ông kể lúc đó lòng mình se lại, sự tự ái trỗi dậy, tắt nhạc và đi chỗ khác ngay.

Cũng nhờ hát trên đường phố, Mạnh Thường được mời tham gia chương trình Tình Bolero Hoan ca. Đạo diễn Vũ Thành Vinh trong một ngồi quán cà phê tình cờ nghe tiếng hát Mạnh Thường đã lập tức bị thu hút.

Ban đầu đạo diễn còn tưởng tiếng hát ấy từ một đĩa nhạc. Nhưng bước ra khỏi quán anh mới bất ngờ nhận ra tiếng hát cảm xúc từ một người hát rong ở quán cà phê bên cạnh.

Mạnh Thường chia sẻ: “Được đứng hát trên sân khấu lớn là niềm mơ ước lớn của tôi từ lâu vì thế nhận được lời mời, tôi tham gia ngay. Về già mới được nổi tiếng đúng là hoa nở cuối mùa”.

Video liên quan

Chủ Đề