Các bệnh lây nhiễm trẻ nhỏ qua đường tiêu hóa năm 2024

Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa phát triển toàn diện, vì vậy rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Có những bệnh rất nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tương lại phát triển và tính mạng của trẻ. Bố mẹ cần nắm vững để chủ động trong phòng ngừa cũng như có những phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời để đảm bảo cho con được phát triển khỏe mạnh.

Các bệnh lây nhiễm trẻ nhỏ qua đường tiêu hóa năm 2024

Tiêm phòng là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ

1. Bệnh lao: Là loại bệnh lây truyền qua đường hô hấp trẻ nhỏ có thể mắc lao kê, lao màng não rất nguy hiểm. Phòng bằng cách tiêm vắc xin BCG cho trẻ trong 1 tháng tuổi sau sinh sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh; tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao; giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng; giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ…

2. Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib:

- Bệnh Bạch hầu do vi khuẩn bạch hầu gây ra. xâm nhập qua đường mũi, miệng, phát triển ở niêm mạc đường hô hấp trên, tiết ra ngoại độc tố, vào máu và phát tán đến các cơ quan, chính là tác nhân gây bệnh. Ngoại độc tố bạch hầu gây hủy hoại mô tại chỗ, hoặc tác động xa lên cơ tim, thần kinh ngoại biên và thận.

- Bệnh Ho gà lây qua đường hô hấp gây ho thành cơn, nôn, kiệt sức với biến chứng viêm phổi gây tử vong.

- Bệnh Uốn ván là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở gây co cứng, co giật, ngạt và tử vong.

- Bệnh viên gan B: Đây là loại bệnh có thể di truyền từ mẹ sang con và bệnh thường dẫn đến các biến chứng như xơ gan, ung thư gan.

- Bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do HIB: Là bệnh do vi khuẩn heamophilus typ B gây ra thường gặp ở trẻ nhỏ, lây qua đường hô hấp để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần và tỉ lệ tử vong cao.

Đề phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B và Viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib bằng cách tiêm phòng loại Vắc xin phối hợp 5 trong 1 (ComBe Five do Ấn Độ sản xuất) 3 liều lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi, nhắc lại sau 1 năm.

3. Bệnh bại liệt: Lây qua đường tiêu hóa với các biểu hiện như: liệt chi, liệt cơ hô hấp gây tử vong. Uống/tiêm vắc xin IPV 3 liều khi trẻ 2, 3, 4 tháng. Nhắc lại sau 1 năm.

4. Bệnh Sởi - Rubella: Bệnh Sởi lây qua đường hô hấp gây giảm miễn dịch với các biến chứng: viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và nặng có thể tử vong; Bệnh Rubella thường biến chứng nhẹ hơn. 2 Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm 2 liều vắc xin sởi-rubella: mũi 1 khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi 2 sau 6 tháng hoặc 4 năm.

5. Bệnh Viêm não Nhật Bản: Do muỗi truyền, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Với biểu hiện viêm não, viêm màng não. Bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến tử vong. Đây là bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên phải phòng bằng cách tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản khi trẻ đủ 12 tháng tuổi

6. Bệnh thủy đậu: Lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua mụn nước trên da, truyền từ mẹ sang con. Biến chứng như bội nhiễm nốt rạ để lại sẹo vĩnh viễn, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm não, gan, phổi. Phòng ngừa thủy đậu bằng cách tiêm vắc xin khi trẻ đủ 12 tháng.

7. Bệnh Viêm gan A: Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa và dẫn đến các biến chứng như xơ gan, ung thư gan. Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin. Mũi 1 khi trẻ được 12 tháng tuổi và mũi 2 tối thiểu sau mũi một 6 tháng tiêm.

8. Bệnh viêm phổi do phế cầu vi khuẩn: Là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính với biểu hiện: sốt rét run, khó thở, ho đờm. Dùng vắc xin khi trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên là cách phòng chống tốt nhất.

9. Bệnh tiêu chảy cấp do virus: Rota virus là nguyên nhân khiến cho khoảng 60% trẻ dưới 5 tuổi nhập viện vì viêm dạ dày ruột, tiêu chảy nặng với các biểu hiện của bệnh là sốt nôn và tiêu chảy mất nước. Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi cần được uống đầy đủ hai liều vắc xin phòng bệnh.

10. Bệnh cúm: Là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với triệu chứng: đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho đau họng và lây lan thành dịch. Phòng cúm cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin lúc 6 tháng tuổi và nhắc lại hàng năm.

11. Bệnh thương hàn: Lây qua đường tiêu hóa với các biểu hiện như sốt tăng dần, rối loạn tiêu hóa, gan to. Chảy máu ruột và thủng ruột là biến chứng thường gặp và có thể dẫn đến tử vong. Dùng vắc xin là biện pháp phòng ngừa chủ động.

12. Bệnh quai bị: Đây là loại bệnh phổ biến lây qua đường hô hấp với các biểu hiện như sưng tuyến nước bọt phía dưới và trước tai gây ra các biến chứng viêm tinh hoàn/buồng trứng dẫn đến vô sinh, viêm não, viêm vàng não, điếc,…Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên tiêm phòng vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh./.

Các bệnh lây qua đường tiêu hóa là gì?

Các bệnh lây qua đường tiêu hóa thường hay gặp là: tiêu chảy cấp, một số bệnh giun sán, bệnh tay chân miệng, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A… Nguyên nhân gây các bệnh lây qua đường tiêu hóa là do ăn, uống những thực phẩm nhiễm các vi sinh vật có hại hay còn gọi là mầm bệnh.

Tại sao trẻ em hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa?

Do cấu tạo ruột Ruột của trẻ em dài hơn người lớn. Độ dài ruột của trẻ sơ sinh gấp 7-8 lần chiều dài cơ thể, người trưởng thành là 4-5 lần. Diện tích ống tiêu hóa của trẻ tương đối lớn, thành ruột rất mỏng, mạch máu nhỏ dưới niêm mạc nhiều, thẩm thấu cao, nên tỉ lệ hấp thu cao.

Những bệnh gì lây qua đường máu?

Một số bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu bao gồm các trường hợp bịnhiễm virus, nhiễm vi khuẩn và nhiễm ký sinh trùng. Nhiễm virus do truyền máu thường gặp là virus viêm gan, HIV-1, HIV-2; HTLV-1, HTLV-2 và các loại virus khác. * Virus viêm gan có thể bị nhiễm sau khi truyền bất kỳ một chế phẩm nào của máu.

Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là gì?

Do hệ tiêu hóa còn non nớt nên trẻ em thường dễ bị các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có 5 vấn đề tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ nhỏ bao gồm: Đau bụng, Trào ngược dạ dày- thực quản; Không dung nạp Lactose; Tiêu chảy, Táo bón.